Quyết định 1168/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án "Đảm bảo an ninh, trật tự trên biển, đảo tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2018-2021 và những năm tiếp theo"
Số hiệu | 1168/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 18/05/2018 |
Ngày có hiệu lực | 18/05/2018 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Kiên Giang |
Người ký | Phạm Vũ Hồng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1168/QĐ-UBND |
Kiên Giang, ngày 18 tháng 05 năm 2018 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật Biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;
Căn cứ Nghị định số 32/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 30/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định số 130/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 30/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ về huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản; Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản và tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong thời gian tới;
Căn cứ Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định;
Căn cứ Chỉ thị số 2937/CT-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh, triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại tỉnh Kiên Giang;
Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TU ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong khai thác và nuôi trồng thủy sản trên vùng biển Kiên Giang; Thông báo số 1201-TB/TU ngày 18 tháng 4 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Đề án "Đảm bảo an ninh, trật tự trên biển, đảo tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2018-2021 và những năm tiếp theo";
Xét đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tại Tờ trình số 245/TTr-BCH ngày 02 tháng 5 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án "Đảm bảo an ninh, trật tự trên biển, đảo tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2018-2021 và những năm tiếp theo".
Điều 2. Giao Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án; thường xuyên tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ để theo dõi chỉ đạo.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
CHỦ TỊCH |
“ĐẢM BẢO AN NINH, TRẬT TỰ TRÊN BIỂN, ĐẢO CỦA TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN
2018-2021 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1168/QĐ-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2018 của Chủ tịch
UBND tỉnh)
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1168/QĐ-UBND |
Kiên Giang, ngày 18 tháng 05 năm 2018 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật Biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;
Căn cứ Nghị định số 32/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 30/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định số 130/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 30/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ về huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản; Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản và tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong thời gian tới;
Căn cứ Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định;
Căn cứ Chỉ thị số 2937/CT-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh, triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại tỉnh Kiên Giang;
Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TU ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong khai thác và nuôi trồng thủy sản trên vùng biển Kiên Giang; Thông báo số 1201-TB/TU ngày 18 tháng 4 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Đề án "Đảm bảo an ninh, trật tự trên biển, đảo tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2018-2021 và những năm tiếp theo";
Xét đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tại Tờ trình số 245/TTr-BCH ngày 02 tháng 5 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án "Đảm bảo an ninh, trật tự trên biển, đảo tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2018-2021 và những năm tiếp theo".
Điều 2. Giao Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án; thường xuyên tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ để theo dõi chỉ đạo.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
CHỦ TỊCH |
“ĐẢM BẢO AN NINH, TRẬT TỰ TRÊN BIỂN, ĐẢO CỦA TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN
2018-2021 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1168/QĐ-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2018 của Chủ tịch
UBND tỉnh)
THỰC TRẠNG, SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Tình hình chung vùng biển, đảo Kiên Giang:
Vùng biển, hải đảo ven biển của tỉnh Kiên Giang có vị trí chiến lược về an ninh - quốc phòng, là ngư trường quan trọng trong cả nước, có tiềm năng phong phú, đa dạng và nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, du lịch sinh thái chất lượng cao; đường hàng hải quốc tế và cảng hàng không nối liền các khu vực, đồng thời là cửa ngõ giao lưu kinh tế với các nước trong khối ASEAN và quốc tế. Vùng biển rộng hơn 63.290km2 giáp với biển của các nước Campuchia, Thái Lan và Malaysia; có vùng nước lịch sử chung với Campuchia khoảng 8.800km2, bờ biển dài trên 200km, biên giới bộ dài khoảng 56,8 km; có 05 quần đảo với hơn 143 hòn đảo lớn, nhỏ, trong đó có 43 đảo có dân sinh sống, đảo lớn nhất là đảo Phú Quốc với diện tích 567km2, đảo xa nhất là đảo Thổ Châu, cách thành phố Rạch Giá hơn 200km; có 50 xã, phường, thị trấn thuộc 09 huyện, thị xã, thành phố có bờ biển và hải đảo, với diện tích hơn 2.247 km2. Bờ biển có gần 100 cửa sông lớn, nhỏ đổ ra biển, trong đó có 09 cửa sông lớn đổ ra biển và bến thủy nội địa là cầu nối trao đổi hàng hóa, tham quan du lịch giữa đất liền với các đảo. Nghề nghiệp chủ yếu là khai thác hải sản, du lịch, nông, lâm nghiệp..., đặc biệt là có tài nguyên phong phú, nhiều tiềm năng như: Đất đai, đồi núi, khoáng sản, rừng nguyên sinh và nhiều loài động vật quý hiếm. Toàn tỉnh hiện có khoảng hơn 10.500 phương tiện hoạt động trên biển, trong đó có trên 300 phương tiện làm dịch vụ hậu cần nghề cá và khoảng 2.463 phương tiện hoạt động đánh bắt xa bờ. Những năm gần đây, số lượng nhà đầu tư trong và ngoài nước đến làm ăn kinh tế, tham quan du lịch tại khu vực ven biển, đảo, đặc biệt là huyện đảo Phú Quốc ngày càng tăng, đã tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự trên biển, đảo của tỉnh.
2. Tình hình chủ quyền và an ninh, trật tự trên biển:
a) Tình hình tàu thuyền nước ngoài vi phạm vùng biển Kiên Giang:
- Trong những năm gần đây, vấn đề chủ quyền biển, đảo luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, tác động trực tiếp đến quốc phòng và an ninh của tỉnh. Các nước lân cận thường thăm dò tài nguyên, khoáng sản ở các khu vực chồng lấn, giáp ranh; đã phát hiện trường hợp đi vào vùng biển nước ta để thăm dò (vụ việc xảy ra ngày 31/5/2017, phát hiện 06 tàu nước ngoài đi vào vùng biển nước ta để thăm dò khai thác dầu khí). Vùng biển Tây Nam tiếp giáp với các nước trong khu vực như: Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Indonesia là nơi chưa phân định biên giới trên biển rõ ràng (với Campuchia), còn chồng lấn (với Thái Lan, Malaysia, Indonesia), do đó thường xảy ra các hoạt động tranh chấp về khai thác tài nguyên, khoáng sản.
- Tình trạng các lực lượng chức năng các nước lân cận tổ chức bắt giữ, xử phạt chủ tàu cá của ngư dân ta khi khai thác gần vùng giáp ranh, vùng chồng lấn, vùng nước lịch sử còn xảy ra; tàu nước ngoài buôn lậu xăng dầu, hoạt động khai thác hải sản trái phép, trộm cắp ngư lưới cụ trong vùng biển của tỉnh còn tiếp diễn. Cụ thể: Năm 2012 xảy ra 11 vụ/59 xuồng/197 ngư dân ta bị bắt xử phạt; năm 2013 xảy ra 11 vụ/51 xuồng/159 thủy thủ Campuchia vi phạm vùng nước nội thủy; năm 2014 xảy ra 28 vụ/111 phương tiện/308 người vi phạm vùng biển Việt Nam (vùng nước lịch sử 22 vụ, nội thủy 06 vụ/34 phương tiện); năm 2015 xảy ra 16 vụ/84 phương tiện/320 ngư dân Campuchia vi phạm vùng biển; năm 2016 xua đuổi 07 lượt/58 phương tiện/215 ngư dân Campuchia khai thác hải sản trong vùng nước nội thủy của ta; 6 tháng đầu năm 2017 xua đuổi 03 lượt/12 phương tiện/15 ngư dân Campuchia khai thác hải sản trong nội thủy Việt Nam.
b) Tình hình tàu, thuyền Kiên Giang vi phạm vùng biển nước ngoài:
Các đơn vị Đồn, Trạm, Hải đội 2 Biên phòng đã chủ động phối hợp với các lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Công an, Quân sự, Kiểm ngư,... tham mưu UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển, đảo triển khai thực hiện Chỉ thị số 698/CT-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2010 và Công điện số 1329/CĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2012, Công điện số 732/CĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ; Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam - Indonesia, Hiệp định phân định ranh giới trên biển Việt Nam - Thái Lan, vùng chồng lấn giữa Việt Nam - Malaysia, vùng chồng lấn giữa Việt Nam - Thái Lan - Malaysia,... Tuy nhiên, tình hình tàu cá và ngư dân ta khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý vẫn thường xuyên xảy ra, số lượng tàu đi khai thác ở vùng biển nước ngoài thường là của ngư dân tập trung ở thành phố Rạch Giá. Cụ thể tàu, thuyền của ngư dân ta bị bắt giữ, xử lý qua các năm như sau: Năm 2012 có 33 vụ/66 tàu cá; năm 2013 có 22 vụ/48 tàu cá/169 ngư dân; năm 2014 có 66 vụ/110 tàu; năm 2015 có 56 vụ/112 tàu; năm 2016 có 66 vụ/137 tàu, 6 tháng đầu năm 2017 xảy ra 64 vụ/117 tàu. Từ đầu năm 2015 đến nay tình hình tàu cá và ngư dân vi phạm có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, đặc biệt có vụ việc bị các lực lượng nước ngoài xua đuổi, gây thương tích và bắn gây chết người, số lượng tàu đi khai thác ở vùng biển nước ngoài thường tập trung ở thành phố Rạch Giá, các huyện Phú Quốc và Kiên Lương,... đã gây thiệt hại lớn về tài sản và ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của ngư dân, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.
