Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 1903/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu 1903/KH-UBND
Ngày ban hành 15/08/2016
Ngày có hiệu lực 15/08/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Hữu Hải
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1903/KH-UBND

Kon Tum, ngày 15 tháng 8 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. Căn cứ xây dựng Kế hoạch

- Thực hiện Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY ngày 17/02/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020”; Công văn số 474/UBND-KTN ngày 10/3/2016 của UBND tỉnh về việc tổ chức triển khai Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020.

- Căn cứ các Thông tư của Bộ Tài chính: Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác Thú y; Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 Quy định chế độ công tác phí, chế độ tổ chức các cuộc Hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức.

- Căn cứ Quyết định số 46/2010/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 của UBND tỉnh Kon Tum về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ tổ chức Hội nghị, chế độ đón tiếp khách nước ngoài, chi tchức Hội nghị, Hội thảo Quốc tế và tiếp khách trong nước áp dụng trên địa bàn tỉnh.

- Căn cứ yêu cầu thực tế công tác phòng, chống dịch bệnh Lở mm long móng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

II. Cơ chế Tài chính

1. Ngân sách đề nghị Trung ương hỗ trợ:

- Mua vắc xin để tiêm phòng cho đàn trâu, bò giống của nhà nước và đàn trâu bò của các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tiêm phòng bt buộc theo khả năng của ngân sách hàng năm.

- Kinh phí xét nghiệm mẫu giám sát sau tiêm phòng.

2. Ngân sách địa phương: Tổ chức triển khai thực hiện tiêm phòng vắc xin cho gia súc như: trả công tiêm phòng vắc xin, chỉ đạo tiêm phòng, giám sát tiêm phòng, Mua vật tư, dụng cụ, trang thiết bị, tập huấn, họp sơ kết, tng kết..

3. Kinh phí thuộc doanh nghiệp, chủ chăn nuôi tự đảm bảo: Đi với đàn gia súc của cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vn đu tư nước ngoài, trang trại chăn nuôi thì các đơn vị tự bảo đảm kinh phí mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc của đơn vị theo hướng dẫn của Chi cục Thú y.

4. Kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống dịch: theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

III. Nội dung

1. Đi tượng tiêm phòng

- Tiêm phòng cho trâu, bò.

- Loại vắc xin: Căn cứ lưu hành vi rút Lở mồm long móng (LMLM) tại các địa phương và hướng dẫn của Cục Thú y hằng năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn chủng loại vc xin sẽ dùng tiêm phòng trong Chương trình tại địa phương.

- Cách thức sử dụng vắc xin: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin.

- Thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc.

2. Thời gian tiêm phòng: Tổ chức tiêm phòng 2 đợt/ năm, mỗi đợt cách nhau 6 tháng.

- Đợt 1: Thời gian từ tháng 2 đến tháng 5.

- Đt 2: Thời gian từ tháng 8 đến tháng 11.

Căn cứ điều kiện chăn nuôi, khí hậu, thời tiết, đặc đim của từng vùng, miền, các huyện, thành phố xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho phù hợp, bảo đảm hiệu quả tiêm phòng.

3. Chỉ đạo thực hiện Chương trình: Bao gồm công tác giám sát, chỉ đạo tiêm phòng và thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh LMLM cấp tỉnh, huyện; công tác thống kê, kế toán và hội nghị sơ kết, tng kết.

4. Giám sát

4.1. Giám sát dịch, bệnh bị động:

- Mục đích phát hiện kịp thời các ca bệnh để khoanh vùng, dập dịch kịp thời, giảm thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra cũng như hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

[...]