Quyết định 116/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 116/2007/QĐ-TTg |
Ngày ban hành | 23/07/2007 |
Ngày có hiệu lực | 24/08/2007 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số : 116/2007/QĐ-TTg |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 2007 |
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
a) Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản là việc đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản trên cơ sở điều tra cơ bản địa chất theo quy hoạch, kế hoạch được Nhà nước giao phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, làm căn cứ khoa học cho việc định hướng các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản;
b) Công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản cần được thực hiện đi trước một bước và phải tiến hành đồng thời với điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất môi trường, địa chất tai biến, địa chất khoáng sản biển, nghiên cứu các chuyên đề về địa chất và khoáng sản trên toàn lãnh thổ và lãnh hải; ưu tiên thực hiện ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
c) Tài nguyên khoáng sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, cần được đầu tư điều tra, phát hiện và đánh giá tiềm năng khoáng sản ở trên mặt, dưới sâu theo từng loại khoáng sản hoặc nhóm khoáng sản; đồng thời, phải có chính sách, biện pháp bảo vệ, sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm và lâu dài.
a) Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 đạt 90% diện tích phần đất liền và tỷ lệ 1/500.000 ở phần lãnh hải đến độ sâu 100m nước, tỷ lệ 1/50.000 đến 1/100.000 một phần diện tích biển đới ven bờ đến độ sâu 30 m nước nhằm làm rõ hơn về cấu trúc địa chất, mức độ phân bố khoáng sản và khoanh định các diện tích có triển vọng về khoáng sản làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
b) Điều tra, đánh giá tiềm năng các loại khoáng sản, trọng tâm là sắt, titan, đồng, chì - kẽm, quặng phóng xạ, kaolin, felspat, khoáng chất công nghiệp, đá ốp lát và than làm cơ sở quy hoạch thăm dò, phát hiện các mỏ mới, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững ngành công nghiệp khai khoáng;
c) Tăng cường năng lực, trình độ, đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến, có độ chính xác cao, đáp ứng các yêu cầu về phân tích mẫu địa chất, khoáng sản; củng cố và xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu thống nhất về địa chất khoáng sản trên phạm vi cả nước.
3. Nhiệm vụ:
a) Lập các bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản :
- Giai đoạn đến năm 2015:
Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 tại 35 vùng trên đất liền thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ với diện tích khoảng 75.624 km2; trong đó, có 10 vùng đã triển khai trước năm 2006.
Điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường, địa động lực, tai biến địa chất, trong đó chú trọng vùng ven bờ ở tỷ lệ 1/50.000 - 1/100.000 đến độ sâu 30 m nước, diện tích khoảng 33.000 km2. Điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường, địa động lực, tai biến địa chất; trong đó chú trọng vùng ven bờ ở tỷ lệ 1/500.000 đến độ sâu 100 m nước, diện tích khoảng 266.000 km2.
Bay đo từ - xạ phổ gamma tỷ lệ 1/50.000 - 1/25.000, đánh giá đặc điểm cấu trúc địa chất và khoáng sản vùng Nam Pleiku (Kon Tum, Gia Lai), Đak Glei - Khâm Đức (Quảng Nam, Kon Tum), diện tích khoảng 11.600 km2.
- Giai đoạn sau 2015:
Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 tại 16 vùng trên đất liền thuộc các tỉnh Tây Nguyên, vùng trung du miền núi phía Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ với diện tích khoảng 38.960 km2. Bay đo từ - xạ phổ gamma tỷ lệ 1/50.000 - 1/25.000 vùng Bắc Kạn - Tuyên Quang, diện tích khoảng 6.200 km2; bay đo điện từ tỷ lệ 1/10.000 - 1/25.000 vùng Tú Lệ (Yên Bái, Sơn La)Bai gi), và Tuyên Quang, Bắc Kạn trên diện tích khoảng 10.000 km2. Điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường, địa động lực, tai biến địa chất vùng quần đảo Trường Sa tỷ lệ 1/500.000.
Trong quá trình lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản giai đoạn đến năm 2020, đồng thời tiến hành công tác nghiên cứu các chuyên đề về thạch luận, địa tầng và kiến tạo các đới cấu trúc, về mô hình tạo quặng các kiểu mỏ khoáng sản và dự báo diện tích triển vọng trên mặt và dưới sâu.
b) Điều tra, đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản :
- Giai đoạn đến năm 2015:
Điều tra, đánh giá trên 62 khu vực thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên nhằm phát hiện 40 - 45 khu vực có tiềm năng khoáng sản về than, sắt, đồng, chì - kẽm, đá ốp lát và các khoáng chất công nghiệp, có khả năng trở thành mỏ.
- Giai đoạn sau 2015:
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số : 116/2007/QĐ-TTg |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 2007 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm:
a) Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản là việc đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản trên cơ sở điều tra cơ bản địa chất theo quy hoạch, kế hoạch được Nhà nước giao phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, làm căn cứ khoa học cho việc định hướng các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản;
b) Công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản cần được thực hiện đi trước một bước và phải tiến hành đồng thời với điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất môi trường, địa chất tai biến, địa chất khoáng sản biển, nghiên cứu các chuyên đề về địa chất và khoáng sản trên toàn lãnh thổ và lãnh hải; ưu tiên thực hiện ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
c) Tài nguyên khoáng sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, cần được đầu tư điều tra, phát hiện và đánh giá tiềm năng khoáng sản ở trên mặt, dưới sâu theo từng loại khoáng sản hoặc nhóm khoáng sản; đồng thời, phải có chính sách, biện pháp bảo vệ, sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm và lâu dài.
2. Mục tiêu:
a) Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 đạt 90% diện tích phần đất liền và tỷ lệ 1/500.000 ở phần lãnh hải đến độ sâu 100m nước, tỷ lệ 1/50.000 đến 1/100.000 một phần diện tích biển đới ven bờ đến độ sâu 30 m nước nhằm làm rõ hơn về cấu trúc địa chất, mức độ phân bố khoáng sản và khoanh định các diện tích có triển vọng về khoáng sản làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
b) Điều tra, đánh giá tiềm năng các loại khoáng sản, trọng tâm là sắt, titan, đồng, chì - kẽm, quặng phóng xạ, kaolin, felspat, khoáng chất công nghiệp, đá ốp lát và than làm cơ sở quy hoạch thăm dò, phát hiện các mỏ mới, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững ngành công nghiệp khai khoáng;
c) Tăng cường năng lực, trình độ, đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến, có độ chính xác cao, đáp ứng các yêu cầu về phân tích mẫu địa chất, khoáng sản; củng cố và xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu thống nhất về địa chất khoáng sản trên phạm vi cả nước.