c) Tình hình trật tự, an toàn xã hội trên biển:
- Tình hình tranh chấp ngư trường đánh bắt hải sản có từng thời điểm diễn ra căng thẳng giữa ngư dân ta với ngư dân ta, giữa ngư dân ta với ngư dân Campuchia, đặc biệt có trường hợp chống người thi hành công vụ (02 vụ, khởi tố 05 đối tượng), xô xát gây thương tích, thương vong cho ngư dân, thiệt hại nhiều tài sản, cụ thể như sau: Năm 2012 xảy ra 08 vụ/19 phương tiện; năm 2013 xảy ra 11 vụ/23 phương tiện; năm 2014 xảy ra 13 vụ/25 phương tiện; năm 2015 xảy ra 32 vụ/66 phương tiện, các bên tự thỏa thuận bồi thường trên 200 triệu đồng, làm chết 01 ngư dân Campuchia, bị thương 02 ngư dân Việt Nam; năm 2016 xảy ra 21 vụ và hàng trăm phương tiện, chủ yếu giữa các phương tiện hành nghề lưới ghẹ, lú, bẫy mực với các phương tiện cào (cào đôi, cào chiếc, cào sò), với tính chất căng thẳng, phức tạp hơn so với các năm trước; đặc biệt là trường hợp chống người thi hành công vụ, số đối tượng trên đã bị khởi tố theo quy định của pháp luật; trong 6 tháng đầu năm 2017 xảy ra 05 vụ/hơn 150 phương tiện, làm chìm 01 phương tiện, làm bị thương 02 ngư dân Việt Nam.
- Tình hình an ninh trật tự vùng biển còn diễn biến phức tạp: Hoạt động khai thác hải sản không đúng quy định ở vùng ven bờ và vùng lộng chưa được ngăn chặn triệt để, vẫn còn trình trạng cào bờ, xiệp mé, cào sai tuyến, sai vùng,...; hoạt động vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách du lịch tự phát, đón, trả khách chưa đúng quy định. Hoạt động của các loại tội phạm như buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển, buôn bán ma túy, sử dụng vật liệu nổ vẫn còn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp, cụ thể: Năm 2012 bắt buôn lậu 17 vụ/24 đối tượng, năm 2013 bắt buôn lậu 39 vụ/27 đối tượng; mua bán, vận chuyển trái phép vật liệu nổ 01 vụ/01 đối tượng; vi phạm các quy định về lĩnh vực khai thác thủy sản, trật tự, an toàn xã hội 303 vụ/680 đối tượng, năm 2014 bắt buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa 29 vụ/23 đối tượng, năm 2015 khởi tố 01 vụ/03 đối tượng tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép vật liệu nổ, tang vật thu giữ 6kg thuốc nổ TNT, 10m dây cháy chậm và 100 kíp nổ; khởi tố 02 vụ/06 đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, tang vật thu giữ 24.500 gói thuốc lá ngoại; phát hiện bắt giữ 45 vụ/14 đối tượng (32 vụ vô chủ), tang vật tịch thu 48.386 gói thuốc lá ngoại, 2.2m3 gỗ, năm 2016 bắt 19 vụ/27 phương tiện (Việt Nam 20 tàu, Campuchia 02 tàu, Thái Lan 05 tàu) vận chuyển hàng hóa trái phép, 6 tháng đầu năm 2017 bắt 04 vụ/11 tàu (Việt Nam 08 tàu, Thái Lan 03 tàu).
- Tình trạng sử dụng xung kích điện, chất nổ khai thác hải sản vẫn còn xảy ra, nguyên nhân do ngư dân chưa chuyển đổi nghề khai thác gần bờ sang khai thác xa bờ, nuôi trồng hải sản; chưa có sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các lực lượng chức năng, các ngành, các cấp.
d) Tình hình tai nạn, thiên tai trên biển:
Những năm qua, việc phát triển kinh tế biển có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là du lịch biển, đảo đã và đang triển khai thực hiện nhiều dự án lớn; các cảng cá, bến neo đậu tàu thuyền được đầu tư xây dựng, do đó lưu lượng tàu vận tải, tàu cá hoạt động trên biển của tỉnh ngày càng tăng. Bên cạnh đó được sự hỗ trợ của Chính phủ, nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư đóng mới hoặc cải hoán tàu cũ công suất nhỏ thành tàu có công suất lớn chịu được sóng cấp 5-6; tuy nhiên vẫn còn nhiều phương tiện đánh bắt hải sản của ngư dân quá cũ, chất lượng kém, công suất nhỏ, khi gặp sóng to, gió lớn thường xảy ra tai nạn; mặt khác do nhận thức của ngư dân còn chủ quan khi hoạt động trên biển, không chấp hành đúng quy định về bảo đảm an toàn, vì lợi nhuận kinh tế hoặc dựa vào kinh nghiệm dân gian dẫn đến tai nạn đáng tiếc, số vụ tai nạn, thiên tai gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, cụ thể qua từng năm như sau: Năm 2012 xảy ra 81 vụ/143 phương tiện/20 bè cá/221 người; năm 2013 xảy ra 102 vụ/207 người/90 phương tiện; năm 2014 xảy ra 105 vụ/187 người/83 phương tiện; năm 2015 xảy ra 75 vụ/71 phương tiện/97 người; năm 2016 xảy ra 44 vụ/28 phương tiện/121 người; 6 tháng đầu năm 2017 xảy ra 11 vụ/11 phương tiện/40 người.
3. Tình hình hoạt động tàu, thuyền trên biển:
- Kiên Giang có hơn 10.500 phương tiện hoạt động khai thác hải sản và nhiều phương tiện khai thác của ngư dân các tỉnh lân cận hoạt động trên vùng biển Kiên Giang. Với trên 20 loại nghề khác nhau và được tập trung vào 4 nhóm nghề chính: Nghề lưới kéo, nghề lưới rê, nghề lưới vây và nghề câu; ngoài ra còn có các nghề khác như pha xúc cá cơm, bẫy mực,... Hoạt động khai thác chủ yếu tập trung vào nghề lưới kéo và nghề lưới rê, trong đó nghề lưới kéo chiếm khoảng 38% trên tổng số phương tiện khai thác. Trên địa bàn tỉnh, tàu lưới kéo tập trung chủ yếu ở thị xã Hà Tiên, thành phố Rạch Giá, các huyện Kiên Lương, Hòn Đất và Kiên Hải. Việc gia tăng cường lực khai thác lớn, dẫn đến nguồn lợi bị suy giảm, hiện nay ngư trường biển phía Tây Nam đã có dấu hiệu cạn kiệt do khai thác quá mức. Trong những năm gần đây, tuy số tàu cá có công suất nhỏ giảm, nhưng việc kiểm soát số lượng tàu cá vẫn còn nhiều hạn chế; lực lượng thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, quản lý hoạt động khai thác trên biển còn mỏng và chưa chặt chẽ, nên hiệu quả đạt được chưa cao; tình trạng ngư dân ta vi phạm các quy định về hoạt động khai thác thủy sản vẫn còn nhiều, đặc biệt là các trường hợp khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên biển.
- Kiên Giang là một trong những tỉnh có nghề khai thác hải sản khá phát triển. Tính đến cuối năm 2016, toàn tỉnh có 10.556 tàu cá với tổng công suất 2.367.630 mã lực; 298 tàu dịch vụ hậu cần với tổng công suất 97.778 mã lực, công suất bình quân 328 mã lực/chiếc.
4. Cơ sở hạ tầng cảng biển, cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão, bến thủy nội địa:
- Hiện tại tỉnh có 06 khu vực cảng biển, gồm: Hòn Chông, Bình Trị, Pháo Đài, An Thới - Dương Đông, Bãi Vòng - An Thới, Gành Dầu, trong đó có 01 cảng biển (Hòn Chông) đã hư hỏng, xuống cấp không hoạt động được, còn lại 05 cảng biển hoạt động tốt phục vụ cho nhu cầu phát triển vận tải của địa phương và nước ngoài.
