UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3104/QĐ-UBND
|
Quảng Bình,
ngày 10 tháng 10 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG BỆNH
LỞ MỒM LONG MÓNG GIA SÚC TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY ngày
17/02/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Chương
trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2016 - 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1630/TTr-SNN-TY ngày 15 tháng 9 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng,
chống bệnh lở mồm long móng tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2020 (có Kế hoạch
kèm theo) .
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, Chủ tịch UBND các
huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị địa phương liên
quan, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Nông nghiệp & PTNT (b/c);
- Cục Thú y;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Chi cục CNTY;
- Lưu: VT, CVNN.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Minh Ngân
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG BỆNH
LỞ MỒM LONG MÓNG TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND
ngày /10/2016 của UBND tỉnh)
Để chủ động phòng, chống dịch và
ngăn chặn dịch bệnh Lở mồm long móng gia súc trên địa bàn tỉnh trong thời gian
tới, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh
lở mồm long móng gia súc tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2020 với các nội dung
sau:
I. Thực trạng
Thực hiện Quyết định số
975/QĐ-BNN-TY ngày/16/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc
phê duyệt Chương trình quốc gia khống chế bệnh Lở mồm long móng (LMLM) giai đoạn
2011 2015, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số
2956/QĐ-UBND ngày 07/10/2011 ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình khống
chế và thanh toán bệnh lở mồm long móng gia súc tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011
- 2015.
Trong thời gian qua, các cấp,
ngành, địa phương đã tích cực triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp để
ngăn chặn và khống chế dịch bệnh Lở mồm long móng. Kết quả tổ chức triển khai
tiêm phòng vắc xin qua các năm: Năm 2011: 109.525 liều; năm 2012: 168.425 liều;
năm 2013: 126.400 liều; năm 2014: 100.000 liều; năm 2015: 117.000 liều. Tuy
nhiên, dịch bệnh vẫn phát sinh xảy ra tại 40 xã của 7 huyện, thành phố trong tỉnh
với số lượng trâu bò bị bệnh 496 con. Trung bình 12 con/xã có dịch, nhưng được
phát hiện sớm, báo cáo kịp thời, bao vây dập dịch nhanh, gọn, không để lây lan
ra diện rộng. Nguyên nhân chủ yếu xẩy ra dịch bệnh:
- Tập quán chăn nuôi trâu, bò ở
các xã vùng núi phần lớn thả rông ở rừng, không quản lý và kiểm soát được tình
hình dịch bệnh.
- Nhận thức của người chăn nuôi về
phòng, chống dịch bệnh cho gia súc còn hạn chế, chưa thực hiện tiêm phòng vắc
xin đúng theo quy định.
- Năng lực tham mưu, quản lý, triển
khai phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc trên địa bàn của Ban thú y xã, phường,
thị trấn chưa kịp thời, công tác tiêm phòng hàng năm triển khai chưa triệt để,
tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp.
- Chính quyền một số địa phương
chưa thật sự vào cuộc, chưa quan tâm đúng mức công tác phòng, chống dịch bệnh
LMLM. Việc hỗ trợ kinh phí để thực hiện công tác phòng, chống và dập dịch tại địa
phương chưa đáp ứng kịp thời.
- Công tác kiểm tra, giám sát quá
trình thực hiện công tác phòng chống bệnh LMLM còn hạn chế; chưa có chính sách động
viên, khích lệ đối với những địa phương làm tốt; không kiên quyết xử lý nghiêm
đối với các địa phương lơ là, buông lỏng công tác phòng, chống dịch để dịch bệnh
phát sinh và lây lan.
II. Mục tiêu,
yêu cầu
1. Mục tiêu
Khống chế bệnh LMLM, không để dịch
xẩy ra trên diện rộng, giảm số ổ dịch qua hàng năm, giảm số gia súc mắc bệnh tại
các địa phương, ngăn chặn dịch từ ngoài lây lan vào; tỷ lệ tiêm phòng đạt 100%
diện tiêm; xây dựng một số cơ sở an toàn dịch bệnh trên địa bàn.
