ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
08/2022/QĐ-UBND
|
Hòa Bình, ngày 18
tháng 02 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 1 QUYẾT ĐỊNH SỐ 47/2019/QĐ-UBND NGÀY 18 THÁNG 11 NĂM 2019 CỦA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH VỀ VIỆC BAN HÀNH BỘ ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI
TÀI SẢN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 9 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng
5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng
5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất
đai;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng
01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết
thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30
tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ
trình số 607/TTr-STC ngày 31 tháng 12 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 47/2019/QĐ-UBND ngày
18 tháng 11 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc ban hành bộ đơn
giá bồi thường đối với tài sản khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
như sau:
1. Ban hành “Phụ lục thuyết
minh về đơn giá bồi thường nhà và công trình kiến trúc; thuyết minh về đơn giá
bồi thường cây trồng, vật nuôi” thay thế Phụ lục số I ban hành kèm theo Quyết định
số 47/2019/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình.
(Có Phụ lục kèm
theo)
2. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục số
IV ban hành kèm theo Quyết định số 47/2019/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2019
như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung Mục I:
- Sửa đổi số thứ tự số 18,
19 như sau:
TT
|
Loại cây
|
Đơn vị tính
|
Giải thích quy
định
|
Đơn giá (đồng)
|
18
|
Mía trồng tập trung theo rãnh (tối đa 8.000 m/ha)
|
m
|
Mới mọc mầm < 1 tháng
|
12.000
|
Chưa đến tuổi thu hoạch
|
17.000
|
Sắp cho thu hoạch
|
20.000
|
19
|
Mía trồng theo khóm
|
Khóm
|
Mới mọc mầm < 1 tháng
|
12.000
|
Chưa đến tuổi thu hoạch
|
17.000
|
Sắp cho thu hoạch
|
20.000
|
- Bổ sung nội dung sau số thứ
tự số 20 như sau: “Đối với mía lưu gốc bằng 70% đơn giá mía mới trồng áp
dụng cho cả 3 giai đoạn sinh trưởng”.
b) Sửa đổi, bổ sung nội dung sau
số thứ tự 3, Mục III như sau: “Đối với cây tại mục III mới trồng, dưới
01 năm tuổi: Số lượng cây bồi thường không quả mật độ theo quy định. Đối với
cây trồng xen thứ nhất, bồi thường không quá 50% mật độ theo quy định. Đối với
cây trồng xen thứ hai bồi thường không quá 25% mật độ theo quy định; Đối với
các cây còn lại ngoài mật độ, cây trồng xen thứ ba hỗ trợ di dời”.
c) Sửa đổi, bổ sung Mục IV như
sau:
- Sửa đổi số thứ tự số 11
như sau:
TT
|
Loại cây
|
Đơn vị tính
|
Giải thích quy
định
|
Đơn giá (đồng)
|
11
|
Đu đủ (tối đa 3.200 cây/ha), chuối (tối đa 2.500
cây/ha)
|
Cây
|
Mới trồng, chưa có quả
|
40.000
|
Cây có quả, chưa cho thu hoạch
|
70.000
|
Bổ sung cây đang cho thu hoạch
|
95.000
|
- Sửa đổi nội dung sau số thứ
tự số 14 như sau: “Đối với cây tại mục IV mới trồng, dưới 01 năm tuổi: Số
lượng cây bồi thường không quá mật độ theo quy định. Đối với loại cây trồng xen
thứ nhất, bồi thường không quá 50% mật độ theo quy định. Đối với loại cây trồng
xen thứ hai bồi thường không quá 25% mật độ theo quy định; Đối với các cây còn
lại ngoài mật độ, cây trồng xen thứ ba hỗ trợ di dời”.
d) Sửa đổi nội dung sau số thứ
tự số 3 Mục V như sau: “Đối với những cây cho thu hoạch nhiều lứa nếu
thông báo thu hồi đất vào sau kỳ thu hoạch lứa trước và trước kỳ thu hoạch lứa sau
thì được xác định là cây đã cho thu hoạch.”