3. Nhiệm vụ:
a) Lập các bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản :
- Giai đoạn đến năm 2015:
Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 tại 35 vùng trên đất liền thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ với diện tích khoảng 75.624 km2; trong đó, có 10 vùng đã triển khai trước năm 2006.
Điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường, địa động lực, tai biến địa chất, trong đó chú trọng vùng ven bờ ở tỷ lệ 1/50.000 - 1/100.000 đến độ sâu 30 m nước, diện tích khoảng 33.000 km2. Điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường, địa động lực, tai biến địa chất; trong đó chú trọng vùng ven bờ ở tỷ lệ 1/500.000 đến độ sâu 100 m nước, diện tích khoảng 266.000 km2.
Bay đo từ - xạ phổ gamma tỷ lệ 1/50.000 - 1/25.000, đánh giá đặc điểm cấu trúc địa chất và khoáng sản vùng Nam Pleiku (Kon Tum, Gia Lai), Đak Glei - Khâm Đức (Quảng Nam, Kon Tum), diện tích khoảng 11.600 km2.
- Giai đoạn sau 2015:
Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 tại 16 vùng trên đất liền thuộc các tỉnh Tây Nguyên, vùng trung du miền núi phía Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ với diện tích khoảng 38.960 km2. Bay đo từ - xạ phổ gamma tỷ lệ 1/50.000 - 1/25.000 vùng Bắc Kạn - Tuyên Quang, diện tích khoảng 6.200 km2; bay đo điện từ tỷ lệ 1/10.000 - 1/25.000 vùng Tú Lệ (Yên Bái, Sơn La)Bai gi), và Tuyên Quang, Bắc Kạn trên diện tích khoảng 10.000 km2. Điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường, địa động lực, tai biến địa chất vùng quần đảo Trường Sa tỷ lệ 1/500.000.
Trong quá trình lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản giai đoạn đến năm 2020, đồng thời tiến hành công tác nghiên cứu các chuyên đề về thạch luận, địa tầng và kiến tạo các đới cấu trúc, về mô hình tạo quặng các kiểu mỏ khoáng sản và dự báo diện tích triển vọng trên mặt và dưới sâu.
b) Điều tra, đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản :
- Giai đoạn đến năm 2015:
Điều tra, đánh giá trên 62 khu vực thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên nhằm phát hiện 40 - 45 khu vực có tiềm năng khoáng sản về than, sắt, đồng, chì - kẽm, đá ốp lát và các khoáng chất công nghiệp, có khả năng trở thành mỏ.
- Giai đoạn sau 2015:
Điều tra, đánh giá trên 15 khu vực thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên nhằm phát hiện 10 khu vực có triển vọng về khoáng sản thiếc, chì - kẽm, đồng, than nâu.
Danh mục các diện tích lập bản đồ địa chất, điều tra, đánh giá khoáng sản được thể hiện tại Phụ lục I và Phụ lục II kèm theo Quyết định này.
c) Tăng cường năng lực, trình độ, đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến có độ chính xác cao, đáp ứng yêu cầu phân tích thí nghiệm mẫu địa chất, khoáng sản:
- Xây dựng hai Trung tâm phân tích thí nghiệm địa chất tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có thiết bị tiên tiến, đủ năng lực để gia công và phân tích, xác định chính xác các loại mẫu địa chất và khoáng sản;
- Kiện toàn và xây dựng các đơn vị điều tra địa chất tinh gọn, có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có trang thiết bị điều tra và xử lý tài liệu hiện đại.
d) Xây dựng cơ sở hệ thống dữ liệu thông tin về địa chất, khoáng sản:
Đến năm 2015, hoàn thành việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin thống nhất trên phạm vi cả nước về địa chất và khoáng sản. Xây dựng Trung tâm Thông tin lưu trữ địa chất có đủ cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu tổng hợp, xử lý và cung cấp thông tin kịp thời, thuận lợi. Củng cố và xây dựng mở rộng Bảo tàng Địa chất, lưu giữ, bảo quản hệ thống phong phú các mẫu vật địa chất, khoáng sản và các thông tin liên quan, đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác quản lý, sản xuất và nhu cầu của cộng đồng xã hội.
4. Giải pháp:
a) Tập trung đầu tư nghiên cứu, lựa chọn các phương pháp, thiết bị tiên tiến, hiện đại có độ chính xác cao, sử dụng có hiệu quả trong công tác điều tra địa chất, khoáng sản và phân tích thí nghiệm các loại mẫu vật;
b) Hoàn thiện, đổi mới chính sách, cơ chế quản lý, cấp phát, quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản phù hợp với Luật Ngân sách và tình hình thực tế hiện nay;
c) Đổi mới, hoàn thiện các quy trình, quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản phù hợp với trình độ phát triển và năng lực công nghệ tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới;
d) Tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và dự báo khoáng sản đối với các cấu trúc sâu có tiềm năng khoáng sản; nghiên cứu, hợp tác tiếp cận các thành tựu khoa học địa chất của các nước, đẩy mạnh ứng dụng các phương pháp, thiết bị, công nghệ tiên tiến trong công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản.
5. Vốn đầu tư:
- Vốn đầu tư cho công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2020 khoảng 2.400 tỷ đồng và nâng cao năng lực thiết bị khoảng 250 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách nhà nước. Kinh phí cho từng dự án cụ thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định và theo dự toán ngân sách nhà nước được giao.
- Các nguồn vốn do tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác với Việt Nam.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện Quy hoạch này.
2. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối vốn ngân sách để thực hiện Quy hoạch này.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm cho việc triển khai công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản theo quy hoạch trên phạm vi quản lý hành chính của tỉnh, thành phố; sử dụng có hiệu quả các kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản để quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ, Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, CN (5b). |
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng |
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CÁC DIỆN TÍCH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT VÀ ĐIỀU TRA KHOÁNG SẢN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 116/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)
Bảng 1.1 Danh mục các diện tích lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 (phần đất liền)
STT |
Diện tích nhóm tờ |
Diện tích (km2) |
Tọa độ địa lý |
Khoáng sản trọng tâm |
Lập trước năm |
Hoàn thành năm |
I. Thực hiện đến năm 2010 |
||||||
1 |
Mộc Châu |
2.260 |
104°25’ - 105°00’ |
Vàng, chì - kẽm, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2010 |
2010 |
2 |
Phố Lu - Bắc Than Uyên (Lào Cai, Lai Châu) |
1.900 |
103°30’
- 104°00’, 22°00’ - 22°10’ |
Sắt, đồng, vàng, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2010 |
2010 |
3 |
Đồng Văn (Hà Giang) |
1.200 |
105°15’ - 105°45’ |
Thủy ngân, antimon, vàng, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2010 |
2010 |
4 |
Lang Chánh (Thanh Hoá) |
620 |
104°49’ - 105°15’ |
Vàng, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2010 |
2010 |
5 |
Kon
Plong
|
2.000 |
108°00’ - 108°30’ |
Vàng, đolomit, bauxit, xạ hiếm, khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2010 |
2010 |
6 |
Kong
Chro |
3.000 |
108°30’ - 109°00’ |
Vàng, thiếc, Wolfram, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2010 |
2010 |
7 |
Sông Mã (Sơn La) |
2.940 |
102°54’ - 104°00’ |
Vàng, chì - kẽm, thủy ngân - antimon, khoáng chất công nghiệp |
2010 |
2015 |
8 |
Hoàng Su Phì (Hà Giang) |
950 |
104°30’ - 104°45’ |
Thiếc, khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2010 |
2015 |
9 |
Con Cuông (Nghệ An) |
2.320 |
104°11’ - 105°30’ |
Vàng, thiếc, khoáng chất công nghiệp |
2010 |
2015 |
10 |
Thanh Chương (Nghệ An) |
1.900 |
104°25’ - 105°15’ |
Vàng, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2010 |
2015 |
11 |
Hương
Sơn |
1.400 |
105°06’ - 105°30’ |
Vàng, thiếc, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2010 |
2015 |
12 |
Ia
Meur |
2.200 |
107°25’ - 108°00’ |
Vàng, khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2010 |
2015 |
13 |
Bắc Giang (Bắc Giang, Lạng Sơn) |
2.880 |
106°00’ - 106°30’ |
Vàng, đồng, thủy ngân, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2010 |
2015 |
14 |
Tu Mơ Rông (Kon Tum) |
1.500 |
107°45’ - 108°15’ |
Vàng, đá quý, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2010 |
2015 |
15 |
Kan
Nack
|
3.000 |
108°00’ - 108°45’ |
Vàng, đá quý, khoáng chất công nghiệp, bauxit, xạ hiếm, khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2010 |
2015 |
16 |
Buôn
Đôn |
2.900 |
107°29’ - 108°15’ |
Vàng, antimon và khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2010 |
2015 |
17 |
Đak
Mil |
2.760 |
107°30’ - 108°15’ |
Bauxit, đá quý, khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2010 |
2015 |
18 |
Đèo
Bảo Lộc
|
2.020 |
107°30’ - 108°00’ |
Vàng, thiếc, đá quý, khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2010 |
2015 |
II. Thực hiện đến năm 2015 |
||||||
19 |
Mường Toỏng (Lai Châu ) |
1.700 |
102°20’ - 103°00’ |
Vàng, đồng, khoáng chất công nghiệp |
2015 |
2015 |
20 |
Mường
Nhé
|
2.220 |
102°08’ - 102°55’ |
Vàng, đồng, khoáng chất công nghiệp |
2015 |
2015 |
21 |
Ninh Bình (Ninh Bình, Thanh Hoá) |
1.940 |
105°30’ - 106°00’ |
Thủy ngân, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2015 |
2015 |
22 |
Uông Bí (Quảng Ninh, Hải Dương) |
2.360 |
106°30’ - 107°15’ |
Thủy ngân -antimon, vàng, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2015 |
2015 |
23 |
Thanh Hoá (Thanh Hoá) |
1.680 |
105°30’ - 106°00’ |
Khoáng chất công nghiệp và khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2015 |
2015 |
24 |
Chư
Sê |
2.000 |
108°00’ - 108°30’ |
Sét chịu lửa, đá ốp lát, kaolin, khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2015 |
2015 |
25 |
Krông
Bông |
2.020 |
108°15’ - 108°45’ |
Vàng, thiếc, đá ốp lát, khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2015 |
2015 |
26 |
Tú Lệ (Lào Cai, Yên Bái) |
2.400 |