2. Yêu cầu
- Nâng cao hiểu biết, nhận thức
cho người chăn nuôi về tác hại của dịch bệnh LMLM gia súc, từ đó phát huy tính
chủ động, tự giác và trách nhiệm của người chăn nuôi trong thực hiện phòng, chống
dịch bệnh LMLM gia súc.
- Tăng cường công tác chỉ đạo
phòng, chống dịch bệnh LMLM gia súc của chính quyền các địa phương, nhằm phát
hiện nhanh, báo cáo dịch kịp thời để bao vây, khống chế và dập dịch nhanh
chóng, không để lây lan ra diện rộng.
- Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao
năng lực hoạt động, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thú y từ
Chi cục đến cơ sở; hiệu quả công tác giám sát dịch bệnh tại cơ sở ngày được
nâng cao.
- Thực hiện đồng bộ có hiệu quả
công tác tiêm phòng, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và
tiêu độc khử trùng môi trường theo quy định.
III. Nội dung
và giải pháp
1. Điều tra dịch tễ và phân
vùng
Điều tra dịch tễ dựa trên các số
liệu thu thập trong 5 năm qua, cùng với tình hình dịch bệnh của các tỉnh lân cận
như: Hà Tĩnh, Quảng Trị, Nghệ An, Thừa Thiên Huế.
Tiêu chí để phân vùng, bao gồm (1)
dịch tễ bệnh LMLM (các huyện đã từng có dịch LMLM); (2) yếu tố địa lý (các huyện
biên giới, giáp biên giới); (3) tập quán chăn nuôi; (4) yếu tố kinh tế xã hội;
(5) năng lực thú y; (6) năng lực tài chính; và (7) mục tiêu khống chế dịch bệnh.
Theo Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY
ngày 17/02/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt
Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016 - 2020,
tỉnh Quảng Bình thuộc vùng nguy cơ cao đối với bệnh LMLM, trong vùng nguy cơ cao
có vùng khống chế và vùng đệm để thuận lợi cho việc phân bổ kinh phí và tổ chức
tiêm phòng vắc xin, cụ thể vùng khống chế gồm 5 huyện (Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Bố
Trạch, Tuyên Hoá, Minh Hoá); vùng đệm gồm 03 huyện, thị xã, thành phố (Quảng Trạch,
Ba Đồn, Đồng Hới).
2. Tiêm phòng vacxin
2.1. Đối tượng tiêm phòng: Trâu,
bò.
2.2. Số lượng tiêm phòng hàng
năm:
- Năm 2016: 196.375 liều/năm.
Trong đó:
+ Vùng khống chế: 160.300 liều/năm
(bao gồm 16.000 liều cho huyện Minh Hóa thuộc Chương trình 30a)
+ Vùng đệm: 36.075 liều/năm.
- Năm 2017 đến 2020: 200.000 liều/năm.
Trong đó:
+ Vùng khống chế: 160.000 liều/năm
(bao gồm 16.000liều cho huyện Minh Hóa thuộc Chương trình 30a: )
+ Vùng đệm: 40.000 liều/năm.
2.3. Lịch tiêm phòng hàng năm: Bảo
đảm hai đợt tiêm phòng trong năm, mỗi lần cách nhau 6 tháng và tiêm phòng bổ
sung liên tục sau các đợt tiêm chính.
- Đợt 1: Vào tháng 2 đến tháng 3,
thực hiện tiêm phòng bổ sung tháng 4.
- Đợt 2: Vào tháng 8 đến tháng 9,
thực hiện tiêm phòng bổ sung tháng 10.
2.4. Thời gian tiêm phòng: Thực hiện
tiêm liên tục trong 5 năm (2016 - 2020).
2.5. Tỷ lệ tiêm phòng: Đạt 100%
trong diện tiêm.
2.6. Vacxin tiêm phòng:
- Loại vắc xin:
+ Căn cứ tình hình dịch bệnh LMLM
trong tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ, sự lưu hành vi rút LMLM tại các địa
phương; hướng dẫn của Cục Thú y, năm 2016 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình sử dụng
vắc xin LMLM types O để tiêm phòng cho đàn trâu, bò.
