Quyết định 808/2003/QĐ-BTM thành lập Tổ giám sát liên bộ thực hiện Hiệp định Dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành

Số hiệu 808/2003/QĐ-BTM
Ngày ban hành 01/07/2003
Ngày có hiệu lực 10/08/2003
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Thương mại
Người ký Mai Văn Dâu
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 808/2003/QĐ-BTM

Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 0808/2003/QĐ-BTM NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2003 VỀ VIỆC THÀNH LẬP TỔ GIÁM SÁT LIÊN BỘ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH DỆT MAY VIỆT NAM - HOA KỲ

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

Căn cứ Nghị định số 95/CP ngày 04 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại;
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 669/CP-KTTH ngày 21 tháng 5 năm 2003 về việc triển khai Hiệp định Dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ;
Thực hiện Thông tư liên tịch số 02/2003/TTLT/BTM-KHĐT-CN ngày 27 tháng 5 năm 2003 của Bộ Thương mại, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư và Bộ Công nghiệp hướng dẫn việc giao và thực hiện hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ năm 2003.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Thành lập Tổ giám sát Liên Bộ thực hiện Hiệp định Dệt may Việt Nam - Hoà Kỳ (dưới đây gọi tắt là Tổ Giám sát Liên bộ) gồm:

- Đại diện của Bộ Thương mại trong Tổ điều hành hàng dệt may Liên Bộ Thương mại - Công nghiệp - Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng.

- Đại diện Vụ Âu Mỹ thuộc Bộ Thương mại.

- Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công nghiệp.

- Đại diện Vụ Giám sát Quản lý thuộc Tổng cục Hải quan.

- Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

- Đại diện Hiệp hội dệt may Việt Nam.

Điều 2: Nhiệm vụ của Tổ Giám sát Liên Bộ.

1. Kiểm tra báo cáo của thương nhân về năng lực sản xuất (số lượng máy móc, hồ sơ nhập khẩu nguyên phụ liệu, bảng lương công nhân), năng lực xuất khẩu (phiếu đặt hàng, hồ sơ xuất khẩu, tờ khai hải quan, vận tải đơn...) của thương nhân, so sánh đối chiếu với số liệu của Hải quan Việt Nam và Hoa Kỳ, số liệu cấp E/C, VISA của Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Bộ Thương mại và số liệu Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

2. Kiểm tra tại cơ sở sản xuất và năng lực xuất khẩu thực tế theo những tiêu chí quy định tại khoản 1 điều này trong trường hợp có nghi ngờ về báo cáo và số lượng hàng xuất khẩu thực tế. Sau mỗi đợt kiểm tra phải có báo cáo (Theo mẫu Phụ lục 1 kèm theo) và các kiến nghị gửi Lãnh đạo Bộ Thương mại.

3. Nghiên cứu chính sách, biện pháp chống gian lận thương mại của Hoa Kỳ và các nước khác để kiến nghị việc áp dụng tại Việt Nam.

4. Đề xuất giải pháp chống gian lận thương mại, biện pháp xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến việc thực hiện Hiệp định Dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ.

5. Phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam và Hải quan Hoa kỳ để đề xuất giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định Dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ.

6. Trình lãnh đạo Bộ Thương mại kế hoạch làm việc của Tổ Giám sát Liên bộ và hàng tháng báo cáo lãnh đạo Bộ Thương mại về việc thực hiện kế hoạch làm việc đã được duyệt.

7. Để đánh giá hoạt động, Tổ Giám sát Liên Bộ họp định kỳ mỗi tháng một lần trừ trường hợp đột xuất, và lập kế hoạch hoạt động của tháng tiếp theo.

Điều 3: Thành lập Tổ giám sát Thành phố thực hiện Hiệp định Dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ ở các thành phố được uỷ quyền giao hạn ngạch (dưới đây gọi tắt là Tổ Giám sát thành phố) gồm:

- Đại diện của Phòng Quản lý XNK khu vực thuộc Bộ Thương mại làm tổ trưởng.

- Đại diện Sở Thương mại.

- Đại diện Cục Hải quan thành phố.

- Đại diện chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

- Đại diện chi hội dệt may khu vực.

Tổ giám sát thành phố được thành lập trên cơ sở quyết định nhân sự của các cơ quan hữu quan có tên trong Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại. Tổ chức và hoạt động theo yêu cầu cụ thể của Bộ Thương mại.

Điều 4: Kinh phí hoạt động:

[...]