đ) Sửa đổi, bổ sung số thứ tự
2 Mục VII như sau:
TT
|
Loại cây
|
Đơn vị tính
|
Giải thích quy
định
|
Đơn giá (đồng)
|
2
|
Hỗ trợ di dời cây ươm, trồng dưới đất
|
Cây
|
Đường kính tán rộng dưới 50cm, chiều cao cây <
10cm
|
200
|
Đường kính tán rộng dưới 50cm, chiều cao cây từ
10cm đến dưới 30cm
|
2.000
|
Đường kính tán rộng dưới 50cm, chiều cao cây từ
30cm đến dưới 60cm
|
4.000
|
Đường kính tán rộng dưới 50cm, chiều cao cây từ
60cm đến dưới 100cm
|
8.000
|
Đường kính tán rộng dưới 50cm, chiều cao cây lớn
hơn 100cm
|
15.000
|
Đường kính tán rộng từ 50cm đến dưới 100cm
|
25.000
|
Đường kính tán rộng từ 100cm đến 150cm
|
40.000
|
Đường kính tán rộng trên 150cm
|
50.000
|
e) Sửa đổi, bổ sung số thứ tự 12
Mục IX như sau:
TT
|
Loại cây
|
Đơn vị tính
|
Giải thích quy
định
|
Đơn giá (đồng)
|
12
|
Cây tre bát độ, cây trúc lấy măng
|
Khóm
|
Khóm có từ 6 cây trưởng thành trở lên
|
500.000
|
Khóm có từ 3 đến 5 cây trưởng thành
|
350.000
|
Khóm có từ 1 -2 cây trưởng thành
|
200.000
|
Khóm mới trồng có một thân duy nhất, chưa cho thu
hoạch măng, mật độ 500 khóm/ha
|
100.000
|
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01 tháng 3 năm 2022.
2. Đối với những dự án, hạng mục đã phê duyệt phương
án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc đang thực hiện chi trả bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư theo phương án đã được duyệt theo quy định của pháp luật trước
ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo phương án
đã phê duyệt và không áp dụng theo quy định của Quyết định này.
3. Các nội dung khác giữ nguyên như Quyết định số
47/2019/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2019 và Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND ngày
23 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ
trưởng các Ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện thành phố và các tổ
chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài chính, Bộ Công thương;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Các Đại biểu HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Các Phó CVP UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Trung tâm Tin học và Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, KTN (PMD).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Bùi Văn Khánh
|
PHỤ LỤC SỐ I
THUYẾT MINH VỀ ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH KIẾN
TRÚC; THUYẾT MINH VỀ ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 08/2022/QĐ-UBND ngày 18 tháng 02 năm 2022
của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
I. THUYẾT MINH VỀ ĐƠN GIÁ BỒI
THƯỜNG NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. Cơ sở tính toán đơn giá
bồi thường
a) Giá bồi thường tại Phụ lục số II, Phụ lục số III
được tính trên cơ sở 1 đơn vị khối lượng công việc.
b) Đơn giá được tính trên cơ sở giá vật liệu (đã có
VAT), nhân công, máy thi công tại thời điểm lập đơn giá.
2. Phương pháp áp dụng đơn giá để tính giá bồi
thường
a) Kết cấu công trình phù hợp với đơn giá công
trình kiến trúc nào thì áp dụng đơn giá công trình kiến trúc đó để tính giá bồi
thường (Phụ lục số II).
b) Đối với công trình kiến trúc có kết cấu và hoàn thiện
khác với Phụ lục số II thì những công việc đó được đối trừ khối lượng và đơn
giá tại Phụ lục số III.
c) Đối với những công việc đơn lẻ thì áp dụng Phụ lục
số III để tính giá trị bồi thường cho từng công việc đó.
d) Đối với những công việc chỉ đền bù vật liệu thì
sử dụng giá vật liệu theo thông báo giá của Sở Xây dựng tại thời điểm thực hiện
bồi thường.
