Kế hoạch 341/KH-UBND năm 2016 thực hiện đề án đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 341/KH-UBND
Ngày ban hành 01/02/2016
Ngày có hiệu lực 01/02/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Kpă Thuyên
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
GIA LAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 341/KH-UBND

Gia Lai, ngày 01 tháng 02 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

VỀ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠO ĐỘNG LỰC TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2016-2020

Thực hiện Quyết định số 3642/QĐ-BNN-CB ngày 08/9/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT (về việc Phê duyệt Đề án đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện đề án đy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020 với nhng nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM

- Cơ giới hóa nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.

- Cơ gii hóa nông nghiệp phải được tiến hành đồng bộ (về cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị và điều kiện đầu tư) phù hợp với quy mô, trình độ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Tập trung phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn, gn vai trò giúp đỡ của Nhà nước và liên kết của các doanh nghiệp đ nông dân có thsử dụng các loại máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp.

- Phát huy nội lực của toàn xã hội trong đầu tư vào cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

II. MỤC TIÊU

- Mục tiêu chung: Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp với từng loại cây trồng, vật nuôi, làm thay đi tập quán canh tác phân tán, thủ công, lạc hậu sang sản xuất bằng máy, thiết bị tiên tiến, hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, giảm tổn thất trong nông nghiệp;

- Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2020 mức độ cơ giới hóa bình quân các khâu sản xuất chính như sau:

Khâu sản xuất

Đơn vtính

Năm

2015

2020

1. Trng trọt (cây hàng năm)

 

 

 

Làm đất

%

73

95

Gieo trng, cy

%

13

20

Chăm sóc

%

38

80

Tưới chđộng (chủ yếu là mía, chè)

%

20

50 - 95

Thu hoạch (lúa, mía)

%

19

50

Sy hạt (lúa, bp)

%

22

40

2. Chăn nuôi

 

 

 

- Chung trại công nghiệp, ăn uống tự động

%

15

50

- Chế biến thức ăn

%

15

50

- Vt sa

%

0

100

III. THỰC TRẠNG CƠ GIỚI HÓA CỦA TỈNH

1. Hiện trạng:

- Tng smáy móc, thiết bị, động cơ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2015 khoảng hơn 100.000 cái các loại, trong đó máy kéo khoảng 21.000 cái, động cơ chạy xăng, dầu diezen khoảng 15.000 cái, máy bơm nước khoảng 42.000 cái, máy phun thuốc BVTV có động cơ khoảng 14.000 cái, máy thu hoạch lúa, mía, ngô khoảng 3.000 cái, máy chế biến lương thực khong 2.000 cái.

- Mức độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp: Khâu làm đất đạt 73,1%, khâu vận chuyển đạt 88,6%, khâu gieo cấy đạt 12,8%, khâu sấy đạt 21,4%, khâu tưới nước đạt 37,4%, khâu phun thuốc BVTV đạt 38%, khâu thu hoạch đạt 18,3%, khâu tuốt đập/tách hạt đạt 36,9%.

2. Đánh giá:

- Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp của tỉnh Gia Lai có bước phát triển nhưng chưa mạnh, mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu về sản xuất và chế biến nông, lâm sản trên địa bàn, các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là bán thô, việc tinh chế các sản phẩm còn ít. Máy móc, thiết bị chủ yếu do hộ nông dân và các doanh nghiệp tự đầu tư, Nhà nước có hỗ trợ thông qua công tác khuyến công, khuyến nông nhưng không nhiều.

- Một skhâu sản xuất, chế biến trong nông nghiệp đã được cơ giới hóa cao về slượng và chất lượng như làm đất, vận chuyển nông, lâm sản, bơm tưới htiêu, cà phê, v.v... đảm bảo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Các khâu sản xuất có tỷ lệ cơ giới hóa thp như gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, v.v... do một số nguyên nhân sau:

+ Sản xuất nông nghiệp chủ yếu theo quy mô hộ gia đình, manh mún, nhiu tha, việc dồn điền đi thửa còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nên cơ giới hóa chưa thực hiện được nhiều;

+ Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hp tác, hộ gia đình, cá nhân còn thiếu vn đđầu tư vào sản xuất nông nghiệp nói chung, mua sm máy móc thiết bị nói riêng và các chính sách về tín dụng chưa phát huy được hiệu quả trên địa bàn tỉnh;

+ Người sử dụng máy móc thiết bị trong sản xuất nông nghiệp chưa đủ kiến thức và kỹ năng để vận hành, sử dụng và bảo quản máy móc, nhất là máy móc nông nghiệp hiện đại.

IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH ĐẾN NĂM 2020

1. Về Trồng trọt:

1.1. Đối với cây lúa, mía, ngô, sắn: Tập trung tăng nhanh tỷ lệ cơ giới hóa sản xuất:

a) Khâu làm đất: Cơ bản được cơ giới hóa, chuyển sử dụng máy kéo 2 bánh sang máy kéo 4 bánh có năng suất, hiệu quả và điều kiện lao động thuận lợi để đến năm 2020, mức độ cơ giới hóa làm đất bình quân cả tỉnh đạt 95%.

b) Khâu gieo trồng, cy: Chuyển dần từ gieo sạ bằng công cụ sang sử dụng gieo sạ bằng các máy móc cơ giới và một phn sử dụng máy cấy tốc độ cao. Gieo ngô, trồng mía bằng máy ở các vùng tập trung, phn đu đạt 20%.

[...]