ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 11/2014/QĐ-UBND
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 10 tháng 03 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP
ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 130/2006/NĐ-CP
ngày 08 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định, chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt
buộc;
Căn cứ Nghị định số 46/2012/NĐ-CP
ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng
11 năm 2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
Căn cứ Thông tư số 04/2004/TT-BCA
ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số
35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Xét đề nghị của Sở Cảnh sát Phòng
cháy và chữa cháy tại Tờ trình số 2083/TTr-PCCC-P2 ngày 26 tháng 8 năm 2013; của
Sở Tư pháp tại Công văn số 2920/STP-VB ngày 08 tháng 8 năm 2013 và Công văn số
04/STP-VB ngày 02 tháng 01 năm 2014; của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 121/TTr-SNV
ngày 19 tháng 02 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức
và hoạt động của lực lượng dân phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày,
kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám
đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tự
pháp, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các sở - ngành liên quan, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân quận - huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính Phủ;
- Bộ Công an;
- Cục Kiểm tra Văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban MTTQ và các Đoàn thể TP;
- VPUB: các PVP;
- Các Phòng CV;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu: VT, (PCNC/Di) D.75
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hứa Ngọc Thuận
|
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2014/QĐ- UBND ngày 10 tháng 3 năm 2014 của
Ủy ban nhân dân Thành phố)
Chương I.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy chế này quy định mô hình tổ chức, chức
năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động và chế độ, chính sách đối với lực lượng dân
phòng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quy chế này áp dụng đối với công dân Việt Nam
từ 18 tuổi trở lên đang sinh sống trên địa bàn Thành phố và Trưởng ấp, Trưởng
khu phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn Thành phố.
Điều 3. Lực lượng dân phòng là một trong những lực lượng
nòng cốt trong phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy; được thành
lập ở ấp, khu phố; là lực lượng quần chúng tự nguyện, hoạt động theo quy định của
pháp luật.
Chương II.
CHỨC NĂNG, NHIỆM
VỤ, QUYỀN HẠN CỦA ĐỘI DÂN PHÒNG
Điều 4. Lực lượng dân phòng có chức năng thực hiện các
biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ xảy ra cháy, nổ và tổ chức cứu chữa
kịp thời các vụ cháy, nổ và cứu nạn - cứu hộ tại địa phương, phối hợp thực hiện
phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, phong trào toàn dân tham gia đấu
tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo trật tự an toàn
xã hội trên địa bàn Thành phố.
Điều 5. Nhiệm vụ,
quyền hạn của đội dân phòng
1. Đề xuất việc ban hành quy định, nội
quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
2. Đề xuất trang bị các phương tiện, dụng cụ, vật tư cần thiết đủ để thực hiện công
tác phòng cháy, chữa cháy, tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức
phòng cháy và chữa cháy cho nhân dân; xây dựng phong trào toàn dân tham gia
phòng cháy và chữa cháy trong địa bàn dân cư.
3. Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành
các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong khu vực dân cư
phụ trách. Kịp thời phát hiện đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định an
toàn phòng cháy và chữa cháy.
4. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp
vụ phòng cháy và chữa cháy.
5. Xây dựng phương án chữa cháy và
thường xuyên tổ chức thực tập cứu nạn cứu hộ, chuẩn bị lực lượng, phương tiện
và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương
khác khi có yêu cầu.
6. Bảo vệ hiện trường, tham gia giữ
gìn an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm.
Chương III.
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG
VÀ TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN CỦA LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG
Điều 6. Tổ chức của
lực lượng dân phòng
1. Tại mỗi ấp, khu phố thành lập một
đội dân phòng; trường hợp ấp, khu phố có địa bàn rộng thì đội dân phòng có thể
chia thành nhiều tổ dân phòng. Trưởng ấp, Trưởng khu phố có trách nhiệm đề xuất
việc thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động của đội dân phòng. Chủ tịch Ủy
ban nhân dân phường, xã, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm quyết định
thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện
và bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt động của đội dân
phòng.
2. Mỗi đội dân phòng có từ 10 đến 30
đội viên hoặc nhiều hơn khi cần thiết; trong đó có 01 đội trưởng và các đội phó
giúp việc. Trường hợp đội dân phòng gồm nhiều tổ dân phòng
thì mỗi tổ có từ 5 đến 10 người hoặc nhiều hơn khi cần thiết, trong đó có 01 tổ
trưởng và các tổ phó giúp việc.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra
quyết định bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng, tổ trưởng,
tổ phó tổ dân phòng.
4. Công an cấp xã có trách nhiệm trực tiếp quản lý, chỉ đạo hoạt động của các đội dân phòng.
5. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa
cháy có trách nhiệm tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra về
chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với lực lượng dân phòng.
Điều 7. Điều kiện,
tiêu chuẩn của đội viên dân phòng
1. Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức
khoẻ, có đủ năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng ở
nơi cư trú khi có yêu cầu.
2. Cán bộ, đội viên đội dân phòng là
những người thường xuyên có mặt tại nơi cư trú.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách
nhiệm tạo điều kiện, khuyến khích tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia phòng
cháy và chữa cháy. Người tình nguyện tham gia phòng cháy và chữa cháy được bổ
sung vào đội dân phòng.
4. Trường hợp cần thiết, đội viên đội
dân phòng có thể là thành viên của các tổ chức bên dưới cấp xã kiêm nhiệm.
Điều 8. Chế độ hoạt
động của lực lượng dân phòng
1. Đội viên dân phòng hoạt động theo
chế độ kiêm nhiệm.