- Các lực lượng chức năng của tỉnh đang tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 gồm 13 khu: Cửa sông Cái Lớn - Cái Bé (huyện Châu Thành); cửa sông Xẻo Nhàu (huyện An Minh); cửa Ba Hòn (huyện Kiên Lương); Mương Đào (thị xã Hà Tiên); Nam Du, Hòn Tre (huyện Kiên Hải); vịnh An Thới, Mũi Gành Dầu, Vũng Trâu Nằm, Cầu Sấu, cửa sông Dương Đông (huyện Phú Quốc); cửa sông Luỳnh Huỳnh (huyện Hòn Đất); cửa sông thành phố Rạch Giá.
- Ngoài ra tỉnh đang tiến hành rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá trên địa bàn tỉnh, sớm hoàn thiện đưa vào sử dụng kết hợp với các khu neo đậu tránh, trú bão bao gồm 23 cảng cá, bến cá:
+ Cảng cá: Tắc Cậu (huyện Châu Thành); An Thới, Dương Đông, Thổ Châu, Bãi Vòng (huyện Phú Quốc); Nam Du, Hòn Ngang (huyện Kiên Hải); Ba Hòn (huyện Kiên Lương); Lình Huỳnh (huyện Hòn Đất); Xẻo Nhàu (huyện An Minh).
+ Bến cá: Lại Sơn, Hòn Tre (huyện Kiên Hải); Mương Đào, Tiên Hải (thị xã Hà Tiên); Vũng Trâu Nằm, Gành Dầu, Cầu Sấu (huyện Phú Quốc); cửa sông An Hòa (thành phố Rạch Giá); Vàm Răng (huyện Hòn Đất); Kim Quy (huyện An Minh); Xẻo Rô (huyện An Biên); Bãi Giếng, Sông Chinh (huyện Kiên Lương).
- Các bến thủy nội địa như: Ba Hòn, Rạch Giá, Tắc Cậu, Hà Tiên, An Thới, Bình An, Hòn Heo, Hòn Tre, An Sơn, Xẻo Nhàu,... đang hoạt động hiệu quả phục vụ nhu cầu đi lại, tham quan cho khách du lịch các nơi đến địa phương.
5. Tình hình và khả năng thực hiện nhiệm vụ của các lực lượng:
- Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh: Là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh biển, đảo; trên tuyến biển, đảo có 14 Đồn Biên phòng và 01 Hải đội, quản lý 50 xã, phường, thị trấn biên giới biển với 63.290km2 mặt biển, trong đó: Hải đội 2 Biên phòng là lực lượng cơ động nòng cốt làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự và cứu hộ, cứu nạn trên biển. Tuy nhiên, trước những diễn biến của tình hình an ninh trật tự, thời tiết và các yêu cầu đặt ra của quá trình phát triển kinh tế biển, để hoàn thành tốt nhiệm vụ, lực lượng BĐBP tỉnh còn gặp nhiều khó khăn về tổ chức, biên chế lực lượng, trang bị, phương tiện còn thiếu.
- Công an tỉnh thường xuyên phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và các lực lượng liên quan tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phạm về buôn lậu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất nổ và các tội phạm khác trên khu vực biên giới biển, đảo nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa. Tuy nhiên, trong từng thời điểm, việc phối hợp giữa các lực lượng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm còn bị động, chưa kịp thời.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Chỉ đạo lực lượng quân sự các huyện, thị xã, thành phố ven biển, các đơn vị đóng quân trên các đảo Phú Quốc, Thổ Châu và lực lượng Dân quân biển thường xuyên phối hợp với lực lượng BĐBP và chính quyền địa phương tổ chức tuần tra bảo vệ chủ quyền biển, đảo và tham gia phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống xảy ra.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Là lực lượng kiểm tra, giám sát hoạt động nghề cá, gồm Thanh tra, Chi cục Thủy sản; nhưng đội ngũ cán bộ chuyên môn còn ít, phương tiện còn thiếu, xuống cấp, kinh phí xăng dầu hạn hẹp, nên chưa hoạt động thường xuyên trên biển.
- Ngoài các lực lượng trên còn có lực lượng phối hợp của Hải đoàn 28 BĐBP, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân.
* Những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh luôn quan tâm, chỉ đạo tăng cường công tác đảm bảo an ninh - quốc phòng, xây dựng kế hoạch tác chiến phòng thủ của tỉnh và của từng ngành. Các lực lượng vũ trang đã không ngừng tăng cường kiểm soát, theo dõi nắm chắc tình hình, giải quyết tốt những vấn đề phát sinh, chủ động xử lý những tình huống xấu, không để bị động, bất ngờ. Phối hợp với Campuchia xử lý các vụ việc phát sinh trên vùng nước lịch sử, khu vực chồng lấn; thực hiện công tác đối ngoại, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Các lực lượng chức năng thường xuyên phối hợp để từng bước khắc phục những chồng chéo, sơ hở, đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực, góp phần tạo sức mạnh tổng hợp bảo vệ chủ quyền biển, đảo, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong công tác phối hợp chỉ huy, chỉ đạo xử lý một số vụ việc đột xuất trong thời gian qua (tranh chấp ngư trường, ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá khai thác trái phép vùng biển nước ngoài,...) có lúc chưa tốt; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động quần chúng Nhân dân vùng biển, đảo tham gia quản lý bảo vệ biên giới và đảm bảo an ninh trật tự trên biển chưa sâu rộng; phong trào tố giác, phòng chống tội phạm còn hạn chế; các loại tội phạm như trộm, cướp, giết người, buôn lậu, ma túy, tội phạm hình sự,...tuy có giảm nhưng vẫn còn diễn ra phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ lợi ích kinh tế, một số đối tượng đã bất chấp vi phạm pháp luật để đạt được mục đích; công tác phối hợp, xử lý của các lực lượng chức năng chưa tốt; các hình thức xử phạt còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe, nên vẫn còn xảy ra vi phạm pháp luật.
1. Sự cần thiết phải xây dựng Đề án:
- Phát triển kinh tế biển, đảo và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng biển, đảo trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là một trong những nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài. Phát triển kinh tế biển, đảo phải gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) và Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
- Trong tình hình mới hiện nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo có vai trò rất quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ khu vực hướng ra biển. Các trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của tỉnh đều nằm trong phạm vi cách bờ biển không xa, rất dễ bị địch tấn công từ hướng biển, nếu chiến tranh xảy ra, các mục tiêu trên đất liền đều nằm trong tầm kiểm soát, bắn phá của vũ khí công nghệ cao xuất phát từ hướng biển; các quần đảo xa bờ, gần bờ được bố trí xây dựng căn cứ, vị trí trú đậu, triển khai của các lực lượng, phương tiện. Bên cạnh đó, từ nhiều năm nay trên Biển Đông tình trạng tranh chấp chủ quyền biển, đảo đang tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định, tác động đến an ninh, quốc phòng.
- Những năm qua, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo sâu sát các lực lượng, các ngành chức năng và địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh trật tự khu vực biên giới (KVBG) biển, đảo của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương. Tuy nhiên, tàu cá nước ngoài vẫn còn xâm phạm chủ quyền vùng biển; phương tiện của ngư dân khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài bị bắt, xử phạt vẫn còn xảy ra, đặc biệt là gây thiệt hại về người; tình trạng dùng xung kích điện, chất nổ khai thác hải sản, cào bờ, xiệp mé, khai thác tận diệt nguồn hải sản vẫn còn xảy ra; tranh chấp ngư trường dẫn đến xung đột, gây thiệt hại về người và tài sản; trộm cắp ngư lưới cụ, buôn lậu, gian lận thương mại; tội phạm hình sự, tệ nạn ma túy; khiếu kiện về đất đai khu vực biên giới biển vẫn còn diễn biến phức tạp.
- Trong thời gian tới, tình hình tranh chấp chủ quyền trên biển tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự khu vực biên giới của tỉnh; tình hình ngư dân ta đưa tàu sang đánh bắt trái phép ở vùng biển nước ngoài còn tiếp diễn,... Do đó, yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới sẽ nặng nề và khó khăn hơn, đòi hỏi phải phát huy được sức mạnh tổng hợp, trong đó xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh vững mạnh, theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, toàn diện, làm nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển, giữ gìn an ninh trật tự phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trên khu vực biên giới biển của tỉnh là cần thiết và cấp bách.
2. Cơ sở pháp lý xây dựng Đề án:
- Luật Biên giới quốc gia năm 2003;
- Luật Biển Việt Nam năm 2012;
- Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;
- Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;
- Nghị định số 32/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam;
- Nghị định số 30/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2010 và Nghị định số 130/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản; Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg và tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong thời gian tới;
- Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định;
- Chỉ thị số 03-CT/TU ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Tỉnh ủy Kiên Giang về việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong khai thác và nuôi trồng thủy sản trên vùng biển Kiên Giang;
- Chỉ thị số 2937/CT-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của UBND tỉnh Kiên Giang về triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại tỉnh Kiên Giang.
