Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 08/2011/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình khuyến công tỉnh Vĩnh phúc giai đoạn 2011-2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

Số hiệu 08/2011/QĐ-UBND
Ngày ban hành 27/01/2011
Ngày có hiệu lực 27/01/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Phùng Quang Hùng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 08/2011/QĐ-UBND

Vĩnh Yên, ngày 27 tháng 01 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2011-2015

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết và thi hành luật ngân sách của nhà nước; Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg ngày 20/8/2007 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012; Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 31/2010/NQ-HĐND ngày 22/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV về Chương trình Khuyến công tỉnh Vĩnh phúc giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 125/2009/TTLT-BTC-BCT ngày 17/6/2009 giữa Bộ Tài chính - Bộ Công thương quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với Chương trình khuyến công;
Xét đề nghị của Sở Công thương Vĩnh Phúc tại Tờ trình số 34/TTr-SCT ngày 19/01/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình khuyến công tỉnh Vĩnh phúc giai đoạn 2011-2015 với nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu tổng quát:

- Động viên, huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh, tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH-HĐH, đẩy nhanh phát triển tiểu thủ công nghiệp, khôi phục các làng nghề truyền thống, du nhập và phát triển nghề mới nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn.

- Hỗ trợ tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh kế ngành công nghiệp đạt 17,5%/năm trong giai đoạn 2011-2015; trong đó công nghiệp nông thôn tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 trên 20%/năm.

- Phấn đấu đến năm 2015 có 30-35 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề của tỉnh ( tính cả 20 làng nghề đã công nhận).

- Hàng năm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn từ 250-350 người/năm.

- Truyền nghề, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho từ 700-900 người.

- Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất công nghiệp nông thôn và xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm, khuyến khích nhân rộng mô hình, mỗi năm ứng dụng cho 30-35 cơ sở sản xuất.

2. Phạm vi đối tượng áp dụng:

a) Phạm vi áp dụng gồm các ngành nghề sau:

- Công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm;

- Sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động như: Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, dệt may, da giầy…;

- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như: Trạm khắc đá, trạm khắc gỗ, thêu ren, sơn mài, khảm trai, mây tre đan, gốm sứ…;

- Cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ; cơ sở sản xuất phụ tùng, lắp giáp và sửa chữa máy cơ khí;

- Sản xuất sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm mới; sản xuất gia công chi tiết, bán thành phẩm cho các cơ sở sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh;

- Công nghiệp điện tử, tin học;

- Đầu tư vốn xây dựng kết cấu hạ tầng, giải quyết môi trường cho cụm, điểm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

b) Đối tượng áp dụng:

- Tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh gồm:

[...]