đ) Đối với các công trình phụ trợ như: Tường rào, bể
nước, cổng, nhà bếp, sân, v.v... khi áp dụng giá đền bù sẽ được tách ra theo
đơn vị khối lượng phù hợp với đơn giá tại Phụ lục số III để tính giá trị bồi
thường.
e) Các nhà gỗ kết hợp với xây, thì tính tách khối
lượng phần xây theo đơn vị m3, trát theo m2, phần cột,
kèo gỗ tính theo m3, mái ngói, phibrô ximăng, tôn tính theo m2
để áp dụng đơn giá phụ lục số III.
g) Phần ao cá đơn vị tính theo m3 nước
(thể tích ao).
h) Đối với những phần việc khi thực hiện công tác bồi
thường mà không có trong Phụ lục số II và Phụ lục số III thì được chiết tính
đơn giá tại thời điểm hiện hành.
i) Đối với các công trình không có khả năng áp dụng
các quy định nêu trên (có các kết cấu không phổ thông, không thông dụng), để
xác định đơn giá bồi thường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức
làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng và các tổ chức cá nhân có liên quan báo cáo Sở
Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường. Căn cứ báo cáo nêu trên, Sở
Xây dựng tổng hợp gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định đơn giá bồi thường cho từng dự án cụ thể.
II. THUYẾT MINH VỀ ĐƠN GIÁ BỒI
THƯỜNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI
1. Nguyên tắc xác định đường kính thân cây; đo,
đếm theo đơn vị tính m2, m, khóm, cây
a) Cây phân cành thấp nhất ở độ cao > 1,3 m: đo
đường kính thân tại độ cao 1,3 m cách mặt đất.
b) Cây phân cành thấp nhất ở độ cao ≤ 1,3 m: đo đường
kính thân dưới điểm phân cành 0,3 m.
c) M2: Đo diện tích đất thực tế theo hai
chiều dài và rộng, sau đó tính theo công thức: Diện tích = Chiều dài x Chiều rộng.
d) M: Đối với các loại cây trồng làm hàng rào; mía
trồng theo rãnh; chè trồng theo luống, cây song mây... đo theo chiều dài rãnh,
luống... Sau đó lấy số đo thực tế.
đ) Khóm: “Là tập hợp các cây mọc liền nhau”, khóm
tre, khóm hoa... Tiến hành đếm số khóm thực tế.
e) Cây: Là các cây tách rời không mọc liền thành
khóm, thì đếm số cây thực tế.
g) Đối với cây tre, cây nứa, chuối: đếm số cây hữu
hiệu trên khóm (không áp dụng đối với măng).
2. Xác định diện tích tán cây (m2 tán
lá )
a) Diện tích tán cây = 3,14 x Bán kính tán cây x
Bán kính tán cây (S = π*r2 . Trong đó: S là diện tích tán cây,
đơn vị tính là mét vuông (m2); Hệ số π = 3,14; r là bán kính tán
cây).
b) Bán kính tán cây được xác định bằng 1/2 đường
kính tán trung bình của cây: r = D tán (tb)/2. Trong đó đường kính tán cây là
đường kính hình chiếu tán theo phương thẳng đứng, được đo theo hai chiều Đông
Tây, Nam Bắc.
D tán (tb) = [D (Đông Tây) + D (Nam bắc)]/2,
trong đó:
- D tán (tb): đường kính tán của cây.
- D (Đông Tây): Đường kính tán đo theo hướng
Đông Tây.
- D (Nam Bắc): Đường kính tán đo theo hướng Nam
Bắc.
3. Xác định cây trồng chính, cây trồng xen
Cây trồng chính là cây trồng được xác định sẽ cho
thu nhập lớn nhất hoặc cây trồng có thời gian cho thu hoạch kéo dài nhất trên
diện tích đất canh tác đó. Trong trường hợp trên cùng diện tích đất có 01 cây
trồng chính và 02 cây trồng xen thì cây trồng xen nào trồng trước được xác định
là cây trồng xen thứ nhất; trường hợp cả hai loại cây trồng xen được trồng cùng
thời điểm thì cây nào có giá trị kinh tế hơn được xác định là cây trồng xen thứ
nhất.
