Nghị quyết 29/2015/NQ-HĐND phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 29/2015/NQ-HĐND
Ngày ban hành 09/12/2015
Ngày có hiệu lực 19/12/2015
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Phạm Văn Sinh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/NQ-HĐND

Thái Bình, ngày 09 tháng 12 năm 2015

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ MƯỜI MỘT

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản;

Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19 tháng 2 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ triển khai trong 3 năm 2013 - 2015 nhằm thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020;

Căn cứ Chỉ thị 2039/CT-BNN-KH ngày 20 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 3346/QĐ-BNN-KH ngày 29 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch Đổi mới cơ chế, chính sách và pháp luật phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới;

Căn cứ Quyết định số 4930/QĐ-BNN-KTHT ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch Đổi mới tổ chức sản xuất phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2014-2020;

Sau khi xem xét Tờ trình số 296/TTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; Báo cáo thẩm tra số 169/BC-KTNS ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với nội dung chủ yếu sau:

I. Tầm nhìn, quan điểm tái cơ cấu ngành nông nghiệp

1. Tầm nhìn ngành nông nghiệp Thái Bình đến năm 2030

Nông nghiệp là ngành quan trọng trong ổn định kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Bình, cung cấp các nguồn lực quan trọng (nông sản, lao động, tài nguyên) cho sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ. Thái Bình hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, sản xuất theo tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng và có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh phân phối nông sản tới người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

2. Quan điểm tái cơ cấu ngành nông nghiệp

- Rút lao động ra khỏi nông nghiệp để chuyên môn hóa và nâng cao hiệu quả lao động trong nông nghiệp;

- Thu hút và phát triển doanh nghiệp là đột phá cho tái cơ cấu nông nghiệp và giải quyết lao động nông thôn. Lấy doanh nghiệp là đầu tàu trong phát triển chuỗi giá trị có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các hộ sản xuất, tạo việc làm phi nông nghiệp và xuất khẩu lao động;

- Tập trung phát triển những ngành hàng hiện có theo chiều sâu, hướng tới nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Lấy tiến bộ khoa học kỹ thuật và khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất là động lực cho phát triển nông nghiệp;

- Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp thông qua mở rộng quy mô hộ, áp dụng cơ giới hóa và kỹ thuật canh tác tiên tiến;

- Gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm;

- Cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung:

[...]