Quyết định 1176/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Chương trình bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1176/QĐ-TTg
Ngày ban hành 12/09/2019
Ngày có hiệu lực 12/09/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Trịnh Đình Dũng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1176/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH BẢO TỒN CÁC LOÀI RÙA NGUY CẤP CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 160/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chương trình bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM

1. Bảo tồn các loài rùa nguy cấp góp phần bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam.

2. Bảo tồn các loài rùa nguy cấp là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cơ quan quản lý, mọi tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.

3. Đẩy mạnh xã hội hóa và tăng cường hp tác quốc tế trong bảo tồn các loài rùa nguy cấp.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Các quần thể rùa nguy cấp của Việt Nam và môi trường sống của chúng được bảo vệ và phát triển bền vng, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học của Vit Nam.

2. Mục tiêu cụ thể

Các mục tiêu cụ thể đối với công tác bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 bao gồm:

a) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được hoàn thiện tạo cơ sở pháp lý cho công tác bảo tồn các loài rùa nguy cấp;

b) Tăng cường các hoạt động điều tra, đánh giá, nghiên cứu về các loài rùa nguy cấp, đặc biệt đối với các loài rùa nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

c) Xây dựng mô hình, thiết lập, quản lý hiệu quả các khu vực bảo vệ; công tác cứu hộ; nhân nuôi bảo tồn các loài rùa nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được thực hiện hiệu quả;

d) Tăng cường hiệu quả công tác quản lý và thực thi pháp luật về bảo tồn các loài rùa nguy cấp;

đ) Nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo tồn các loài rùa nguy cấp.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ:

a) Rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật, hướng dẫn kỹ thuật về bảo tồn các loài rùa nguy cấp

- Rà soát và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác bảo tồn các loài rùa nguy cấp, đặc biệt là các loài rùa thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

- Hoàn thiện các văn bản pháp luật về quản lý các trang trại nuôi động vật hoang dã vì mục đích thương mại ở Việt Nam và thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, kiểm soát các trang trại này;

[...]