104°00’ - 104°30’ |
Vàng, đồng, chì - kẽm, khoáng chất công nghiệp |
2015 |
2020 |
27 |
Khe Cát (Quảng Bình) |
2.870 |
105°58’ - 107°00’ |
Vàng, chì - kẽm, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2015 |
2020 |
28 |
Ea
Sup |
2.200 |
107°30’ - 108°00’ |
Vàng, barit, đá quý, khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2015 |
2020 |
29 |
Chư
Pah
|
2.350 |
107°20’ - 108°00’ |
Vàng, đá quý, kaolin, khoáng chất công nghiệp |
2015 |
2020 |
30 |
Đình Lập (Quảng Ninh, Lạng Sơn) |
960 |
107°00’ - 107°15’ |
Đồng, vàng, khoáng chất công nghiệp |
2015 |
2020 |
31 |
Tĩnh Gia (Thanh Hoá, Nghệ An) |
2.070 |
105°30’ - 105°55’ |
Khoáng chất công nghiệp, khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2015 |
2020 |
32 |
Đông Thọ (Hà Tĩnh, Quảng Bình) |
2.450 |
105°30’ - 106°18’ |
Vàng, mangan, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2015 |
2020 |
33 |
Đak
Nông |
2.570 |
107°00’ - 107°45’ |
Vàng, thiếc, bauxit, đá quý, khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2015 |
2020 |
34 |
Bảo
Lộc |
4.040 |
107°30’ - 108°15’ |
Thiếc, Wolfram, thạch anh tinh thể, khoáng sản làm vật liệu xây dựng, bauxit, than nâu, sét bentonit |
2015 |
2020 |
35 |
Châu
Đốc |
2.370 |
105°00’ - 105°30’ |
Sét gạch ngói, cát, sạn sỏi, đá xây dựng, than bùn |
2015 |
2020 |
36 |
Mộc Hoá (Đồng Tháp, Long An) |
2.610 |
105°30’ - 106°00’ |
Sét gạch ngói, than bùn, đất san lấp, cát, sạn |
2015 |
2020 |
III. Thực hiện đến năm 2020 |
||||||
37 |
Hải Dương (Hải Dương, Bắc Giang, Hưng Yên) |
1.970 |
105°45’ - 106°31’ |
Khoáng chất công nghiệp và khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2020 |
2020 |
38 |
Tân
An |
3.060 |
106°00’ - 106°45’ |
Sét gạch ngói, than bùn, cát cuội sỏi, vật liệu san lấp |
2020 |
2020 |
39 |
A
Yunpa
|
2.000 |
108°00’ - 108°30’ |
Vàng, fluorit, khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2020 |
2020 |
40 |
Ea
H’Leo |
2.000 |
108°00’ - 108°30’ |
Vàng, barit, đá quý, khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2020 |
2020 |
41 |
Bù Đăng (Bình Phước, Lâm Đồng) |
3.040 |
107°00’ - 107°30’ |
Vàng, thiếc, bauxit, đá quý, khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
2020 |
2020 |
Bảng 1.2. Danh mục các diện tích lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản vùng biển ven bờ
TT |
Danh mục các nhiệm vụ |
Diện tích (km2) |
Lập trước năm |
Hoàn thành năm |
Điều tra tỷ lệ 1/100.000 - 1/50.000 |
||||
1 |
Khảo sát, đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản vùng ven bờ tỉnh Sóc Trăng, tỷ lệ 1/100.000 |
5.552 |
2005 |
2010 |
2 |
Điều tra địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/100.000 - 1/50.000 dải ven biển Hải Phòng - Móng Cái từ 0 - 30m nước |
9.200 |
2010 |
2015 |
3 |
Điều tra địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/100.000 -1/50.000 dải ven biển Nga Sơn đến Diễn Châu từ 0 - 30 m nước |
8.500 |
2010 |
2015 |
|
Tổng diện tích |
23.250 |
|
|
Điều tra tỷ lệ 1: 500.000 |
||||
4 |
Điều tra địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:500.000 đến độ sâu 100 m nước (vùng biển có độ sâu 30 - 100 m phía ngoài dải ven biển 0 - 30 m nước, từ Móng Cái đến Kiên Giang) |
266.000 |
2015 |
2020 |
Bảng 1.3. Danh mục các diện tích bay đo địa vật lý
TT |
Tên diện tích (đề án) |
Vị trí địa lý |
Toạ độ |
Diện tích (km2) |
Lập trước năm |
Hoàn thành năm |
1 |
Bay đo từ - xạ phổ gamma tỷ lệ 1/50.000 - 1/25.000 vùng Nam Pleiku |
Kon Tum, Gia Lai |
A: 107o31’; 14o00’ B: 108o30’; 14o11’ C: 108o38’; 13o14’ D: 108o27’; 12o49’ E: 107o36’; 12o50’ |
8.000 |
2010 |
2010 |
2 |
Bay đo từ - xạ phổ gamma tỷ lệ 1/50.000 - 1/25.000 vùng Đak Glei - Khâm Đức |
Quảng Nam, Kon Tum |
Diện tích 1: A: 107o25'; 14o45' B: 108o05'; 15o30' C: 108o00'; 14o45' D: 107o25'; 15o30' Diện tích 2: A: 107o13'; 15o30' B: 108o00'; 15o30' C: 108o00'; 16o25' D: 107o13'; 16o25' |
3.600 |
2015 |
2015 |
3 |
Bay đo từ - xạ phổ gamma tỷ lệ 1/50.000 - 1/25.000 vùng Bắc Kạn - Tuyên Quang |
Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên |
A: 105o34’; 22o23’ B: 106o00’; 21o59’ C: 106o00’; 21o24’ D: 105o23’; 21o40’ E: 105o10’; 21o52’ F: 105o10’; 22o13’ |
6.200 |
2015 |
2020 |
4 |
Bay đo điện từ tỷ lệ 1/25.000 - 1/10.000 đới Lô Gâm |
Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang |
A.104°50'; 23°02' B.104°54'; 23°09' C.105°54'; 22°40' D.106°06'; 22°26' E.106°00'; 22°18' F.106°10'; 22°10' G.106°00'; 21°59' H.105°34'; 22°23' |
3.000 |
2020 |
2020 |
5 |
Bay đo điện từ tỷ lệ 1/25.000 - 1/10.000 đới Tú Lệ |
Yên Bái, Sơn La |
A. 103°08'; 22°12' B. 103°20'; 22°30' C.104°50'; 21°35' D.104°36'; 21°18' |
7.000 |
2020 |