Các văn bản nêu trên là cơ sở pháp lý để xây dựng Đề án “Đảm bảo an ninh, trật tự trên biển, đảo tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2018-2021 và những năm tiếp theo”.
MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TRẬT TỰ TRÊN BIỂN
1. Mục tiêu tổng quát:
- Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho người, phương tiện, công trình trên biển, khu vực biên giới biển; chủ động phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường biển; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng - an ninh, góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền vùng biển Việt Nam thuộc phạm vi quản lý của tỉnh.
- Tập trung xây dựng và phát triển toàn diện các ngành kinh tế biển như: Khai thác hải sản xa bờ; dịch vụ hậu cần nghề cá; nuôi trồng thủy sản ven biển, quanh đảo, gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản và vùng, đảo; phát triển du lịch biển - đảo; phát triển kinh tế hàng hải (dịch vụ cảng biển, đóng và sửa chữa tàu, vận tải biển,...); chế biến thủy sản.
- Huy động và phát huy tối đa các nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ven biển, hải đảo. Tăng cường hợp tác quốc tế; gắn phát triển kinh tế biển với bảo vệ chủ quyền biển đảo và ứng phó biến đổi khí hậu; giải quyết việc làm, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho Nhân dân,...
2. Mục tiêu cụ thể:
- Bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới biển.
- Đảm bảo lực lượng và trang bị phương tiện đủ khả năng đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động xâm phạm chủ quyền biển, đảo theo quy định tại Nghị định số 30/2010/NĐ-CP và Nghị định số 130/2015/NĐ-CP.
- Quản lý và nắm chắc tình hình về người, phương tiện, khu vực hoạt động của tàu cá; quản lý thông tin tàu cá chặt chẽ từ khâu đóng mới, đăng ký, đăng kiểm tàu cá đến quá trình hoạt động trên biển. Thực hiện tốt công tác giám sát nghề cá, từng bước giảm dần khai thác gần bờ, đẩy mạnh khai thác xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
- Phấn đấu đến năm 2020 GRDP kinh tế biển, chiếm 74% GRDP toàn tỉnh; thu nhập bình quân đầu người gấp 1,2 lần so với thu nhập bình quân toàn tỉnh; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông lâm thủy sản.
- Đến năm 2020, ổn định và nâng cấp các phương tiện khai thác, trong đó: Tàu đánh bắt xa bờ có công suất trên 90 CV chiếm 70%.
- Tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng cảng cá Tắc Cậu, cảng cá An Thới; khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá Nam Du - Kiên Hải; khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá kết hợp bến cá mũi Gành Dầu - Phú Quốc; khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá kết hợp với nâng cấp, mở rộng cảng cá đảo Thổ Châu - Phú Quốc và phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá,...; xây dựng trung tâm nghề cá lớn gắn với ngư trường biển Tây Nam. Đầu tư nâng cấp cảng Hòn Chông - Kiên Lương; xây dựng cảng dịch vụ hậu cần dầu khí ở Bãi Đất Đỏ và kho ngoại quan, cảng biển Vịnh Đầm, cảng hành khách quốc tế Dương Đông - Phú Quốc, cảng Bãi Nò - Hà Tiên.
- Tăng cường quản lý nhà nước về biển, đảo, xây dựng các phương án đảm bảo an ninh trật tự cho phát triển kinh tế biển; hoạt động của các cảng biển, vận tải biển; hoạt động du lịch, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; quản lý tài nguyên đất đai, khoáng sản.
- Tập trung đầu tư, khai thác tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng nghề cá phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế biển với củng cố quốc phòng an ninh.
II. PHẠM VI, THỜI GIAN CỦA ĐỀ ÁN
1. Phạm vi thực hiện Đề án:
Đề án được thực hiện tại các huyện, thị xã, thành phố ven biển, đảo gồm: An Minh, An Biên, Kiên Lương, Hòn Đất, Phú Quốc, Kiên Hải, Hà Tiên và Rạch Giá; tập trung vào các xã đảo: Nam Du, Lại Sơn, Hòn Tre (huyện Kiên Hải); Hòn Nghệ, Sơn Hải (huyện Kiên Lương); Tiên Hải (thị xã Hà Tiên); Thổ Châu, Hòn Thơm (huyện Phú Quốc).
2. Thời gian thực hiện Đề án:
Đề án được thực hiện từ tháng 5 năm 2018 đến tháng 12 năm 2021.
III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Nội dung Đề án:
- Tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng cho Nhân dân về chủ quyền biển, đảo Việt Nam; các văn bản pháp luật về biển, đảo, phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, các hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
- Tăng cường công tác phối hợp nắm tình hình, trao đổi thông tin giữa các cấp, các ngành, địa phương và lực lượng chức năng; nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ điều tra, xử lý, giải quyết các vụ việc xảy ra trên từng địa bàn.
- Đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động xâm phạm chủ quyền; âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và hoạt động vi phạm pháp luật của các đối tượng (buôn bán, tàng trữ, sử dụng vũ khí, ma túy; buôn lậu; trộm cắp lưới, ngư cụ; sử dụng chất nổ, xung kích điện đánh bắt hải sản,...).
- Các lực lượng vũ trang tăng cường xây dựng lực lượng chính quy, vững mạnh, từng bước làm chủ và kiểm soát tình hình trên biển; ưu tiên bố trí lực lượng cho các địa bàn, khu vực trọng điểm về an ninh trật tự; các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu tham mưu, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xây dựng, củng cố các lực lượng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về biển.
- Thực hiện tốt công tác tuần tra, kiểm soát trên biển, cửa sông, cửa lạch; đăng ký, quản lý chặt chẽ người, phương tiện làm ăn trên biển. Duy trì nghiêm công tác giám sát nghề cá, quản lý thông tin, đăng ký, đăng kiểm, trang thiết bị an toàn, trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định cho tàu thuyền hoạt động trên biển; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật và công tác đảm bảo an toàn khi hoạt động trên biển.
- Tổ chức các chương trình tập huấn, huấn luyện, diễn tập nâng cao trình độ chỉ huy, khả năng phối hợp giữa các ngành, các cấp trong bảo vệ chủ quyền, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho các hoạt động trên biển; ứng phó với các tình huống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Huấn luyện, bồi dưỡng nhân lực, tàu thuyền thuộc diện huy động tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo theo quy định của Chính phủ.
- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng nghề cá (tập trung các cảng cá, khu neo đậu, tránh, trú bão cho các phương tiện); đầu tư, trang bị phương tiện cho các ngành, lực lượng chức năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng an ninh.
- Tích cực xây dựng cơ sở chính trị xã, phường, thị trấn ven biển vững mạnh, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, địa phương tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
2. Giải pháp thực hiện Đề án:
a) Tuyên truyền và phổ biến, giáo dục pháp luật:
- Tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của người và phương tiện trên biển, với các hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng (phát thanh, truyền hình, gửi công văn, phát tờ rơi, ký cam kết, gắn pa-nô, áp- phích),... Đổi mới hình thức, nội dung và phương pháp tuyên truyền, tập huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân phù hợp với đặc điểm dân cư, điều kiện sinh sống của từng địa phương.
- Tăng cường phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và biện pháp phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; vận động ngư dân mua sắm đầy đủ trang bị cứu sinh, máy thông tin liên lạc phục vụ nghề cá, đặc biệt là trang bị cho ngư dân những kiến thức cần thiết về ứng phó, xử lý các tình huống phức tạp xảy ra trên biển để tự bảo vệ mình và góp phần bảo đảm an ninh trật tự.
- Các sở, ngành chức năng chủ trì, phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển, đảo phối hợp với Sở Tư pháp mở các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về biển, đảo, gắn với dạy nghề cho thủy thủ, thuyền viên tàu cá; đưa nội dung giáo dục pháp luật về biển, đảo vào chương trình đào tạo bắt buộc của lớp dạy nghề đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá.
- Biên soạn tài liệu tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo, pháp luật Việt Nam, luật pháp quốc tế và phương pháp đấu tranh ngoại giao khi có tình huống tàu thuyền nước ngoài xâm phạm chủ quyền hoặc xua đuổi, bắt giữ trên vùng biển Việt Nam để cấp phát cho ngư dân.
b) Tăng cường công tác nắm tình hình và đấu tranh phòng, chống tội phạm:
- Đổi mới và chủ động triển khai các biện pháp nắm tình hình, nhất là tình hình trên biển, kịp thời phát hiện và phối hợp xử lý tốt các vấn đề, vụ việc phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn, vùng biển; bổ sung công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với hoạt động tình báo, gián điệp; quản lý tốt hoạt động của người nước ngoài trong khu vực biên giới biển và bảo vệ an toàn bí mật nhà nước về biển, đảo.