+ Để chủ động vắc xin tiêm phòng bệnh
LMLM trên địa bàn khi chưa có hướng dẫn sử dụng loại vắc xin, qua theo dõi hàng
năm những tỉnh lân cận đều xuất hiện types A gây bệnh. Vì vậy, từ năm 2017 đến
năm 2020 sử dụng vắc xin nhị types O, A.
- Cách thức sử dụng vắc xin: Theo
hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin.
2.7. Tổ chức hội nghị triển khai
và tập huấn cho người thực hiện tiêm phòng. Trước khi triển khai tiêm phòng các
huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn phải xây dựng kế hoạch tổ chức
hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm công tác thực hiện năm trước, triển khai kế
hoạch thực hiện năm sau và tập huấn kỹ thuật cho cán bộ tham gia tiêm phòng,
báo cáo cơ quan thú y và các ban, ngành liên quan để cùng phối hợp chỉ đạo, thực
hiện đạt hiệu quả.
3. Giám sát dịch bệnh, điều tra huyết thanh học
Tập trung vào ba nội dung giám sát
gồm: Giám sát lâm sàng phát hiện bệnh (giám sát bị động), giám sát huyết thanh
học sau tiêm phòng, giám sát chủ động phát hiện và xác định tỷ lệ lưu hành vi
rút LMLM để kịp thời tham mưu đề xuất loại vắc xin tiêm phòng phù hợp. Giám sát
tại các vùng cụ thể như sau:
- Giám sát lâm sàng phát hiện bệnh
+ Mục đích phát hiện kịp thời các
ca bệnh để khoanh vùng, dập dịch kịp thời, giảm thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh
gây ra cũng như hạn chế sự lây lan của dịch bệnh trong vùng khống chế và vùng đệm.
+ Lấy mẫu từ gia súc nghi mắc bệnh
để chẩn đoán xác định bệnh và serotype tương đông vi rút để kịp thời tham mưu,
chọn loại vắc xin phù hợp type virus gây bệnh.
- Giám sát sau tiêm phòng
+ Mục đích đánh giá kết quả
tiêm phòng và khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia súc sau khi được tiêm vắc
xin.
+ Được thực hiện mỗi năm một lần
và trên đàn trâu, bò.
+ Lấy mẫu để giám sát ở 20% số xã
của các vùng khống chế và vùng đệm. Tỷ lệ lưu hành kháng thể bảo hộ sau tiêm
phòng ước tính là 80% để tính số mẫu cho từng xã.
+ Thời điểm lấy mẫu: Sau 30 ngày kể
từ thời điểm tiêm phòng gần nhất.
- Giám sát chủ động
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn có trách nhiệm: Phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và tổ
chức triển khai kế hoạch lấy mẫu giám sát chủ động sử dụng nguồn kinh phí chính
sách nông nghiệp hàng năm; hướng dẫn cán bộ thú y và người chăn nuôi thường
xuyên theo dõi, giám sát đàn gia súc trong suốt quá trình nuôi; nếu thấy gia
súc có biểu hiệu của bệnh LMLM phải báo cáo ngay cho chính quyền địa phương và
cơ quan thú y nơi gần nhất để tổ chức điều tra, xác minh và xử lý dịch bệnh kịp
thời; thiết lập hệ thống bản đồ dịch tễ bệnh LMLM gia súc trên địa bàn toàn tỉnh
để tạo điều kiện thuận lợi trong việc theo dõi, quản lý và khống chế nhanh khi
có dịch bệnh xảy ra.
4. Thông tin tuyên truyền
- Tổ chức tuyên truyền về Luật Thú
y 2015, các văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan
liên về tác hại của dịch bệnh LMLM gia súc.
- Phổ biến một số kinh nghiệm
phòng, chống dịch LMLM gia súc trên Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng
Bình và các phương tiện thông tin đại chúng ở các địa phương.
- Phối hợp với Uỷ ban MTTQ tỉnh, Hội
Nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh và các tổ chức đoàn
thể khác trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia công tác
phòng, chống dịch bệnh LMLM gia súc.
- In Pa nô, áp phích, tờ rơi hướng
dẫn kỹ thuật về phòng, chống dịch LMLM gia súc cho các xã, phường, thị trấn và
các trang trại chăn nuôi.