2020 |
PHỤ LỤC II
DANH MỤC CÁC DIỆN TÍCH ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 116/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Tên diện tích (đề án) |
Vị trí địa lý |
Toạ độ |
Diện tích km2 |
Cơ sở địa chất |
Khởi công trước năm |
Hoàn thành năm |
2.1. Các diện tích thực hiện đến năm 2010 |
|||||||
1 |
Than biến chất trung bình vùng Nà Sang |
Điện Biên |
A: 21o19';103o02' B: 21o19'; 103o07' C: 21o10'; 103o10' D: 21o10'; 103o05' |
138 |
Có 8 vỉa than, chiều dày từ 0,3 đến 1,25 m, chiều dài khoảng 1.700 m đến 3.000 m. Chất lượng than trung bình |
2010 |
2010 |
2 |
Than biến chất trung bình khu Khe Lay |
Sơn La |
A: 21o00'; 104o27' B: 21o01'; 104o27' C: 21o03'; 104o23' D: 21o02'; 104o23'
|
15 |
Có 6 lộ vỉa than kéo dài đến 3.000 m, bề dày đến 0,7m
|
2010 |
2015 |
3 |
Than antraxit dưới mức -300 m |
Quảng Ninh |
A: 21o4'; 107o20' B: 21o01';107o20' C: 21o4'; 106o35' D: 21o10'; 103o37' |
210 |
Các vỉa than còn tồn tại sâu dưới các vùng mỏ đang khai thác |
2010 |
2015 |
4 |
Quặng urani khu Khe Lốt |
Nam Giang, Quảng Nam |
A: 15o43’; 107o53’ B: 15o43’; 107o52’ C: 15o41’; 107o52’ D: 15o41’; 107o53’ |
25 |
Đã phát hiện 3 lớp trầm tích chứa quặng urani có hàm lượng 0,01 - 3,8% U3O8 |
2010 |
2015 |
5 |
Quặng sắt Bản Quân, huyện Chợ Đồn |
Bắc Kạn |
A: 105033’; 22006’ B: 105031’; 22007’ C: 105031’; 22018’ D: 105033’; 22018’ |
83 |
Có ba điểm quặng sắt, chất lượng quặng tốt |
2010 |
2010 |
6 |
Quặng mangan vùng Đồng Tâm, Bắc Quang |
Hà Giang |
A:
104°56’; 22°30’ C: 104°56’; 22°21’ D: 104°53’; 22°21’ |
76 |
Tập đá chứa quặng mangan dày 30 - 100 m, dài từ 1 đến 3,5 km, hàm lượng Mn 19,98% |
2010 |
2010 |
7 |
Quặng titan vùng Đồng Danh, huyện Sơn Dương |
Sơn Dương, Tuyên Quang |
A: 105022’; 21045’ B: 105030’; 21045’ C: 105030’; 21042’ D: 105024’; 21042’ |
55 |
Các vành trọng sa ilmenit bao quanh khối gabro Đồng Danh, hàm lượng đến 101,5kg/m3 |
2010 |
2015 |
8 |
Quặng thiếc-vonfram Pia Oắc, Nguyên Bình |
Cao Bằng |
A:105°49’; 22° 34’ B:105°54’; 22° 34’ C:105°53’; 22° 38’ D:105°49’; 22° 38’ |
46 |
Hệ mạch thạch anh có bề dày đến 0,8m, cá biệt đến 1,5m, dài 100 - 150m chứa Sn đến 0,1 - 0,3%;WO3: đến 2,43% |
2010 |
2010 |
9 |
Quặng vonframit vùng Đak Rmăng |
Đak Nông |
A: 12o04’; 107o59’ B: 11o58’; 108o04’ C: 11o52’; 108o04’ D: 11o52’; 108o00’ |
148 |
Có 4 thân quặng dạng mạch thạch anh - volframit, dày từ 0,3 đến 2 m |
2010 |
2010 |
10 |
Quặng chì kẽm - barit Bản Vai, Bản Ran |
Bảo Lâm, Cao Bằng |
A: 105°28’; 22°46’ B: 105°31’; 22°43’ C: 105°29’; 22°42’ D: 105°27’; 22°45’ |
19 |
Có 3 thân quặng barit, 7 thân quặng chì kẽm, có chất lượng trung bình |
2010 |
2010 |
11 |
Quặng chì - kẽm vùng Trung Sơn - Trung Minh huyện Yên Sơn |
Yên Sơn, Tuyên Quang. |
A: 105°22’; 21°53’ B: 105°25’; 21°52’ C: 105°29’; 21°59’ D: 105°25’; 22°01’ |
105 |
Có 3 điểm quặng Pb-Zn dày 0,8 - 1 m. Hàm lượng Pb đến 8,79%; Zn đến 15,33% |
2010 |
2015 |
12 |
Quặng chì kẽm Bản Lìn - Phia Đăm |
Bắc Kạn -Cao Bằng |
A: 105o37’; 22o47’ B: 105o34’; 22o45’ C: 105o44’; 22o38’ D: 105o41’; 22o37’ |
116 |
Có 2 vùng quặng, thân quặng có quy mô đáng kể, hàm lượng trung bình - cao |
2010 |
2010 |
13 |
Quặng chì-kẽm vùng Quảng Chu - Chợ Mới |
Bắc Kạn |
A: 105054’; 21045’ B: 105054’; 21053’ C: 105045’; 21053’ D: 105045’; 22045’ |
211 |
Có 02 điểm quặng gồm 3 thân quặng chì kẽm, dày đến 2 m |
2010 |
2010 |
14 |
Quặng chì kẽm vùng Cẩm Nhân, Yên Bình |
Yên Bái |
A: 21054’; 105000’ B: 21055’; 104053’ C: 21000’; 104053’ D: 21000’; 105000’ |
107 |
6 thân quặng chì kẽm, dày 0,9 - 2,5 m, dài 200 - 1.400 m, trong đá vôi, hàm lượng Pb+Zn: 5,32 - 13,67%. |
2010 |
2010 |
15 |
Quặng chì kẽm vùng Bản Lầu, Mường Khương |
Lào Cai |
A: 22037’; 104010’ B: 22040’; 104008’ C: 22031’; 104003’ D: 22035’; 104003’ |
107 |
Đã ghi nhận 9 thân quặng dày 0,5 - 1,5 m, dài 50 - 240 m |
2010 |
2015 |
16 |
Quặng chì kẽm vùng Bản Mế, Si Ma Cai |
Lào Cai |
A: 22043’; 104019’ B: 22043’; 104012’ C: 22037’; 104019’ D: 22037’; 104012’ |
133 |
Có 5 thân quặng dày 0,5 - 5 m, dài 130 - 380 m,. hàm lượng Pb: 0,5 - 28,71%; Zn: 0,69-13,97% |
2010 |
2015 |
17 |
Quặng đồng vùng Tri Năng, huyện Lang Chánh |
Thanh Hoá |
A: 20o06’; 105o14’ B: 20o04’; 105o14’ C: 20o08’; 105o04’ D: 20o10’; 105o04’ |
67 |
Có ba điểm quặng với các thân quặng dày đến 4,3m, hàm lượng Cu đến 1,06% |
2010 |
2010 |
18 |
Quặng đồng vùng Pắc Ma-Chiềng Ngàm |
Thuận Châu, Sơn La |
A: 21041’; 103036’ B: 21042’; 103038’ C: 21031’; 103045’ D: 21031’; 103043’ |
91 |
3 điểm quặng gồm một số thân quặng dài 150 - 400 m, hàm lượng đồng 0,5 -1,18% |
2010 |
2015 |
19 |
Quặng antimon ở Yên Minh và Mèo Vạc |