- Làm tốt công tác điều tra cơ bản, xác lập các chuyên án đấu tranh với các loại tội phạm; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, vô hiệu hóa các hoạt động xâm nhập, móc nối, lôi kéo, kích động gây rối, gây bạo loạn của các thế lực thù địch, bọn phản động trên địa bàn; tiến hành điều tra, xử lý nghiêm, dứt điểm các vụ việc theo đúng quy định pháp luật và chức năng, nhiệm vụ được giao, không để xảy ra điểm nóng về an ninh trật tự trên khu vực biên giới biển.
- Triển khai hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Biên phòng, Công an tại các địa phương ven biển; tăng cường các biện pháp nắm, nghiên cứu dự báo tình hình, âm mưu, ý đồ của các thế lực thù địch và hoạt động của các loại tội phạm, làm cơ sở cho việc tham mưu, đề xuất các chủ trương, biện pháp, đối sách giải quyết phù hợp.
- Quản lý chặt chẽ đối tượng và đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại; mua bán, sử dụng ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, xung kích điện khai thác hải sản; hoạt động trộm cắp lưới, ngư cụ trên biển,...; kiểm soát, ngăn chặn tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
- Xây dựng các phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho phát triển kinh tế biển (tập trung tại các xã đảo có tiềm năng về du lịch); hoạt động của các cảng biển, vận tải biển; hoạt động du lịch biển, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
c) Tuần tra, kiểm soát bảo vệ chủ quyền và giám sát nghề cá:
- Thường xuyên tuần tra, kiểm soát trên biển (lực lượng BĐBP là nòng cốt, chuyên trách), kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm trong các lĩnh vực an ninh trật tự, bảo vệ nguồn lợi, tài nguyên và môi trường biển,...
- Định kỳ, đột xuất tổ chức tuần tra chung với các lực lượng: Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, Hải đoàn 28 BĐBP, Chi cục Thủy sản,... trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo; kịp thời phát hiện, xua đuổi, xử lý nghiêm tàu thuyền nước ngoài vi phạm chủ quyền và duy trì việc thực thi pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế trên biển; tiến hành các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ ngư dân, các doanh nghiệp yên tâm vươn khơi, bám biển làm ăn, sản xuất, sẵn sàng tham gia bảo vệ chủ quyền và thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn.
- Phối hợp tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh, an toàn dầu khí, các công trình biển, các hoạt động khai thác, thăm dò tài nguyên, nghiên cứu khoa học biển. Tập trung đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, trộm cắp, sử dụng thuốc nổ, xung kích điện, hóa chất độc hại để khai thác hải sản; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các phương tiện vi phạm pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
- Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện ra vào các cửa sông, cửa lạch, cảng biển, bến bãi; đăng ký, quản lý chặt chẽ về thủ tục, trang bị đảm bảo an toàn khi hoạt động trên biển. Kiên quyết ngăn chặn, xử lý tàu cá Kiên Giang vi phạm vùng biển nước ngoài, trong đó chú trọng phát hiện, đề xuất xử lý nghiêm các hành vi môi giới, đầu tư cho tàu cá ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài, chuộc tàu cá, ngư dân về nước trái phép, xử lý nghiêm chủ tàu, thuyền trưởng bị nước ngoài bắt trao trả về nước.
- Thực hiện tốt công tác giám sát nghề cá, từng bước giảm dần các hoạt động khai thác gần bờ, đẩy mạnh khai thác xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
d) Công tác đảm bảo an toàn cho Nhân dân:
- Thường xuyên theo dõi, nắm chắc diễn biến thời tiết (bão, áp thấp nhiệt đới) để thông báo kịp thời cho ngư dân trên biển có biện pháp phòng tránh kịp thời; tổ chức tiếp nhận, xử lý hiệu quả các thông tin liên quan đến công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
- Đẩy mạnh các biện pháp nghiên cứu, dự báo sát đúng tình hình thiên tai, tai nạn xảy ra trên biển..., làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai, cứu hộ, cứu nạn và phát triển kinh tế vùng biển.
- Tổ chức đào tạo cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn cho thuyền trưởng, máy trưởng; tổ chức đăng ký, đăng kiểm tàu cá theo đúng quy định của pháp luật; giảm bớt các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành kinh tế thủy sản phát triển.
- Quản lý, kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện hoạt động trong khu vực biên giới biển (kể cả tàu vận tải và tàu ngoài tỉnh) tại các khu vực chưa có sự quản lý của cơ quan nhà nước; làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm chắc về chủ phương tiện, thuyền trưởng, máy trưởng, số lượng thuyền viên, thủ tục giấy tờ, nghề, loại ngư cụ, ngư trường khai thác, tần số liên lạc, thời gian xuất, nhập bến, các trang bị cứu sinh, máy thông tin và các thiết bị đảm bảo an toàn..., làm cơ sở cho việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm cũng như trong công tác kiểm đếm, kêu gọi tàu thuyền, đảm bảo an toàn cho ngư dân khi hoạt động trên biển.
- Từng bước nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc nghề cá hiện đại; có chính sách hỗ trợ trang bị cứu sinh và thiết bị an toàn hàng hải cho ngư dân đi biển, đặc biệt là lực lượng Dân quân biển; duy trì nghiêm các quy định của pháp luật đối với tàu thuyền hoạt động trên biển, nhất là việc chấp hành các quy định về an toàn khi hoạt động trên biển.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước của các cấp, các ngành, địa phương, các cơ quan chức năng đối với mọi hoạt động trên biển, tại khu dân cư, bến đậu, bãi ngang và quản lý theo ngư trường khai thác; không cho tàu cá, tàu khách, tàu vận tải thiếu thủ tục, trang thiết bị an toàn ra biển hoạt động; không cho tàu xuất bến khi bão, áp thấp nhiệt đới hoặc thời tiết đang diễn biến phức tạp; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
đ) Công tác phối hợp, hiệp đồng:
- Phối hợp, hợp tác với các nước trong khu vực (Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia) bảo vệ, giữ gìn an ninh, trật tự trên biển. Thường xuyên thông báo, trao đổi các trường hợp vi phạm trên biển về nước sở tại để có biện pháp giáo dục, răn đe, xử lý.
- Rà soát, xây dựng và hoàn thiện các quy chế, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, đảm bảo an ninh trật tự và cứu hộ cứu nạn như: Hải đoàn 28 BĐBP, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, Cục Kiểm ngư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Khu vực 3, Đài Thông tin duyên hải Kiên Giang…, nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền và ứng phó hiệu quả các tình huống thiên tai, tai nạn xảy ra trên biển.
- Thống nhất xây dựng và luyện tập các kế hoạch, phương án bảo vệ chủ quyền biển, đảo, nhất là kế hoạch hiệp đồng huy động nhân lực, tàu thuyền tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo khi có yêu cầu theo quy định tại Nghị định số 30/2010/NĐ-CP và Nghị định số 130/2015/NĐ-CP.
- Thường xuyên thông báo, trao đổi về tình hình tàu thuyền nước ngoài xâm phạm chủ quyền, thủ đoạn hoạt động của địch và các loại tội phạm; tình hình thiên tai, tai nạn, đặc biệt là trong phát hiện, bắt giữ, xua đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm. Phối hợp tuần tra bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự, kết hợp giám sát nghề cá, hỗ trợ ngư dân và các doanh nghiệp yên tâm làm ăn trên biển, đảo.
- Các ngành, các lực lượng chức năng và các địa phương xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ; hàng năm sơ kết, tổng kết công tác phối hợp báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
e. Củng cố, xây dựng lực lượng:
- Xây dựng lực lượng Biên phòng, Công an, Quân sự trong sạch, vững mạnh, có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tập trung củng cố, xây dựng lực lượng Dự bị động viên, Dân quân tự vệ biển, Công an cơ sở, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh ở địa bàn cơ sở, nhất là bảo vệ an ninh chủ quyền biển, đảo.
- Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng ứng phó, xử lý các tình huống phức tạp cho lực lượng chuyên trách; bố trí, sắp xếp cơ cấu tổ chức phù hợp và xây dựng cơ chế hoạt động cụ thể, xác định rõ trách nhiệm để nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí lực lượng tuần tra, kiểm tra và xử lý về hoạt động thủy sản theo chức năng, nhiệm vụ được giao; từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật về thủy sản.