2. Khi xảy ra sự cố cháy, nổ, cứu nạn
- cứu hộ tại địa phương, cán bộ, đội viên dân phòng được huy động tham gia chữa
cháy, cứu nạn - cứu hộ theo sự phân công của người chỉ huy chữa cháy và hướng dẫn
của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy hoặc Công
an phường, xã, thị trấn.
3. Đội dân phòng được huy động tham
gia Hội thao Phòng cháy chữa cháy do các cấp tổ chức và tham gia diễn tập
phương án chữa cháy, cứu nạn - cứu hộ và các hoạt động phòng cháy và chữa cháy
khác.
4. Thời gian tham gia hoạt động của đội
viên dân phòng ít nhất là 01 năm; việc thay thế, bổ sung nhân sự đội viên dân
phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.
Điều 9. Huấn luyện
nghiệp vụ
1. Cán bộ, đội viên đội dân phòng được
huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy theo các nội dung sau:
a) Kiến thức pháp luật, kiến thức về
phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;
b) Phương pháp tuyên truyền, xây dựng
phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy;
c) Biện pháp phòng cháy;
d) Phương pháp xây dựng phương án và
kế hoạch thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn - cứu hộ; biện pháp, chiến thuật,
kỹ thuật chữa cháy và cứu nạn - cứu hộ;
đ) Phương pháp bảo quản, bảo dưỡng,
thao tác sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
e) Phương pháp kiểm tra an toàn về
phòng cháy và chữa cháy.
2. Định kỳ tổ chức huấn luyện mỗi năm
một lần; Huấn luyện lần đầu thời gian từ 32 giờ đến 48 giờ, huấn luyện bổ sung hàng
năm thời gian không dưới 16 giờ.
3. Sau khi huấn luyện lần đầu, nếu đạt
yêu cầu, cán bộ, đội viên dân phòng được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
Điều 10. Trang bị
của lực lượng dân phòng
1. Cán bộ, đội viên đội dân phòng được
trang bị thống nhất quần áo, giày, mũ, thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp với tính
chất hoạt động.
2. Cán bộ, đội viên đội dân phòng được
trang bị và sử dụng phương tiện, thiết bị, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy và cứu
nạn - cứu hộ, thông tin liên lạc theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của
ngành Công an.
Chương IV.
CHẾ ĐỘ, CHÍNH
SÁCH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG
Điều 11. Chế độ
1. Cán bộ, đội viên đội dân phòng mỗi
ngày huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được hưởng một khoản
tiền tương đương giá trị 1,5 ngày công lao động trung bình ở địa phương. Ngày
công lao động trung bình bằng 0,08 mức lương tối thiểu chung.
2. Cán bộ, đội viên đội dân phòng khi
trực tiếp tham gia chữa cháy, cứu nạn - cứu hộ được hưởng
chế độ bồi dưỡng như sau:
a) Nếu thời gian chữa cháy dưới 2 giờ
được bồi dưỡng một khoản tiền tương đương giá trị một nửa ngày công lao động
trung bình ở địa phương;
b) Nếu thời gian chữa cháy từ 2 giờ đến
dưới 4 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền tương đương giá trị hai phần ba ngày
công lao động trung bình ở địa phương;
c) Nếu thời gian chữa cháy từ 4 giờ
trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 4 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền
tương đương giá trị một ngày công lao động trung bình ở địa
phương.
3. Đội trưởng, Đội
phó đội dân phòng được hưởng chế độ hỗ trợ thường xuyên theo quy định.
4. Ngoài các quy định trên, tùy tình
hình cụ thể của từng địa phương, Ủy ban nhân dân cấp xã quy định mức trợ cấp cho đội dân phòng.
Điều 12. Chính
sách
1. Cán bộ, đội viên đội dân phòng khi
tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn - cứu
hộ mà bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độ, chính
sách như đối với công chức, viên chức nhà nước.
2. Đội viên dân phòng khi trực tiếp
làm nhiệm vụ mà bị thương hoặc hy sinh thì được xem xét để
hưởng chính sách như thương binh hoặc xem xét công nhận là liệt sĩ theo quy định
của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
Điều 13. Kinh
phí đảm bảo cho hoạt động của lực lượng dân phòng
Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động
của đội dân phòng được trích nguồn ngân sách của địa phương.
Chương V.
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ
LUẬT
Điều 14. Khen
thưởng
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất
sắc trong việc xây dựng, hướng dẫn, chỉ đạo lực lượng dân phòng thì được khen
thưởng theo quy định của Nhà nước.
2. Lực lượng dân phòng được xét thi
đua khen thưởng hàng năm vào dịp “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy” 4/10
và khen thưởng đột xuất trong công tác chữa cháy và cứu nạn - cứu hộ theo quy định
của Luật Thi đua, khen thưởng và các quy định liên quan.
Điều 15. Kỷ luật
Cán bộ, đội viên dân phòng lợi dụng
chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ để mưu cầu lợi ích cá nhân hoặc
có hành vi vi phạm pháp luật; người có trách nhiệm thành lập, quản lý, duy trì
hoạt động của đội dân phòng mà thiếu trách nhiệm không thành lập đội dân phòng;
địa bàn có cháy mà không có lực lượng dân phòng cứu chữa thì tùy tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành
chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại phải bồi
thường theo quy định của pháp luật.
Chương VI.
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 16. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân phường, xã, thị trấn, Trưởng Công an phường, xã, thị trấn, Trưởng ấp,
Trưởng khu phố và lực lượng dân phòng chịu trách nhiệm thi hành Quy chế nảy.
Điều 17. Giao Giám đốc Sở Tài chính có trách nhiệm hướng
dẫn Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường, xã, thị trấn đảm bảo kinh phí hoạt động
của lực lượng dân phòng theo quy định.
Điều 18. Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy
Thành phố có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và tổ chức
hoạt động của lực lượng dân phòng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo Quy
chế này./.