Đảo có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc tỉnh nào và mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh đến năm 2030?

Tỉnh nào có đảo có diện tích lớn nhất cả nước? Mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2030 của tỉnh có đảo có diện tích lớn nhất Việt Nam?

Nội dung chính

    Đảo nào có diện tích lớn nhất Việt Nam? Đảo có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc tỉnh nào?

    Căn cứ theo Đề cương chi tiết Đề án “Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là giao thông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”, giai đoạn 2021-2026 và giai đoạn tiếp theo ban hành kèm theo Quyết định 1968/QĐ-UBND năm 2021 của UBND tỉnh Kiên Giang quy định như sau:

    Kiên Giang là một tỉnh có quy mô dân số tương đối đông (11/63 tỉnh và thứ 3 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long), diện tích ở mức khá (20/63 tỉnh và là tỉnh có diện tích lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long), đồng thời nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, nằm trong vùng vịnh Thái Lan, gần với các nước thuộc Đông Nam Á như: Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore; với đường bờ biển dài hơn 200 km và 56 km đường biên giới bộ giáp với Campuchia; có hơn 140 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Phú Quốc là đảo lớn nhất cả nước.
    ...

    Như vậy, hiện nay đảo lớn nhất Việt Nam là đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang.

    Đảo có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc tỉnh nào và mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh đến năm 2030? (hình từ internet)

    Đảo có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc tỉnh nào và mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh đến năm 2030? (hình từ internet)

    Diện tích của đảo có diện tích lớn nhất cả nước là bao nhiêu?

    Theo Tiểu mục 1 Mục 1 Đề án "Đảm bảo an ninh, trật tự trên biển, đảo tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2018-2021 và những năm tiếp theo" ban hành kèm theo Quyết định 1168/QĐ-UBND năm 2018 của UBND tỉnh Kiên Giang quy định như sau:

    I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN NINH, TRẬT TỰ TRÊN BIỂN, ĐẢO PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THỜI GIAN QUA
    1. Tình hình chung vùng biển, đảo Kiên Giang:
    Vùng biển, hải đảo ven biển của tỉnh Kiên Giang có vị trí chiến lược về an ninh - quốc phòng, là ngư trường quan trọng trong cả nước, có tiềm năng phong phú, đa dạng và nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, du lịch sinh thái chất lượng cao; đường hàng hải quốc tế và cảng hàng không nối liền các khu vực, đồng thời là cửa ngõ giao lưu kinh tế với các nước trong khối ASEAN và quốc tế. Vùng biển rộng hơn 63.290km2 giáp với biển của các nước Campuchia, Thái Lan và Malaysia; có vùng nước lịch sử chung với Campuchia khoảng 8.800km2, bờ biển dài trên 200km, biên giới bộ dài khoảng 56,8 km; có 05 quần đảo với hơn 143 hòn đảo lớn, nhỏ, trong đó có 43 đảo có dân sinh sống, đảo lớn nhất là đảo Phú Quốc với diện tích 567km2, đảo xa nhất là đảo Thổ Châu, cách thành phố Rạch Giá hơn 200km; có 50 xã, phường, thị trấn thuộc 09 huyện, thị xã, thành phố có bờ biển và hải đảo, với diện tích hơn 2.247 km2. Bờ biển có gần 100 cửa sông lớn, nhỏ đổ ra biển, trong đó có 09 cửa sông lớn đổ ra biển và bến thủy nội địa là cầu nối trao đổi hàng hóa, tham quan du lịch giữa đất liền với các đảo. Nghề nghiệp chủ yếu là khai thác hải sản, du lịch, nông, lâm nghiệp..., đặc biệt là có tài nguyên phong phú, nhiều tiềm năng như: Đất đai, đồi núi, khoáng sản, rừng nguyên sinh và nhiều loài động vật quý hiếm. Toàn tỉnh hiện có khoảng hơn 10.500 phương tiện hoạt động trên biển, trong đó có trên 300 phương tiện làm dịch vụ hậu cần nghề cá và khoảng 2.463 phương tiện hoạt động đánh bắt xa bờ. Những năm gần đây, số lượng nhà đầu tư trong và ngoài nước đến làm ăn kinh tế, tham quan du lịch tại khu vực ven biển, đảo, đặc biệt là huyện đảo Phú Quốc ngày càng tăng, đã tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự trên biển, đảo của tỉnh.
    ...

    Như vậy, hiện nay đảo lớn nhất Việt Nam là đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang. Diện tích đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang khoảng 567km2.

    Mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Kiên Giang đến năm 2030?

    Đến năm 2030, Kiên Giang là tỉnh có chất lượng sống cao của vùng đồng bằng sông Cửu Long; là trung tâm kinh tế biển của Quốc gia. Các thành phố Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc là tam giác phát triển chính của nền kinh tế đô thị, thương mại và dịch vụ hướng biển, trong đó: Thành phố Phú Quốc là trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới; thành phố Rạch Giá là thành phố thương mại, dịch vụ xanh; thành phố Hà Tiên là đô thị di sản. Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, người dân có cuộc sống văn minh, hạnh phúc.

    Căn cứ theo Tiểu mục 5 Mục 2 Quyết định 1289/QĐ-TTg năm 2023, có 4 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển trong kỳ quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm:

    - Phát triển kinh tế biển, đẩy mạnh kết nối du lịch, đầu tư, thương mại, sản xuất, tiêu dùng giữa đất liền với hải đảo, trọng tâm là Phú Quốc; nuôi biển, khai thác hải sản bền vững, dịch vụ hậu cần nghề cá, công nghiệp chế biến thủy hải sản, công nghiệp năng lượng tái tạo.

    - Tạo bước đột phá phát triển thành phố Phú Quốc với cơ chế đặc thù, vượt trội về chính sách ưu đãi để tập trung huy động và ưu tiên nguồn lực phát triển một số ngành, lĩnh vực trọng tâm cho Phú Quốc.

    - Phát triển hướng biển, mở rộng không gian, lấn biển theo quy định pháp luật, sáng tạo, độc đáo, giàu bản sắc; hình thành không gian đô thị - dịch vụ đồng bộ, hiện đại, gắn với bảo vệ môi trường, phù hợp với điều kiện và năng lực tự nhiên.

    - Thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao trong các hoạt động kinh tế - xã hội và xây dựng chính quyền số; nâng cao hiệu quả quản trị công và cải cách thủ tục hành chính.

    113