- Tập trung củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ, Đội đoàn kết trên biển, các Trung đội Dân quân biển để phát huy sức mạnh tổng hợp trong bảo vệ an ninh trật tự và tham gia phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên biển.
- Xây dựng các chương trình tập huấn, huấn luyện, diễn tập về công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo; nâng cao khả năng phối hợp trong thực hành, xử lý các tình huống có thể xảy ra.
- Củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật cho các lực lượng chuyên trách đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Quy hoạch phát triển kinh tế biển, đảo gắn với nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự và phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; đẩy nhanh các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng biển; xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản liên quan đến chế độ, chính sách cho tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và cứu hộ, cứu nạn trên biển.
g. Đầu tư phát triển kinh tế biển gắn với củng cố an ninh - quốc phòng:
- Chú trọng mở rộng năng lực đánh bắt xa bờ, hoàn thiện mở rộng hệ thống kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá, tạo điều kiện cho ngư dân bám biển dài ngày bằng các chính sách hỗ trợ tín dụng. Đổi mới chính sách đầu tư, trước hết là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, để Nhân dân khắc phục khó khăn, nỗ lực sản xuất. Tiếp tục xây dựng chương trình phát triển du lịch - dịch vụ, nhất là du lịch ven biển, hải đảo; tăng cường hợp tác mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, thu hút nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm; chú trọng phát triển công tác giáo dục - đào tạo, y tế cơ sở ở các vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo. Tăng cường gắn bó giữa các tầng lớp cư dân vùng biển với lực lượng vũ trang, trực tiếp là lực lượng Biên phòng, Hải quân, Cảnh sát biển,... để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống văn hóa, tạo thế trận lòng dân vững chắc bảo vệ vùng biển, đảo của tỉnh.
- Đẩy mạnh việc sắp xếp, phân bố dân cư vùng ven biển, hải đảo gắn liền giao đất, giao rừng, giao mặt nước ven sông, ven biển; lao động có tay nghề, kết hợp với công tác bảo vệ an ninh - quốc phòng vùng biển, đảo. Tập trung phát triển kinh tế - xã hội các đảo, đặc biệt là các đảo nhỏ, sắp xếp bố trí dân cư với mật độ dân số hợp lý, vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội vừa gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh vùng biển, đảo. Phấn đấu giảm tối đa tỷ lệ hộ nghèo và rút ngắn dần khoảng cách về thu nhập giữa các thành phần dân cư vùng kinh tế biển so với bình quân toàn tỉnh.
h. Đảm bảo kinh phí thực hiện Đề án:
Kinh phí thực hiện Đề án: 7.090.560.000đồng (Bảy tỷ không trăm chín mươi triệu năm trăm sáu mươi nghìn đồng). Được phân kỳ như sau:
- Năm 2018: 1.737.640.000đồng.
- Năm 2019: 1.737.640.000đồng.
- Năm 2020: 1.737.640.000đồng.
- Năm 2021: 1.877.640.000đồng.
* Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh.
(Có Dự toán chi tiết kèm theo)
NHIỆM VỤ CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. NHIỆM VỤ CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG
1. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án; kịp thời tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong quá trình thực hiện.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, đảo cho mọi tầng lớp Nhân dân, trọng tâm là những người dân làm nghề trên biển; tổ chức các lớp tập huấn, diễn tập, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về quốc phòng an ninh, chủ quyền biển, đảo cho chủ tàu, thuyền trưởng, máy trưởng, thủy thủ, thuyền viên tàu cá.
- Tăng cường công tác nắm tình hình, hiệp đồng chặt chẽ với Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, Hải đoàn 28 BĐBP, Chi cục Thủy sản trong trao đổi thông tin, tổ chức tuần tra, kiểm soát bảo vệ chủ quyền, duy trì an ninh trật tự trên vùng biển phụ trách; tăng cường sự hiện diện của lực lượng quản lý biển, để hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản kết hợp với giám sát hoạt động nghề cá và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển.
- Thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; tổ chức tuần tra, kiểm soát bảo vệ chủ quyền, đảm bảo an ninh trật tự trên biển; đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán, tàng trữ, sử dụng vũ khí, ma túy, thuốc nổ trái pháp luật; ngăn chặn tình trạng trộm cắp lưới, ngư cụ trên biển; phối hợp với các ngành, các địa phương ngăn chặn, điều tra, xử lý có hiệu quả các vụ việc xảy ra.
- Phối hợp với lực lượng Công an, chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan thực hiện tốt công tác quản lý người nước ngoài ở khu vực biên giới biển; thực hiện kiểm tra, kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú đối với người nước ngoài trong khu kinh tế, khu vực cửa khẩu cảng biển theo quy định tại Nghị định số 71/2015/NĐ-CP, Nghị định số 77/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ an ninh trật tự tại cửa khẩu cảng và các văn bản pháp luật có liên quan.
- Tổ chức đăng ký, quản lý chặt chẽ người, tàu thuyền hoạt động trên biển; duy trì tốt công tác đảm bảo an toàn về trang thiết bị cho các phương tiện khi ra biển hoạt động. Thực hiện có hiệu quả công tác chỉ huy tìm kiếm cứu nạn trên biển và ứng phó sự cố tràn dầu, đặc biệt là trong công tác kêu gọi, kiểm đếm, sắp xếp tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn khi có bão, áp thấp nhiệt đới.
- Chỉ đạo các Đồn Biên phòng tuyến biển tham mưu, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, địa phương tuyên truyền, vận động ngư dân, củng cố các Tổ tàu thuyền tự quản; hướng dẫn, giúp đỡ chính quyền cơ sở quản lý người, phương tiện hoạt động nghề cá tại khu dân cư, bến đậu, bãi ngang.
- Làm tốt công tác đối ngoại biên phòng với lực lượng bảo vệ biên giới biển các nước tiếp giáp.
- Báo cáo Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thành lập mới các Đồn, Trạm Kiểm soát biên phòng phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; đề xuất trang bị tàu tuần tra cho các Đồn Biên phòng, Hải đội Biên phòng 2 và tàu thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển.
- Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí trình UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện Đề án.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND huyện, thị xã, thành phố ven biển tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện một số chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, Quyết định số 118/2007/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ ngư dân khắc phục rủi ro thiên tai trên biển.
- Phối hợp với Trường Cao đẳng Nghề Kiên Giang phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp đào tạo, cấp chứng chỉ cho thuyền trưởng, máy trưởng và các ngành nghề khai thác, chế biến thủy sản.
- Chỉ đạo Chi cục Thủy sản phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và chính quyền địa phương tăng cường tuần tra trên biển; phát hiện xử lý các phương tiện khai thác, hải sản trái phép; xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản (các trường hợp vi phạm đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự thì lập hồ sơ bàn giao cơ quan Công an xử lý).
- Phối hợp với Chi cục Kiểm ngư Vùng 5 trong công tác tuần tra, kiểm tra hoạt động thủy sản trên vùng biển Tây Nam Bộ và vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia.
- Phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động ngư dân chuyển đổi ngành nghề, từng bước xóa bỏ những nghề có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản. Thực hiện tốt công tác giám sát nghề cá, tàu cá hoạt động trên biển, từng bước giảm dần khai thác gần bờ, đẩy mạnh khai thác xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
- Lập kế hoạch khảo sát, đầu tư nạo vét các cửa sông, cửa lạch và xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá (các cảng cá, khu neo đậu tránh, trú bão cho các phương tiện,...) kết hợp với phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
3. Công an tỉnh:
- Chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các địa phương ven biển, trong đó tập trung vào các khu kinh tế, du lịch ven biển, đảo, cảng cá, bến cá. Đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp trộm cắp ngư lưới cụ của ngư dân; các hành vi môi giới đưa tàu cá sang vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm như: Buôn bán, tàng trữ, sử dụng vũ khí, chất nổ, hủy hoại môi trường và các hoạt động gây mất an ninh trật tự trên biển.
4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện nhân lực, tàu thuyền tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo khi có yêu cầu theo quy định tại Nghị định số 30/2010/NĐ-CP và Nghị định số 130/2015/NĐ-CP; tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ biển gắn với xây dựng Tổ, Đội tàu thuyền đoàn kết trên biển; sử dụng hiệu quả mọi điểm bắn pháo hiệu, các máy thông tin ICOM đã trang bị cho lực lượng Dân quân biển trong việc thông báo bão, áp thấp nhiệt đới.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức huấn luyện, diễn tập khu vực phòng thủ biển, đảo; hướng dẫn ngư dân các kiến thức cơ bản về quân sự, quốc phòng và các hoạt động tác chiến phòng thủ trên biển.