5. Tập huấn, đào tạo
- Các cấp, ngành, địa phương huy động
nguồn lực từ các chương trình phát triển nông thôn để tổ chức tập huấn cho người
dân đảm bảo đến năm 2020 đạt 100% số xã, phường, thị trấn người dân, người chăn
nuôi được trang bị đầy đủ kiến thức về Luật Thú y và biện pháp phòng, chống dịch
bệnh LMLM.
- Hàng năm tổ chức tập huấn 08 lớp
(320 người) cho cán bộ thú y các cấp về dịch tễ học, công tác giám sát dịch tễ,
các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản mẫu; chẩn đoán
lâm sàng phát hiện bệnh.
6. Công tác vệ sinh, tiêu độc,
khử trùng và vệ sinh môi trường
- Các địa phương, trang trại, hộ
chăn nuôi phải thường xuyên tổ chức thực hiện việc tiêu độc khử trùng và vệ
sinh môi trường chủ động phòng bệnh;
- Hàng năm chính quyền địa phương
xây dựng kế hoạch thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc định kỳ theo hướng dẫn
tại phụ lục 8, thông tư số 14/2016/TT - BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
7. Công tác kiểm dịch động vật,
kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y 7.1. Kiểm
dịch động vật
- Thực hiện theo quy định tại
Thông tư số 25/2016/TT - BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.
- Tất cả các động vật, sản phẩm động
vật khi nhập vào tỉnh phải khai báo, có hồ sơ kiểm dịch nguồn gốc rõ ràng, mục
đích sử dụng, chấp hành theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
- Tăng cường hoạt động có hiệu quả
của 2 Trạm kiểm dịch động vật Bắc và Nam Quảng Bình, các chốt kiểm dịch, đội kiểm
dịch động vật lưu động tỉnh; các huyện, thành phố, thị xã thành lập các chốt
kiểm dịch lưu động khi cần thiết; ngăn chặn việc vận chuyển gia súc không rõ
nguồn gốc, không có hồ sơ kiểm dịch.
7.2. Kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ
sinh thú y
- Tăng cường công tác kiểm soát giết
mổ đúng quy trình, quy phạm tại tất cả các điểm giết mổ nhỏ lẻ, lò giết mổ tập
trung trong toàn tỉnh.
- UBND các huyện, thành phố, thị
xã tổ chức thực hiện nghiêm Quyết định số 2956/QĐ-UBND ngày 22/10/2014 của UBND
tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên
địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2020.
- Tăng cường việc kiểm tra vệ sinh
thú y tại các điểm giết mổ gia súc, các địa điểm tập kết gia súc, chợ buôn bán
động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.
8. Xây dựng cơ sở an toàn dịch
bệnh
- Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn căn cứ nhu cầu, nguồn lực của các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn, tổ chức
xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh theo thông tư số 14/TT - BNNPTNT ngày 02/6/2016
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch
bệnh động vật.
- Đẩy mạnh áp dụng chăn nuôi
theo quy trình VietGAP và thực hiện qui hoạch vùng chăn nuôi tập trung và
triển khai Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020.
IV. Kinh phí thực
hiện
1. Cơ chế tài chính
1.1. Kinh phí Trung ương: Đảm bảo
kinh phí mua vacxin 100% vùng khống chế.
1.2. Kinh phí địa phương (bao gồm
cả kinh phí lồng ghép giữa nguồn kinh phí chính sách nông nghiệp, nguồn dự
phòng ngân sách tỉnh và các nguồn hợp pháp khác): Đảm bảo mua vắc xin vùng khống
chế khi Trung ương chưa kịp bố trí và vắc xin vùng đệm; phiếu tiêm phòng vùng đệm,
vùng khống chế và toàn bộ kinh phí mua hoá chất sát trùng, công tiêm phòng, chỉ
đạo tiêm phòng và giám sát sau tiêm phòng.
2. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí: 40.859.897.000 đồng
(Bốn mươi tỷ, tám trăm năm mươi chín triệu, tám trăm chín mươi bảy nghìn
đồng chẵn). Trong đó:
2.1. Ngân sách Trung ương: 25.910.398.000 đồng, cụ thể:
- Mua vacxin vùng khống chế:
(Không bao gồm huyện Minh Hóa thuộc Chương trình 30a)
+ Năm 2016 sử dụng vắc xin
types O:
144.300 liều/năm x 13.860 đồng/liều
= 1.999.998.000 đồng
+ Năm 2017 đến 2020 sử dụng vắc
xin nhị types O, A.
144.000 liều/năm x 4 năm x 24.150
đồng/liều = 13.910.400.000 đồng
- Mua hóa chất: 5 năm x
2.000.000.000 đồng/năm = 10.000.000.000 đồng
2.2. Ngân sách địa phương: 14.949.499.000 đồng.
- Mua vacxin vùng đệm:
4.363.999.000 đồng. Trong đó:
+Năm 2016 sử dụng vắc xin types
O:
36.075 liều/năm x 13.860 đồng/liều
= 499.999.000 đồng
+ Năm 2017 đến 2020 sử dụng vắc
xin nhị types O, A:
40.000 liều/năm x 4 năm x 24.150 đồng/liều
= 3.864.000.000 đồng
ĐVT:
1.000đ
TT
|
Nội dung
|
Tổng cộng
|
Nguồn ngân sách
|
Tỉnh
|
Huyện
|
Xã
|
1
|
Mua vacxin vùng đệm
|
4.363.999
|
4.363.999
|
0
|
0
|
2
|
Hoá chất khử trùng tiêu độc
|
5.000.000
|
5.000.000
|
0
|
0
|
3
|
Công tiêm phòng
|
3.985.500
|
0
|
3.985.500
|
0
|
4
|
Chỉ đạo tiêm phòng
|
500.000
|
250.000
|
150.000
|
100.000
|
5
|
Chi phí giám sát sau tiêm phòng
|
1.000.000
|
500.000
|
300.000
|
200.000
|
6
|
Phiếu tiêm phòng
|
100.000
|
100.000
|
0
|
0
|
|
Tổng kinh phí
|
14.949.499
|
10.213.999
|
4.435.500
|
300.000
|
Phân nguồn ngân sách địa phương
thực hiện giai đoạn 2016 - 2020:
ĐVT:
1.000đ
TT
|
Nội dung
|
Tổng cộng
|
Phân ra các năm
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
1
|
Mua vacxin vùng đệm
|
4.363.999
|
499.999
|
966.000
|
966.000
|
966.000
|
966.000
|
2
|
Hoá chất khử trùng tiêu độc
|
5.000.000
|
1.000.000
|
1.000.000
|
1.000.000
|
1.000.000
|
1.000.000
|
3
|
Công tiêm phòng
|
3.985.500
|
785.500
|
800.000
|
800.000
|
800.000
|
800.000
|
4
|
Chỉ đạo tiêm phòng
|
500.000
|
100.000
|
100.000
|
100.000
|
100.000
|
100.000
|
5
|
Chi phí giám sát sau tiêm phòng
|
1.000.000
|
200.000
|
200.000
|
200.000
|
200.000
|
200.000
|
6
|
Phiếu tiêm phòng
|
100.000
|
20.000
|
20.000
|
20.000
|
20.000
|
20.000
|
|
Tổng kinh phí
|
14.949.499
|
2.605.499
|
3.086.000
|
3.086.000
|
3.086.000
|
3.086.000
|
V. Tổ chức thực
hiện
- Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
+ Tổ chức thực hiện Kế hoạch và hướng
dẫn, chỉ đạo đôn đốc các địa phương thực hiện.
+ Phối hợp với Sở Tài chính tham
mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch.
- UBND huyện, thành phố, thị xã:
+ Trên cơ sở Kế hoạch của tỉnh,
xây dựng và tổ chức thực Kế hoạch phòng, chống bệnh LMLM gia súc phù hợp với
tình hình thực tế của địa phương.
+ Chỉ đạo UBND cấp xã hàng năm tổ
chức triển khai, giám sát dịch bệnh và vận động nhân dân tiêm phòng đúng kế hoạch./.