4. Nguyên tắc bồi thường đối với cây trồng khi
Nhà nước thu hồi đất được tính toán, xác định cho từng trường hợp cụ thể
a) Đối với những trường hợp kiểm đếm trên diện tích
trồng cây ăn quả hay cây công nghiệp lâu năm, trồng thuần loài hoặc trồng xen với
những cây lâu năm khác mà bộ tán lá đã đan xen, giao nhau - các cây tại mục
III, IV Phụ lục số IV Quyết định số 47/2019/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2019 của
Ủy ban nhân dân tỉnh và cây lâm nghiệp cho thu hoạch quả.
- Tổng diện tích tán của một loài cây nằm trên thửa
đất cộng lại không vượt quá diện tích đất trồng áp dụng đối với diện tích đất
trồng nhỏ hơn diện tích thu hồi đất.
- Đối với diện tích đất trồng bằng diện tích thu hồi
đất thì tổng diện tích tán của một loài cây nằm trên thửa đất cộng lại không vượt
quá diện tích đất thu hồi.
- Trường hợp diện tích đất thu hồi không hết phần đất
trồng, có phần tán lá vượt quá ranh giới thửa đất thu hồi được tính cả diện
tích phần tán lá vượt quá ranh giới thửa đất thu hồi theo thực tế.
- Đối với các vườn cây bước vào giai đoạn cuối của
chu kỳ kinh doanh (có bộ tán đan xen, tổng diện tích tán lớn hơn nhiều so với
diện tích đất trồng), hoặc các vườn cây có nhiều loài cây có các tầng tán phân
biệt rõ rệt có tổng diện tích tán lớn hơn nhiều so với diện tích đất trồng. Ủy
ban nhân dân cấp huyện, thành phố tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt
bằng chịu trách nhiệm tính toán xây dựng đơn giá bồi thường hỗ trợ tài sản báo
cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Tài chính thẩm
định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đơn giá bồi thường cho từng dự án cụ
thể.
b) Đối với cây trồng xen ở dưới tán cây trồng chính
đã khép tán (cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, cây lâm nghiệp...), chỉ áp dụng
với nhóm cây ưa ánh sáng tán xạ (cây thân thảo, thân leo, ...). số lượng m2
bồi thường bằng 100% theo quy định.
c) Đối với các cây ăn quả, cây lâm nghiệp... (không
phải cây ưa ánh sáng tán xạ) trồng dưới diện tích cây ăn quả (đã khép tán) áp dụng
đơn giá di dời hoặc bồi thường theo đơn giá di dời.
d) Đối với diện tích rừng trồng phân tán hoặc trồng
cây lâm nghiệp (diện tích nhỏ hơn 0,3 ha) nếu mật độ cây lâm nghiệp vượt quá
2000 cây (mật độ rừng trồng tập trung theo định mức kinh tế kỹ thuật phổ biến tại
địa phương) thì bồi thường như rừng trồng tập trung, đơn vị tính là ha, theo
đơn giá tại Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND ngày 23/10/2020 của UBND tỉnh Hòa
Bình.
đ) Đối với diện tích đồi, vườn có toàn bộ các loài
cây trồng trên diện tích này đã qua thời kỳ kiến thiết cơ bản (đã trồng lâu năm
chưa khép tán, đang trong thời gian cho thu hoạch sản phẩm) thì được tính bồi
thường thiệt hại cho toàn bộ số lượng cây hiện có trên diện tích đất bị thu hồi.
e) Đối với diện tích đồi, vườn trồng các loại cây
đã qua thời kỳ kiến thiết cơ bản có trồng xen lẫn các cây trong thời kỳ kiến
thiết cơ bản (cây mới trồng) thì được xác định ưu tiên tính bồi thường
thiệt hại cho toàn bộ số lượng cây trồng đã qua thời kỳ kiến thiết cơ bản và
trên cơ sở mật độ của các cây trồng đã qua thời kỳ kiến thiết cơ bản xác định
diện tích chiếm đất (diện tích tán lá theo hình chiếu tán) của cây này;
trường hợp diện tích chiếm đất của cây trồng đã qua thời kỳ kiến thiết cơ bản đủ
và vượt so với diện tích đất thu hồi, các cây trồng đang trong thời kỳ kiến thiết
cơ bản sẽ được bồi thường theo đơn giá di dời; trường hợp diện tích chiếm đất (diện
tích tán lá theo hình chiếu tán) của cây trồng đã qua thời kỳ kiến thiết cơ
bản nhỏ hơn so với diện tích đất bị thu hồi thì trên cơ sở mật độ để tính cho
loài cây đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản có giá trị cao nhất, nếu còn diện
tích thì tính cho các loài cây có giá trị thấp hơn tiếp theo cho đến hết diện
tích đất bị thu hồi (diện tích được xác định theo số liệu đo đạc địa chính);
đối với các loại cây vượt quá mật độ bồi thường bằng đơn giá di dời.
