Quyết định 1062/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt quy hoạch phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020, định hướng 2030

Số hiệu 1062/QĐ-UBND
Ngày ban hành 20/05/2016
Ngày có hiệu lực 20/05/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Đoàn Văn Việt
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1062/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 20 tháng 05 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2016-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tng th phát trin kinh tế - xã hội và Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đi, bsung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 1462/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến 2020;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tng thphát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 1134/QĐ-BNN-TCLN ngày 05/4/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Quy hoạch phát triển cây Mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu như sau:

I. Quan điểm phát triển:

Phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được nghiên cứu trong mối quan hệ gắn kết với vùng Tây Nguyên và các địa phương lân cận; phù hợp với quy hoạch tng th phát trin kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng, quy hoạch phát trin nông nghiệp, nông thôn và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có liên quan của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020; khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên về đất đai gắn với bảo vệ môi trường đ phát trin bền vững.

II. Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung: Phát triển cây Mắc ca tỉnh Lâm Đồng với hiệu quả cao và bền vững; phát triển công nghiệp chế biến Mắc ca với cơ cấu sản phẩm đa dạng, chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khu. Tập trung đầu tư phát triển hệ thống canh tác trồng xen Mắc ca với cà phê, chè và các loại cây trồng phù hợp khác, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai, đồng thời tăng diện tích cà phê, chè được trồng cây che bóng.

2. Mc tiêu cthể:

a) Đến năm 2020: diện tích cây Mắc ca trồng xen đạt 3.500-4.000 ha; diện tích thu hoạch khoảng 950 ha; năng suất bình quân 1,8 tấn/ha; sản lượng đạt khoảng 1.700 tấn hạt/năm;

b) Đến năm 2030: diện tích cây Mắc ca trồng xen đạt 12.000-15.000 ha; diện tích thu hoạch đạt 4.000 ha; năng suất bình quân 2,0 tấn/ha; sản lượng đạt 8.000 tấn hạt/năm.

c) Tổ chức mạng lưới thu mua, sơ chế, bảo quản tại các địa phương trọng đim phát triển Mắc ca; xây dựng các nhà máy chế biến sản phm Mắc ca nhằm tạo ra các sản phm có giá trị gia tăng, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

III. Nội dung quy hoạch:

1. Quy hoạch diện tích trồng, vùng trồng Mắc ca:

a) Giai đoạn 2016-2020: Tổng diện tích cây Mắc ca trồng xen đạt 3.500-4.000 ha tại 07 địa phương: huyện Lâm Hà 1.200-1.300 ha; huyện Di Linh 1.000-1.300 ha; huyện Bảo Lâm: 1.000-1.100 ha; huyện Đức Trọng 160 ha; huyện Đam Rông: 84 ha và thành phố Bảo Lộc 56 ha; đối với huyện Đơn Dương duy trì diện tích cây Mắc ca hiện có, xem xét trồng thử nghiệm xen cây Mắc ca trong vườn cà phê tại những diện tích đất dốc đphát huy hiệu quả sử dụng đt.

b) Giai đoạn 2021-2030: Tiếp tục mở rộng diện tích cây Mắc ca trồng xen tại những khu vực có điều kiện phát trin Mắc ca một cách bền vững và có giá trị kinh tế vượt trội so với cây trồng khác; đến năm 2030, tng diện tích trồng Mắc ca đạt 12.000-15.000 ha, tại các địa phương: huyện Lâm Hà 4.000- 4.700 ha; huyện Di Linh 4.000- 4.700 ha; huyện Bảo Lâm 3.500-4.300 ha; huyện Đức Trọng 700-900 ha; huyện Đam Rông 80-100 ha, huyện Đơn Dương khoảng 50- 100 ha và thành phố Bảo Lộc 200-300ha.

c) Ưu tiên phát triển cây Mắc ca trồng xen với cà phê ở 05 xã đã thực hiện thành công mô hình thí đim: xã Tân Hà, huyện Lâm Hà; xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm; xã Đam Bri, thành phố Bảo Lộc; xã Tân Lâm và Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh; từng bước mở rộng diện tích trồng cây Mắc ca sang các xã có điều kiện sinh thái tương tự và tiếp giáp với các xã nêu trên đhình thành vùng trồng Mắc ca.

2. Quy hoạch hệ thống cơ sở sản xuất giống và chủng loại giống:

a) Thu hút các doanh nghiệp có kinh nghiệm về sản xuất giống Mắc ca kết hp với thu mua và chế biến sản phm Mắc ca đđầu tư các cơ sản xuất cây giống Mắc ca tại các huyện: Đơn Dương, Đức Trọng và thành phố Bảo Lộc; đảm bảo cung ứng được khoảng 600.000 cây giống Mắc ca ghép trong giai đoạn 2016-2020 và 02 triệu cây giống Mắc ca ghép trong giai đoạn 2021-2030.

b) Chủng loại giống: chỉ sử dụng cây giống Mắc ca ghép, không sử dụng cây giống thực sinh.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