Hà Giang |
A: 105°09’;23°02’ B: 105°10’; 23°09’ C: 105°27’; 23°13’ D: 105°31’;23°10’ |
299 |
Có 3 điểm quặng trong đá vôi, có hàm lượng Sb đến 19% |
2010 |
2010 |
20 |
Quặng molipden vùng Kin Tchang Hồ |
Bát Xát, Lào Cai |
A: 22036’; 103040’ B: 22o34’; 103o37’ C: 22o27’; 103o46’ D: 22o25’; 103o45’ |
97 |
9 thân quặng dày đến 3 ¸ 4m, dài 100 m - 250 m. Hàm lượng molipden > 0,1 đến 2,98 % |
2010 |
2010 |
21 |
Quặng barit Pò Tấu |
Trùng Khánh Cao Bằng |
A: 106°36’;22°47’ B: 106°39’; 22°47’ C: 106°39’; 22°48’ D: 106°36’;22°48’ |
12 |
Mạch quặng barit dài hơn 100m, dày 1,5 - 1,8m, BaSO4 = 80% |
2010 |
2015 |
22 |
Kaolin, felspat vùng Hương Phong - A Roàng |
A Lưới, Thừa Thiên-Huế |
A: 16o10’;
107o18’ |
66 |
Có 10 mạch aplit phong hoá thành kaolin |
2010 |
2010 |
23 |
Felspat vùng Trà My - Tiên Lập |
Quảng Nam |
A: 15o24’; 108o26’ B: 15o25’; 108o21’ C: 15o22’; 108o09’ D: 15o20’; 108o10’ |
119 |
Có nhiều mạch pegmatit, giàu felspat trong tầng đá phiến, chất lượng trung bình |
2010 |
2010 |
24 |
Felspat và kaolin vùng Tân Thịnh-Bằng Doãn |
Phú Thọ, Yên Bái |
A: 21042'; 104053' B: 21044'; 104056' C: 21039'; 105005' D: 21035'; 105001' |
144 |
Hai điểm kaolin và một điểm pegmatit có chất lượng đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sứ |
2010 |
2015 |
25 |
Felspat vùng Việt Thành - Nga Quán |
Trấn Yên, Yên Bái |
A: 21052'; 104043' B: 21054'; 104045’ C: 21048'; 104049' D: 21047'; 104048' |
55 |
Có 4 thân khoáng dày 2 - 50 m, kéo dài đến 500 m; chất lượng trung bình |
2010 |
2010 |
26 |
Sét kaolin vùng Yên Dũng, Lục Nam |
Bắc Giang |
A: 106°22’;21°16’ |
250 |
Các thấu kính sét kaolin màu trắng đốm nâu, dày 2,4 - 3,0 m, có chất lượng trung bình |
2010 |
2010 |
27 |
Sét kaolin vùng Lang Chánh, Bá Thước, Cẩm Thuỷ |
Thanh Hoá |
A: 105o09’; 20016’ B: 105o05’; 20020’ C: 104o58’; 20009’ D: 105o03’; 20008’ |
185 |
Có 08 điểm quặng kaolin phân bố trên diện rộng |
2010 |
2015 |
28 |
Đá ốp lát granit vùng Phu Loi |
Tân Kỳ, Nghệ An |
A:19°09’;105°09’ |
38 |
Khối granosienit, granit dạng porphyr quy mô lớn, độ nguyên khối tốt, chất lượng và tính thẩm mỹ đạt tiêu chuẩn đá ốp lát |
2010 |
2010 |
29 |
Đá ốp lát granit vùng Bình Liêu- Hải Hà |
Quảng Ninh |
A: 21°36’;107°41’ D: 21°30’;107°41’ |
134 |
Các khối đá granit - pofia màu hồng, đỏ trào, có độ nguyên khối và có tính thẩm mỹ làm đá ốp lát |
2010 |
2010 |
30 |
Kiểm tra chi tiết cụm dị thường vùng La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc |
Bình Thuận |
A: 107o55’; 11o18’ B: 107o49’; 11o18’ C: 107o49’; 11o15’ D: 107o55’; 11o14’ |
68 |
Có 24 dị thường bản chất kali, liên quan đến các đới biến đổi nhiệt dịch, có khả năng có chứa thiếc |
2010 |
2010 |
31 |
Kiểm tra chi tiết cụm dị thường vùng nam Phan Rang |
Bình Thuận |
A: 108o00’; 11o34’ B: 109o00’; 11o30’ C: 109o55’; 11o30’ D: 108o55’; 11o34’ |
84 |
Dị thường từ cường độ cao, phân bố tập trung Có khả năng phát hiện quặng sắt |
2010 |
2010 |
32 |
Kiểm tra chi tiết cụm dị thường vùng Khánh Sơn |
Khánh Hoà |
A: 108o53’; 11o57’ B: 108o53’; 12o00’ C: 109o01’; 12o00’ D: 109o01’; 11o57’ |
94 |
Có 03 cụm dị thường và các dấu hiệu khoáng hoá đồng, vàng và chì - kẽm |
2010 |
2010 |
2.2. Các diện tích thực hiện đến năm 2015 |
|||||||
33 |
Quặng phóng xạ vùng Bản Lang - Thèn Sin |
Lai Châu |
A: 22o40’; 103o18’ B: 22o38’; 103o16’ C: 22o24’; 103o29’ D: 22o24’; 103o32’ |
158 |
Dải dị thường phóng xạ trong các đới dập vỡ, có một số mạch quặng có hàm lượng ThO2 0,01 đến 5% |
2015 |
2115 |
34 |
Quặng phóng xạ vùng Thanh Sơn |
Phú Thọ |
A: 21o03’; 105o04’ B: 21o03’; 105o10’ C: 21o00’; 105o10’ D: 21o01’; 105o04’ |
38 |
Dị thường phóng xạ phân bố thành dải kéo dài. Hàm lượng thori đến 0,16% |
2015 |
2020 |
35 |
Quặng sắt, vermiculit vùng Cự Đồng |
Thanh Sơn, Phú Thọ |
A:21007’; 105011’ B: 21007’;105014’ C: 21005’; 105014’ D: 21005’; 105011’ |
26 |
Có 02 điểm quặng sắt và 01 điểm quặng vermiculit, chất lượng tốt |
2015 |
2020 |
36 |
Quặng sắt Bằng Thành, Bộc Bố |
Pắc Nậm, Bắc Kạn |
A: 105°38’;22°38’ B: 105°42’; 22°36’ C: 105°40’; 22°31’ D: 105°36’;22°33’ |
72 |
Có 4 điểm quặng sắt, chất lượng tốt |
2015 |
2015 |
37 |
Quặng sắt vùng Xóm Giường, Thanh Sơn |
Phú Thọ |
A: 20o57’; 105o07’ B: 21o01’; 105o03’ C: 20o57’; 105o03’ D: 21o01’; 105o07’ |
57 |
Có 7 thân quặng dày đến 3 m, dài đến 1500 m, chất lượng trung bình |
2015 |
2015 |
38 |
Quặng mangan Ngọc Linh, Ngọc Minh huyện Vị Xuyên |
Hà Giang |
A: 106°07’;22°37’ B: 105°05’; 22°34’ C: 104°59’; 22°36’ D: 105°00’;22°39’ |
70 |
Các đới quặng kéo dài 500 m, rộng 200 m. Hàm lượng Mn: đến 25% |
2015 |
2015 |
39 |
Quặng thiếc gốc vùng Châu Tiến, Quỳ Hợp |