5. Phương pháp xác định giá trị bồi thường và áp
dụng đối với các loại cây trồng chưa có trong danh mục
a) Mức bồi thường đối với cây hàng năm được tính bằng
giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được
tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng tại
địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.
b) Mức bồi thường đối với cây lâu năm, được tính bằng
giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà
không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất. Giá trị hiện có của vườn cây để tính bồi
thường được xác định như sau:
- Đối với cây lâu năm mới trồng hoặc đang ở thời kỳ
kiến thiết cơ bản (cây chưa cho thu hoạch), thì giá trị hiện có của vườn cây là
toàn bộ chi phí trồng (đào hố, trồng cây…) và chi phí chăm sóc đến thời điểm
thu hồi đất (tối đa theo định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành tại địa phương).
- Đối với cây lâu năm thu hoạch một lần (nhóm cây
lâm nghiệp) đang ở thời kỳ kinh doanh (đã cho thu hoạch) thì không được bồi thường,
chỉ hỗ trợ công khai thác.
- Đối với cây lâu năm thu hoạch nhiều lần (nhóm cây
ăn quả, nhóm cây công nghiệp lâu năm) đang ở thời kỳ kinh doanh, thì giá trị hiện
có của vườn cây được tính bồi thường là giá trị sản lượng của cây trồng (trung
bình 03 năm gần nhất) cộng (+) chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản (03 năm đầu -
tối đa theo định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành tại địa phương).
c) Đối với các cây không có trong Phụ lục số VI ban
hành kèm theo Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2020 của Ủy
ban nhân dân tỉnh: Căn cứ tính chất tương đồng của từng nhóm gỗ để áp dụng, đối
với cây không có trong bảng phân loại tạm thời các loại gỗ (Quyết định số
2198-CNR ngày 26 tháng 11 năm 1977 của Bộ Lâm nghiệp ban hành phân loại tạm thời
các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước; Quyết định số 334-CNR ngày 10
tháng 5 năm 1988 của Bộ Lâm nghiệp điều chỉnh việc xếp hạng một số loại gỗ sử dụng
trong bảng phân loại 8 nhóm) hoặc xác định bồi thường theo mức giá hiện có (áp
dụng phương pháp b mục này).
d) Đối với các loại cây trồng chưa có trong Quyết định
số 47/2019/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2019, Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND
ngày 23 tháng 10 năm 2020 và Quyết định này thì Ủy ban nhân dân cấp huyện,
thành phố, các tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chịu trách
nhiệm tính toán xây dựng đơn giá bồi thường tài sản báo cáo Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban
nhân dân tỉnh quyết định đơn giá bồi thường cho từng dự án cụ thể.
Xác định giá trị theo 01 trong các phương pháp sau:
- Xác định giá trị loại cây cối, hoa màu có giá trị
tương đương để áp dụng đơn giá bồi thường.
- Xác định theo phương pháp a, b, c mục này.
- Trường hợp cây lâm nghiệp cho thu hoạch quả tại
thời điểm kiểm kê và loại cây trồng chưa có trong quyết định, Ủy ban nhân dân cấp
huyện, thành phố xác định theo phương pháp tại Phần II Phụ lục này (nhóm cây ăn
quả) - nếu bồi thường theo đơn giá cây ăn quả - thì không bồi thường theo đơn
giá cây lấy gỗ đã quy định tại Quyết định số 47/2019/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11
năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình./.