- Tham mưu Bộ Tư lệnh Quân khu 9, Bộ Quốc phòng bố trí kinh phí đầu tư nâng cấp doanh trại cho bộ đội, hệ thống đường tuần tra, cầu cảng trên các đảo.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và đảo.
- Thực hiện tốt công tác phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền về môi trường, bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh in ấn các ấn phẩm, tài liệu về bảo vệ môi trường biển cấp phát cho ngư dân.
- Phối hợp với các ngành, địa phương thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và đảo.
6. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các sở, ngành, các cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về biển, đảo; các mục tiêu phát triển kinh tế biển; trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân; gương người tốt, việc tốt; mô hình sản xuất giỏi; gương điển hình trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự và phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
- Phối hợp với Đài Thông tin duyên hải tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển, đảo tổ chức tập huấn, hướng dẫn, triển khai phương án đảm bảo thông tin liên lạc trên biển cho các phương tiện hoạt động trên biển.
7. Sở Tư pháp:
- Tổ chức các hội nghị, xây dựng, phát hành các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật về biển, đảo, hoạt động của người và phương tiện trên biển cho Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ven biển trong quá trình triển khai các đề án, chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật; phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và các hoạt động khác có liên quan thuộc phạm vi triển khai Đề án.
- Hướng dẫn kiện toàn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật các cấp, hòa giải viên ở cơ sở đi tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở tại các huyện, thị xã, thành phố ven biển.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá, kết hợp với phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn từ ngân sách Nhà nước và nguồn vốn ODA; các dự án phát triển kinh tế - xã hội kết hợp đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực biên giới biển. Trước mắt ưu tiên đầu tư xây dựng các khu neo đậu, tránh trú bão, áp thấp nhiệt đới cho các phương tiện.
- Phối hợp với Sở Tài chính và các ngành, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn triển khai thực hiện các dự án theo quy định.
9. Sở Tài chính:
- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan đảm bảo ngân sách thực hiện các dự án, đầu tư xây dựng phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới biển.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tham mưu UBND tỉnh đảm bảo kinh phí thực hiện Đề án có hiệu quả, thiết thực.
10. Sở Giao thông vận tải:
- Hàng năm thực hiện tốt công tác đăng ký, đăng kiểm cho các phương tiện vận tải thủy hoạt động trên biển và giao thông thủy nội địa theo nhiệm vụ được phân cấp. Phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức mở các lớp đào tạo cho thuyền trưởng, máy trưởng tàu vận tải.
- Tham mưu, đề xuất với Bộ Giao thông vận tải xây dựng tuyến đường ven biển và các đường nhánh nối ra đê biển phục vụ cho giao thông vận tải, phòng chống lụt bão và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
11. Sở Ngoại vụ:
- Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao chủ trì xây dựng phương án đấu tranh ngoại giao, pháp lý, tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo theo luật pháp quốc tế và công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển; phối hợp với Công an tỉnh nghiên cứu, đề xuất các cơ chế về đàm phán xây dựng, hoàn thiện cơ chế phối hợp với các nước liên quan về phòng, chống các loại tội phạm, xử lý các vấn đề liên quan đảm bảo an ninh, trật tự trên vùng biển.
- Tăng cường trao đổi, phối hợp với các lực lượng chức năng nước ngoài trong giải quyết, xử lý tranh chấp và bảo vệ quyền lợi của tổ chức, công dân Việt Nam trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
12. Sở Nội vụ:
Tham mưu UBND tỉnh thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đối với cán bộ làm nhiệm vụ ở các xã, huyện ven biển, hải đảo trong tình hình mới và Nghị quyết số 77/2017/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định số lượng, chức danh, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách, xã, phường, thị trấn và ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
13. Các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ làm tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung của Đề án; lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của từng ngành với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh trật tự và bảo đảm an toàn cho Nhân dân làm ăn trên biển, đảo.
- Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật Việt Nam và quốc tế về biển, đảo.
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự và đảm bảo an toàn cho Nhân dân làm ăn trên biển, đảo, gắn phát triển kinh tế biển, đảo với củng cố quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ môi trường biển một cách bền vững.
14. Cảng vụ Hàng hải Kiên Giang:
- Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cảng biển, vận tải biển, công nghiệp tàu thủy và tổ chức giám sát thực hiện trong khu vực quản lý sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Cấp phép, giám sát tàu thuyền đến, rời, các hoạt động tại cảng biển và khu vực quản lý; không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng khi không có đủ điều kiện cần thiết về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý, nhằm đảm bảo an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Chủ trì điều phối hoạt động giao thông hàng hải tại cảng biển, khu vực quản lý và tổ chức tìm kiếm, cứu người gặp nạn trong vùng nước cảng biển; huy động người và các phương tiện cần thiết để thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn hoặc xử lý sự cố ô nhiễm môi trường.
15. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tuyến biển, đảo:
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chủ quyền biển, đảo; tham gia phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên sinh vật, bảo vệ môi trường biển và các hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản; phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn,...
- Xây dựng kế hoạch thành lập Đội xung kích cứu hộ, cứu nạn trên biển; củng cố, nhân rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ tàu thuyền đoàn kết; không để xảy ra tình trạng ngư dân tranh chấp ngư trường, lấn chiếm bãi ngang, luồng lạch nuôi trồng thủy sản, làm ảnh hưởng đến công trình thoát lũ, phòng chống lụt bão; cùng với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch giao đất ven sông, ven biển cho các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả, đúng quy định pháp luật.
- Chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch, phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho phát triển kinh tế biển gắn với củng cố quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường biển ở địa phương; tập trung vào các hoạt động tại các cảng biển, vận tải biển, du lịch biển, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên đất đai, khoáng sản.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành có liên quan tiếp tục củng cố, duy trì phương tiện, nhân lực tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo theo quy định tại Nghị định số 30/2010/NĐ-CP và Nghị định số 130/2015/NĐ-CP.
- Thực hiện tốt phương châm 04 tại chỗ trong phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; tham mưu, đề xuất trang cấp hệ thống thông tin liên lạc, trang thiết bị an toàn và thực hiện tốt chế độ, chính sách cho ngư dân hoạt động trên biển.
- Tăng cường công tác quản lý người, phương tiện nghề cá; tổ chức tuyên truyền, vận động ngư dân chuyển đổi ngành nghề, đóng mới phương tiện có công suất lớn, tham gia tích cực các Tổ, Đội đoàn kết trên biển.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh triển khai có hiệu quả các mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ của Đề án; tập trung khảo sát, đầu tư xây dựng các khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu thuyền; đẩy mạnh công tác phát triển trồng rừng ngập mặn; củng cố hệ thống đê điều, cải tạo hệ thống công trình thủy lợi, nạo vét cửa sông, cửa lạch, vùng triều,...
16. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tuyến biển, đảo:
- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chủ quyền biển, đảo; nâng cao ý thức của người dân tham gia phát triển kinh tế biển, đảo, bảo vệ tài nguyên sinh vật, bảo vệ môi trường biển và các hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản; phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn,...
- Chủ động xây dựng kế hoạch thành lập Đội xung kích cứu hộ, cứu nạn trên biển; củng cố, nhân rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ, Đội tàu thuyền đoàn kết; giải quyết kịp thời các vụ việc tranh chấp ngư trường, lấn chiếm bãi ngang, luồng lạch nuôi trồng thủy sản, phòng chống lụt bão; tổ chức họp xét, lập danh sách các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình xin giao, cho thuê mặt nước biển đúng quy định pháp luật; chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn trong công tác phòng, chống chặt phá rừng. Định kỳ và đột xuất báo cáo tình hình về UBND các huyện, thị xã, thành phố.
1. Kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách địa phương đảm bảo. Hàng năm các sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể; phối hợp với Sở Tài chính lập dự trù kinh phí thực hiện Đề án, trình UBND tỉnh phê duyệt.
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện Đề án của các địa phương, đơn vị. Hàng năm tổ chức sơ kết đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm thực hiện Đề án; hết năm 2021 tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án; thường xuyên tổng hợp kết quả báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo về UBND tỉnh (qua Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh) để được chỉ đạo, giải quyết./.
KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐẢM BẢO AN NINH, TRẬT
TỰ TRÊN BIỂN, ĐẢO TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2018 - 2021 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO”
(Kèm theo Quyết định số 1168/QĐ-UBND
ngày 18 tháng 5 năm 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT |
NỘI DUNG CHI |
NĂM 2017 |
NĂM 2018 |
NĂM 2019 |
NĂM 2020 |
NĂM 2021 |
TỔNG CỘNG |
NGUỒN KINH PHÍ |
I |
Tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo Việt Nam; không sang vùng biển nước ngoài khai thác trái phép; không tàng trữ, sử dụng vật liệu nổ, xung kích điện khai thác hải sản; không trộm cắp lưới, ngư cụ trên biển cho các huyện ven biển, đảo |
|
72.64 |
72.64 |
72.64 |
72.64 |
290.56 |
Ngân sách tỉnh |
1 |
In, phô-tô tài liệu, băng đĩa, pa-nô áp phích, tờ rơi phục vụ tuyên truyền |
|
|
|
|
|
|
|
|
- 08 huyện, thị xã, thành phố (đơn vị) x 8.000.000đ/đơn vị |
|
64.0 |
64.0 |
64.0 |
64.0 |
256.0 |
|
2 |
Chi hỗ trợ tiền ăn cho cán bộ địa phương tham gia tuyên truyền |
|
|
|
|
|
|
|
|
- 08 đơn vị x 02 người/đơn vị x 150.000đ/người x 2 ngày |
|
4.8 |
4.8 |
4.8 |
4.8 |
19.2 |
|
3 |
Chi hỗ trợ xăng xe cho cán bộ địa phương tham gia tuyên truyền |
|
|
|
|
|
|
|
|
- 08 đơn vị x 02 người/đơn vị x 120.000đ/người x 2 ngày |
|
3.84 |
3.84 |
3.84 |
3.84 |
15.360 |
|
II |
Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, pháp luật về biển đảo cho cán bộ Đồn Biên phòng; cán bộ xã, phường, thị trấn và chủ tàu, thuyền trưởng, máy trưởng các huyện ven biển |
|
49.96 |
49.96 |
49.96 |
49.96 |
199.84 |
Ngân sách tỉnh |
1 |
Chi soạn thảo, in ấn tài liệu phục vụ tập huấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
200 bộ x 40.000đ/bộ x 3 lần |
|
24.0 |
24.0 |
24.0 |
24.0 |
144.0 |
|
2 |
Chi nước uống, ma két tập huấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
1.000.000đ x 3 lần |
|
3.0 |
3.0 |
3.0 |
3.0 |
12.0 |
|
3 |
Chi hỗ trợ tiền ăn cho cán bộ tham gia tập huấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
- 08 đơn vị x 02 người/đơn vị x 150.000đ/người x 3 lần |
|
7.2 |
7.2 |
7.2 |
7.2 |
28.8 |
|
4 |
Chi hỗ trợ xăng xe cho cán bộ xã, phường, thị trấn không hưởng lương tham gia tập huấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
- 08 đơn vị x 02 người/đơn vị x 120.000đ/người x 3 lần |
|
5.76 |
5.76 |
5.76 |
5.76 |
23.04 |
|
5 |
Chi khác |
|
10.0 |
10.0 |
10.0 |
10.0 |
40.0 |
|
III |
Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các chủ tàu, thuyền trưởng, máy trưởng và cán bộ xã, phường, thị trấn, cán bộ Biên phòng, Quân sự sẵn sàng tham gia bảo vệ chủ quyền theo Nghị định số 30/2010/NĐ-CP |
|
19.64 |
19.64 |
19.64 |
19.64 |
78.56 |
Ngân sách tỉnh |
1 |
Chi soạn thảo, in ấn tài liệu phục vụ tập huấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
300 bộ x 30.000đ/bộ |
|
9.0 |
9.0 |
9.0 |
9.0 |
36.0 |
|
2 |
Chi nước uống, ma két |
|
|
|
|
|
|
|
|
1.000.000đ x 2 lần |
|
2.0 |
2.0 |
2.0 |
2.0 |
08.0 |
|
3 |
- Hỗ trợ tiền xăng xe cho cán bộ tham gia tập huấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
- 16 người x 120.000đ/người x 2 ngày |
|
3.84 |
3.84 |
3.84 |
3.84 |
15.360 |
|
4 |
- Hỗ trợ tiền ăn cho cán bộ tham gia tập huấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
- 16 người x 150.000đ/người x 2 ngày |
|
4.8 |
4.8 |
4.8 |
4.8 |
19.2 |
|
5 |
Hỗ trợ tiền xăng xe cho các chủ tàu, thuyền trưởng, máy trưởng tham gia tập huấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
- 100 người x 120.000đ/người x 2 ngày |
|
24.0 |
24.0 |
24.0 |
24.0 |
96.0 |
|
6 |
Hỗ trợ tiền ăn cho các chủ tàu, thuyền trưởng, máy trưởng tham gia tập huấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
-100 người x 150.000đ/người x 2 ngày |
|
30.0 |
30.0 |
30.0 |
30.0 |
120.0 |
|
7 |
Chi khác |
|
10.0 |
10.0 |
10.0 |
10.0 |
40.0 |
|
IV |
Tuần tra, kiểm soát, phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ chủ quyền, đảm bảo an ninh trật tự trên biển |
|
1.395.4 |
1.395.4 |
1.405.4 |
1.405.4 |
5.601.6 |
Ngân sách tỉnh |
1 |
Chi xây dựng, sử dụng, bồi dưỡng mạng lưới bí mật |
|
|
|
|
|
|
|
|
(48 xã, phường + 32 tổ đội tàu cá xa bờ) x 500.000đ |
|
40.0 |
40.0 |
40.0 |
40.0 |
160.0 |
|
2 |
Chi xăng, dầu tuần tra |
|
|
|
|
|
|
|
a |
Xăng phục vụ xe ôtô chỉ huy; xuồng, ca nô tuần tra, kiểm soát, PCLB tại các cửa sông, cửa lạch, bến bãi neo đậu tàu thuyền của 14 Đồn Biên phòng và 01 Hải đội 2. |
|
|
|
|
|
|
|
|
150 lít x 12 tháng x 15 đơn vị x 17.000đ/lít |
|
459.0 |
459.0 |
459.0 |
459.0 |
1.836.0 |
|
b |
Dầu phục vụ tàu tuần tra, kiểm soát bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự, PCLB trên biển của 14 Đồn Biên phòng và 01 Hải đội 2. |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Đối với 14 đồn Biên phòng: 150 lít x 12 tháng x 14 đơn vị x 17.000đ/lít |
|
428.4 |
428.4 |
428.4 |
428.4 |
1.713.6 |
|
|
- Đối với Hải đội 2 Biên phòng: 2.000 lít x 12 tháng x 17.000đ/lít |
|
408.0 |
408.0 |
408.0 |
408.0 |
1.632.0 |
|
3 |
Bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện |
|
60.0 |
60.0 |
70.0 |
70.0 |
260.0 |
|
V |
Vật tư, văn phòng phẩm |
|
120.0 |
120.0 |
120.0 |
140.0 |
500.0 |
Ngân sách tỉnh |
1 |
Vật tư |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Cơ quan Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh |
|
10.0 |
10.0 |
10.0 |
10.0 |
40.0 |
|
|
- Các đơn vị Biên phòng tuyến biển (15 đơn vị x 3.000.000đ/đơn vị) |
|
45.0 |
45.0 |
45.0 |
45.0 |
180.0 |
|
2 |
Văn phòng phẩm |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Cơ quan Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh |
|
10.0 |
10.0 |
10.0 |
20.0 |
50.0 |
|
|
- Các đơn vị Biên phòng tuyến biển (15 đơn vị x 3.000.000đ) |
|
45.0 |
45.0 |
45.0 |
45.0 |
180.0 |
|
3 |
Chi khác |
|
10.0 |
10.0 |
10.0 |
20.0 |
50.0 |
|
VI |
Công tác phí và chi khác |
|
40.0 |
40.0 |
40.0 |
40.0 |
160.0 |
Ngân sách tỉnh |
1 |
Công tác phí |
|
10.0 |
10.0 |
10.0 |
10.0 |
40.0 |
|
2 |
Chi khác |
|
30.0 |
30.0 |
30.0 |
30.0 |
120.0 |
|
VII |
Hội nghị sơ, tổng kết |
|
40.0 |
40.0 |
40.0 |
150.0 |
270.0 |
Ngân sách tỉnh |
1 |
Hội nghị sơ kết (08 huyện, thị xã, thành phố x 5.000.000đ/đơn vị) |
|
40.0 |
40.0 |
40.0 |
40.0 |
160.0 |
|
2 |
Hội nghị tổng kết |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Cấp huyện: 08 huyện, thị xã, thành phố x 10.000.000đ |
|
|
|
|
80.0 |
80.0 |
|
|
- Cấp tỉnh |
|
|
|
|
30,0 |
30.0 |
|
|
Tổng cộng |
|
1.737,64 |
1.737,64 |
1.737,64 |
1.877,64 |
7.090,56 |
|
Bằng chữ: Bảy tỷ không trăm chín mươi triệu năm trăm sáu mươi nghìn đồng./.