Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 105-TĐC/QĐ năm 1991 ban hành Quy định về uỷ quyền kiểm định Nhà nước phương tiện đo của Tổng cục trường Tổng cục Tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng

Số hiệu 105-TĐC/QĐ
Ngày ban hành 20/07/1991
Ngày có hiệu lực 20/07/1991
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng
Người ký Nguyễn Trọng Hiệp
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN - ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 105-TĐC/QĐ

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 1991

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH "QUY ĐỊNH VỀ UỶ QUYỀN KIỂM ĐỊNH NHÀ NƯỚC PHƯƠNG TIỆN ĐO"

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN- ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG

Căn cứ Điều 9 và Điều 14 Pháp lệnh đo lường ngày 6 tháng 7 năm 1990;
Căn cứ Nghị định số 115-HĐBT ngày 13 tháng 4 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh đo lường;
Căn cứ chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng được Nhà nước giao trong Nghị định số 22-HĐBT ngày 8-2-1991 của Hội đồng Bộ trưởng;
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Đo lường,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành theo Quyết định này bản "Quy định về uỷ quyền kiểm định Nhà nước phương tiện đo".

Điều 2: Cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường các cấp, các ngành, địa phương và cơ sở phải thực hiện theo đúng quy định này trong việc uỷ quyền kiểm định Nhà nước phương tiện đo.

Điều 3: Trung tâm Đo lường, cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường các cấp chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thi hành Quyết định này.

Điều 4: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quy định này.

 

 

Nguyễn Trọng Hiệp

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH

VỀ UỶ QUYỀN KIỂM ĐỊNH NHÀ NƯỚC PHƯƠNG TIỆN ĐO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 105-TĐC/QĐ ngày 20-7-1991 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.

1. QUY ĐỊNH CHUNG:

1.1. Việc uỷ quyền kiểm định Nhà nước (KĐNN) nhằm tận dụng khả năng về cán bộ và phương tiện kiểm định của tổ chức và cá nhân vào việc kiểm định Nhà nước, kịp thời đáp ứng nhu cầu về quản lý đo lường của nền kinh tế quốc dân.

1.2. Trung tâm Đo lường, các Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng khu vực (Trung tâm khu vực), các đơn vị chức năng và các Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (Chi cục) có trách nhiệm phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan để xây dựng và trình Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (Tổng cục) quyết định các định hướng và quy hoạch cho việc xây dựng và phát triển các tổ chức uỷ quyền KĐNN. Việc xem xét để được uỷ quyền kiểm định Nhà nước phải căn cứ vào nhu cầu kiểm định của các ngành kinh tế quốc dân và khả năng đáp ứng của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường các cấp.

Phạm vi uỷ quyền kiểm định Nhà nước được xác định cụ thể trong Quyết định uỷ quyền kiểm định Nhà nước.

1.3. Tổ chức và cá nhân (gọi tắt là cơ sở) có đủ các điều kiện sau đây có thể được xét uỷ quyền kiểm định Nhà nước:

a) Là cơ sở có tư cách pháp nhân, ổn định về mặt tổ chức, hoạt động có nề nếp, bảo đảm vô tư, khách quan trong hoạt động kiểm định;

b) Có đủ chuẩn, phương tiện kiểm định, mặt bằng làm việc và điều kiện môi trường theo yêu cầu của các quy định hiện hành;

c) Có cán bộ đủ trình độ kỹ thuật và nghiệp vụ kiểm định đã được cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường có thẩm quyền chứng nhận;

d) Tự nguyện xin được uỷ quyền kiểm định Nhà nước.

2. Nghĩa vụ, quyền hạn và quyền lợi của cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước.

2.1. Cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước có nghĩa vụ:

- Bảo đảm các chuẩn được kiểm định đúng chu kỳ, bảo quản, sử dụng các chuẩn này đúng quy định;

- Tiến hành kiểm định trong phạm vi được uỷ quyền theo đúng nguyên tắc, thủ tục và quy trình kiểm định hiện hành, bảo đảm chất lượng kiểm định;

- Lưu trữ hồ sơ kiểm định;

[...]