Quyết định 1007/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do thành phố Hải Phòng ban hành

Số hiệu 1007/QĐ-UBND
Ngày ban hành 09/06/2016
Ngày có hiệu lực 09/06/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Lê Văn Thành
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHHẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1007/QĐ-UBND

Hải Phòng, ngày 09 tháng 6 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP, NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH, GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐND ngày 29/3/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố thông qua Đề án nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 71/TTr-SNN ngày 21/4/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm

- Tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải phù hợp với tái cơ cấu ngành nông nghiệp cả nước và phù hợp với tái cơ cấu kinh tế của thành phố Hải Phòng, phù hợp với quy hoạch chung phát trin kinh tế - xã hội, gắn với xây dựng nông thôn mới; phát huy lợi thế điều kiện tự nhiên, tiềm năng địa phương; gắn với liên kết vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Duyên hải Bắc bộ và hội nhập quốc tế.

- Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; nông nghiệp đô thị sinh thái, sản phẩm chất lượng cao, an toàn, nâng cao sức cạnh tranh và giá trị gia tăng của sản phẩm, tăng lợi nhuận và thu nhập cho người sản xuất, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo, bảo đảm phát triển bn vững. Tập trung, ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm, dịch vụ chủ lực, có lợi thế cạnh tranh; t chức sản xuất quy mô lớn, theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, chế tạo, dịch vụ nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ xanh và an toàn, thân thiện môi trường.

- Tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là kêu gọi và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông phẩm và hình thành các mô hình hợp tác liên kết các hộ nông dân. Phát triển hình thức đối tác công tư và cơ chế đồng quản lý, phát huy vai trò của các tổ chức cộng đồng. Khuyến khích nông dân và doanh nghiệp đổi mới giống, quy trình sản xuất, công nghệ, thiết bị để nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững.

- Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là đòi hỏi khách quan trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; là quá trình lâu dài, phức tạp, nhiều khó khăn; là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, cần phải kiên trì, tập trung cao lãnh đạo, chỉ đạo; thường xuyên đánh giá, tổng kết thực tiễn; điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp hướng vào phát huy cao lợi thế về điều kiện tự nhiên, sản phẩm đặc sản địa phương; phát triển nền sản xuất nông nghiệp thành phố ngày càng tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường, bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, giảm thiểu chất thải, khí thải; gắn với phát triển chế biến, chế tạo, thương mại dịch vụ nông nghiệp; hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng, nâng giá trị gia tăng, chất lượng, năng suất, độ sạch, an toàn sản phẩm; hình thành các sản phẩm chủ lực có thương hiệu, có sức cạnh tranh tốt tại thị trường trong và ngoài nước. Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của dân cư nông thôn; bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng nông thôn mới. Góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại.

2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

2.2.1. Về kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2016-2020 bình quân đạt 2,7%/năm. Tỷ trọng GDP nhóm ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 5,3%/năm.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2016-2020 bình quân đạt 2,92%/năm, trong đó: Nông nghiệp 1,55%/năm (trồng trọt 0,45%/năm, chăn nuôi 2,0%/năm, dịch vụ 8,85%/năm); thủy sản 6,05%/năm (nuôi trồng và dịch vụ 5,15%/năm, khai thác 7,15%/năm); lâm nghiệp 2,51%/năm.

Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản tương ứng là 57,75% - 0,25% - 42%. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp: trồng trọt 46%, chăn nuôi 46,85%, dịch vụ 7,15%; thủy sản: nuôi trồng và dịch vụ 59%, khai thác 41%.

Giá trị gia tăng trên 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp tăng gấp 1,4 lần so với năm 2014, ước đạt 106,2 triệu đồng/ha (giá so sánh năm 2010).

Xác định các ngành hàng chủ lực:

- Sản xuất trồng trọt: lúa chất lượng đặc sản; rau, c, quả thực phẩm chất lượng; hoa - cây cảnh; thuốc lào. Đến năm 2020, sản lượng lúa chất lượng đạt 164.050 tấn; rau củ quả đạt 375.000 tấn; hoa 98.163 nghìn bông, cây cảnh 675,5 nghìn cây; thuốc lào 4.823 tấn.

- Sản xuất chăn nuôi: Lợn thịt và gia cầm. Đến năm 2020, sản lượng thịt hơi: Thịt ln trên 75.000 tấn; thịt gia cầm 49.500 tấn; trứng gia cầm 285 triệu quả.

- Sản xuất thủy sản: khai thác thủy sản gồm nhóm nhuyễn thể (mực), nhóm cá đáy (cá đồng, cá dưa, cá phèn...); nuôi thủy sản tôm nước lợ, cá rô phi; chế biến thủy sản gồm tôm đông lạnh, mực khô, nước mắm. Đến năm 2020, sản lượng thủy sản: Mực trên 5.400 tấn; nhóm cá đáy trên 12.000 tấn; tôm thẻ chân trắng 7.200 tấn; tôm sú 1.738 tấn; cá rô phi 12.750 tấn; tôm đông lạnh chế biến 2.270 tấn; mực khô chế biến 910 tấn; nước mắm 5,6 triệu lít.

2.2.2. Về xã hội

[...]