Quỳ Châu, Nghệ An |
A: 19o24’; 105o16’ B: 19o27’; 105o16’ C: 19o 25’; 105o04’ D: 19o27’; 105o04’ |
113 |
Có 05 điểm quặng thiếc gốc phân bố trên diện rộng
|
2015 |
2015 |
40 |
Quặng thiếc, đá quý Bản Pảng, huyện Thường Xuân, Quế Phong |
Nghệ An, Thanh Hoá |
A: 19o54’; 105o08’ B: 19o50’; 105o13’ C: 19o47’; 105o13’ D: 19o47’; 105o06’ E: 19o49’; 105o04’
|
146 |
Có 4 điểm khoáng sản thiếc, thạch anh tinh thể, topa; 2 điểm sa khoáng thiếc |
2015 |
2015 |
41 |
Quặng thiếc, vonfram vùng tây Thường Xuân |
Thanh Hoá |
A: 19o57’; 105o15’ B: 19o58’; 105o20’ C: 19o53’; 105o20’ D: 19o53’; 105o15’
|
65 |
Có hai điểm quặng và nhiều vành phân trọng sa casiterit, wolframit |
2015 |
2015 |
42 |
Quặng thiếc gốc vùng Gung Ré (Sa Võ) |
Huyện Di Linh, Lâm Đồng |
A: 11o29’, 108o02’ B: 11o26’, 108o04’ C: 11o23’”, 107o55’ D: 11o25’, 107o56’ |
77 |
Có 3 thân quặng và 24 mạch thạch anh turmalin - casiterit, chiều dày mạch đến 2 m. Hàm lượng thiếc 1 - 3% |
2015 |
2015 |
43 |
Quặng thiếc vùng Yên Sơn |
Tuyên Quang |
A: 105°05’;21°48’ B: 105°05’; 21°41’ C: 105°13’; 21°41’ D: 105°13’;21°48’ |
169 |
Có 6 mạch quặng thiếc, dày từ 0,65 - 3,5 m, hàm lượng Sn từ 1 - 3,54% |
2015 |
2015 |
44 |
Quặng chì kẽm, antimon vùng Nậm Chảy |
Lào Cai |
A: 22o40’; 104o09’ B: 22o44’; 104o09’ C: 22o44’; 104o03’ D: 22o39’; 104o01’ |
103 |
Điểm quặng chì kẽm gồm 4 thân quặng và 4 điểm quặng antimon |
2015 |
2020 |
45 |
Quặng chì - kẽm vùng tây nam Phia Khao |
Chợ Đồn, Bắc Kạn |
A: 105o30’; 22o16’ B: 105o28’; 22o16’ C: 105o28’; 22o10’ D: 105o31’; 22o10’ |
44 |
Điểm quặng chì - kẽm có 2 mạch, dày 0,2 - 5 m |
2015 |
2015 |
46 |
Quặng chì - kẽm vùng Cao Mã - Tà Ván, huyện Quản Bạ |
Hà Giang |
A: 23o00’; 104o53’ B: 23o00’; 104o50’ C: 23o07’; 104o47’ D: 23o07'; 104o50’ |
62 |
Các thân quặng chì kẽm phân bố trong đá vôi, dày1 - 4 m; dài 90 - 400 m; hàm lượng Pb+Zn đến 20% |
2015 |
2015 |
47 |
Quặng Pb - Zn vùng Mu Gi |
Lệ Thuỷ, Quảng Bình |
A: 17o04'; 106o28' B: 17o04'; 106o30' C: 17o02'; 106o30' D: 17o02'; 106o28' |
100 |
Điểm quặng chì kẽm gồm 4 đới mạch, hàm lượng chì và kẽm đạt 9% |
2015 |
2020 |
48 |
Quặng chì-kẽm vùng Cao Bồ, Vị Xuyên |
Vị Xuyên, Hà Giang |
A: 22o42’; 104o58’ B: 22o50’; 104o59’ C: 22o46’; 104o54’ D: 22o42’; 104o54’ |
97 |
Có 2 điểm quặng chì kẽm và 2 điểm quặng arsen, dày 1,0 m , dài đến 1.000 m |
2015 |
2015 |
49 |
Quặng chì kẽm, barit vùng Nà Tòng-Xá Nhè, Tuần Giáo |
Điện Biên |
A: 21o49'; 103020' B: 21o49'; 103o25' C: 21o41';
103o27' |
118 |
Đới khoáng hóa dài 2 km, rộng 200 - 500 m, gồm 7 thân khoáng dày 0,6 - 10 m, dài 300 - 400 m; hàm lượng Pb+Zn đến 10% |
2015 |
2015 |
50 |
Quặng antimon vùng Bá Thước |
|
A: 20024’;
105016’ |
100 |
Có 4 điểm quặng có triển vọng trong tầng đá vôi |
2015 |
2015 |
51 |
Quặng barit vùng Kim Loan |
Hạ Lang, Cao Bằng |
A:106°32’;22°45’ B: 106°37’;22° 45’ C: 106°37’; 22°43’ D: 106°32’;22°43’ |
33 |
Đới khoáng hoá dài 1.200 m rộng 120 - 140 m. Có 2 thân quặng có hàm lượng BaSO4 = 48 - 82%; Fe = 0,22 - 2,3% |
2015 |
2020 |
52 |
Quặng fluorit Ia Le |
Chư Sê, Gia Lai |
A: 13o29’, 108o06’ B: 13o29’, 108o09’ C: 13o24’, 108o09’ D: 13o24’, 108o05’ |
51 |
Có 2 mạch quặng dày từ 0,5 - 1,3m, dài 300 m và một số dấu hiệu quặng fluorit. Hàm lượng CaF2 = 51,46 % |
2015 |
2015 |
53 |
Quặng vermiculit khu Sơn Thuỷ |
Lào Cai |
A: 22o09’; 104o18’ B: 22o09’; 104o20’ C: 22o07’; 104o20’ D: 22o07’; 104o18’ |
15 |
Có 2 điểm quặng gồm 6 đới quặng dài 1,2 - 4km, dày 5 - 30 m, hàm lượng vermiculit 10 - 85,2% |
2015 |
2015 |
54 |
Quặng felspat vùng Ngòi Thi |
Bảo Thắng, Lào Cai |
A: 22031’; 104001’ B: 22030’; 104003’ C: 22027’; 104002’ D: 22030’; 103058’ |
32 |
Nhiều thân pegmatit giàu felspat phân bố trong tầng đá phiến. Chất lượng trung bình |
2015 |
2015 |
55 |
Quặng serixit pyrophilit vùng Hang Chú - Chim Vàn |
Bắc Yên, Sơn La. |
A: 21024’;
104013’ |
86 |
Điểm quặng Suối Lềnh có 8 thân khoáng rộng 10 - 50 m, dài 200 - 750 m; trong tầng đá núi lửa bị biến đổi, hàm lượng sericit 20 - 65% |
2015 |
2020 |
56 |
Kaolin -felspat nam khối Sông Chảy |
Bắc Quang, Quang Bình, Hà Giang |
A: 104°51’;22°28’ B: 104°54’; 22°32’ |
145 |
Bốn điểm quặng kaolin, hai điểm quặng felspat, chất lượng tốt |
2015 |
2015 |
57 |
Kaolin và felspat vùng Vân Sơn - Lâm Xuyên |
Sơn Dương, Tuyên Quang |
A: 105015’; 21043’ B: 105022’; 21031’ C: 105020’; 21030’ D: 105014’; 21035’ |
120 |
Hai điểm quặng kaolin có diện phân bố 1,0km x 0,3km, dày hơn 5m có chất lượng tốt. Dưới kaolin là quặng felspat |
2015 |
2015 |
58 |
Sét - kaolin huyện Bến Cát. |
Bình Dương |
A :11o08’; 106o58’ B : 11o00’;106o53’ C : 11o24’;106o35’ D :11o17’; 106o29’ |
875 |
Các lớp thấu kính sét kaolin có chất lượng khác nhau, phân bố trên diện rộng
|
2015 |
2015 |
59 |
Đá hoa trắng vùng Thanh Thuỷ, Hà Giang |
Hà Giang |
A: 22°56’;104°51’ D: 22°54’ 104°49’ |
65 |
Tập đá hoa màu trắng phân bố thành dải. Đá có chất lượng tốt |
2015 |
2015 |
60 |
Đá hoa trắng vùng Lục Yên - Yên Bình, Yên Bái |
Yên Bái |
A : 22006' ;104047' B : 22006' ;104042' C : 21059' ;104053' D : 21056' ;104050' |
142 |
Có 17 thân đá hoa calcit chất lượng cao
|
2015 |
2015 |
61 |
Đá gabro ốp lát vùng Nam Đông. |
Thừa Thiên - Huế |
A: 16o15’; 107o39’ B: 16o14’; 107o41’ C: 16o09’; 107o42’ D: 16o09’; 107o40’ |
37 |
Đá gabro có độ nguyên khối tốt, màu sắc đẹp, chất lượng đạt tiêu chuẩn đá ốp lát |
2015 |
2015 |
62 |
Đá ốp lát vùng Tân Kỳ - Nghĩa Đàn |
Nghệ An |
A: 19°09’;105°09’ D: 19°01’;105°16’ |
368 |
Tầng đá vôi, đá hoa màu sắc đa dạng, độ nguyên khối cao, chất lượng tốt có thể làm đá ốp lát, đá hoa sạch |
2015 |
2015 |
63 |
Đá ốp lát granit vùng Mường Lát |
Thanh Hoá |
A: 20°31’;104°39’ D: 20°30’;104°40’ |
83 |
Có các khối đá granit chất lượng khác nhau, đáp ứng yêu cầu làm đá ốp lát
|
2015 |
2015 |
64 |
Đá vôi làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ vùng phụ cận thành phố Thanh Hoá |
Thanh Hoá |
Các khối núi đá vôi phân bố rải rác ở Yên Định, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Đông Sơn, Triệu Sơn, Thiệu Hoá, Nông Cống, Như Thanh |
40 |
Núi đá vôi có màu sắc đẹp, độ nguyên khối tương đối tốt, có độ thẩm mỹ và đặc tính kỹ thuật tốt |
2015 |
2015 |
65 |
Kiểm tra dị thường vùng Yrno |
Lâm Đồng |
A: 108o06’; 12o11’ B: 108o14’; 12o11’ C: 108o14’; 12o00’ D: 108o06’; 12o00’ |
279 |
Dải tập trung các dị thường bản chất K, U và hỗn hợp |
2015 |
2015 |
66 |
Kiểm tra dị thường vùng Cẩm Thuỷ |
Thanh Hoá |
A:105o24 ’; 20o11’ B: 105o28’; 20o11’ C: 105o28’; 20o20’ D: 105o24 ’;20o20’ |
113 |
Theo kết quả xử lý nhận dạng, vùng có triển vọng quặng sắt và antimon |
2015 |
2015 |
67 |
Kiểm tra dị thường vùng Diên Điền, Diên Khánh |
Khánh Hoà |
A: 109o09’; 12o20’ B: 109o04’; 12o20’ C: 109o09’; 12o15’ D: 109o04’; 12o15’
|
84 |
Tập trung các dị thường ủani và hỗn hợp |
2015 |
2015 |
68 |
Kiểm tra dị thường vùng SRó, huyện Kông Chro |
Kông Chro, Gia Lai |
A: 13o45’, 108o38’ B: 13o45’, 108o42’ C: 13o43’, 108o42’ D: 13o43’, 108o38’ |
34 |
Vùng tập trung các dị thường kali, hỗn hợp, có dấu hiệu quặng magnezit, fluorit |
2015 |
2015 |
2.3. Các diện tích thực hiện đến năm 2020 |
|||||||
69 |
Than nâu vùng Phủ Cừ, Đông Hưng |
Hưng Yên, Thái Bình |
A: 20o43’ ;106o00’ B: 20o48’ ; 106o02’ C: 20o30’ ; 106o28’ D: 20o29’ ;106o16’
|
505 |
Trong tầng trầm tích Neogen có nhiều vỉa than nâu có tiềm năng lớn |
2020 |
2020 |
70 |
Quặng urani vùng Đăk Uy |
Đak Hà, Kon Tum |
A: 14o34’ ;107o54’ B: 14o34’; 107o58’ C: 14o28’; 107o58’ D: 14o28’; 107o54’ |
80 |
Có dấu hiệu mỏ urani, có dị thường phóng xạ mặt đất, hàng không |
2020 |
2020 |
71 |
Quặng Sn, Pb -Zn vùng Kẻ Tằng - Nậm Giọn |
Tân Kỳ, Nghệ An |
A:19°04’; 105°00’ B: 19°07’; 104°59’ C: 19°12’; 105°05’ D: 19°10’;105°07’ |
78 |
Có 05 điểm quặng Sn, Pb-Zn |
2020 |
2020 |
72 |
Quặng chì - kẽm vùng Ngòi Thia |
Sơn Dương,Tuyên Quang |
A: 105021’; 21048’ B: 105028’; 21048’ C: 105028’; 21045’ D: 105021’; 21045’
|
78 |
Có hai điểm quặng chì kẽm, mạch quặng dài 200 m, dày 2 - 3 m |
2020 |
2020 |
73 |
Quặng đồng vùng Bản Vược - Quang Kim |
Bát Xát, Lào Cai |
A: 22036’; 103049’ B: 22030’; 103055’ C: 22029’; 103053’ D: 22035’; 103047’ |
55 |
Có ba thấu kính quặng bề dày đến 5 m, hàm lượng đến 1,1%, kéo dài đến 1000 m trong tầng |
2020 |
2020 |
74 |
Felspat và kaolin vùng Thẩm Dương -Làng Giàng, Văn Bàn |
Lào Cai |
A: 22006’; 104015’ B: 22003’; 104017’ C: 22000’; 104008’ D:22002’; 104006’ |
96 |
Các thể pegmatit, aplit với chiều dày >20 m, dài vài trăm mét; ở Kim Sơn, Nà Bay và Làng Hốc; đạt yêu cầu làm nguyên liệu sứ gốm |
2020 |
2020 |
75 |
Sét - kaolin vùng Bình Long |
Bình Phước |
A :11o24’; 106o27’ B : 11o25’;106o46’ C : 11o45’;106o47’ D : 11o45’;106o27’ |
1300 |
Các lớp thấu kính sét kaolin chất lượng khác nhau, phân bố ở nhiều nơi, trên diện rộng |
2020 |
2020 |
76 |
Kiểm tra dị thường vùng Tây Sơn |
Bình Định |
A: 108o47’; 14o07’ B: 108o52’; 14o07’ C: 108o52’; 14o00’ D: 108o47’; 14o00’ |
107 |
Tập trung dị thường phổ gamma, kiểm tra sơ bộ có dấu hiệu khoáng hoá urani và vàng |
2020 |
2020 |
77 |
Kiểm tra dị thường vùng Cam Phước - Ninh Sơn |
Ninh Thuận |
A:108o35’; 11o47’ B:108o37’; 11o47’ C:108o37’; 11o40’ D:108o34’; 11o40’ |
64 |
Dải tập trung các dị thường chủ yếu bản chất kali, phương ĐB - TN |
2020 |
2020 |