THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
08/2007/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ DI DÂN, TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN THUỶ
ĐIỆN TUYÊN QUANG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 75/2006/QH11 của Quốc hội khóa 11 kỳ họp thứ 10;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi
thường thiệt hại và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản
lý Dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng
9 năm 2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
16/2005/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 288/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt đầu tư Dự án thuỷ điện Tuyên Quang;
Căn cứ Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Quy định tạm thời về bồi thường, tái định cư Dự án thuỷ điện
Tuyên Quang;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 6077/BKH-KTNN ngày 08 tháng
9 năm 2005 và công văn số 19/BKH-KTNN ngày 03 tháng 01 năm 2006); Tổng công ty
Điện lực Việt Nam (Tờ trình số 5571/TTr-EVN-QLXD-KTDT ngày 26 tháng 10 năm
2005) và ý kiến của Ủy ban nhân dân các tỉnh: Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1.
Phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án
thuỷ điện Tuyên Quang theo các nội dung sau:
1. Mục tiêu,
nhiệm vụ, yêu cầu di dân, tái định cư Dự án thuỷ điện Tuyên Quang.
a) Mục tiêu:
Di dân, tái định cư Dự án thuỷ
điện Tuyên Quang phải tạo được các điều kiện để đồng bào tái định cư có đời sống
tốt hơn nơi ở cũ, trên cơ sở khai thác tiềm năng về tài nguyên và sức lao động,
từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cuộc
sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội
vùng Đông Bắc theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn,
giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường
sinh thái.
b) Nhiệm vụ: đến năm 2007 hoàn
thành việc bồi thường, di chuyển và tái định cư các hộ gia đình và cá nhân thuộc
đối tượng di dân tái định cư; bồi thường và xây dựng lại kết cấu hạ tầng, công
trình kiến trúc - văn hoá xã hội của các tổ chức, đơn vị trong mặt bằng thi
công và vùng ngập hồ chứa Dự án thuỷ điện Tuyên Quang.
c) Yêu cầu:
- Công tác di dân, tái định cư
phải được các cấp, các ngành, các đoàn thể quần chúng phối hợp chặt chẽ để tổ
chức thực hiện theo phương châm: Trung ương quy định và hướng dẫn cơ chế, chính
sách chung, các tỉnh cụ thể hoá và triển khai thực hiện.
- Tái định cư trong vùng, trong
tỉnh là chính thực hiện các hình thức tái định cư khác nhau: tái định cư tập
trung nông thôn, tái định cư đô thị, tái định cư xen ghép và tái định cư tự
nguyện di chuyển, phù hợp với các điều kiện cho sản xuất, phong tục, tập quán
và nguyện vọng của đồng bào các dân tộc ở nơi đi cũng như nơi đến. Khuyến khích
đồng bào tự di chuyển nhà cũ, tự xây dựng nhà ở tại nơi tái định cư theo quy hoạch
và khuyến khích hình thức tái định cư xen ghép. Di dân, tái định cư cần coi trọng
việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá, sự đoàn kết giữa người dân tái định
cư và người dân sở tại.
- Ưu tiên nguồn vốn lồng ghép từ
các chương trình, Dự án đầu tư khác trên địa bàn (giao thông, thuỷ lợi, điện,
xây dựng đô thị mới,...) với Dự án di dân, tái định cư để xây dựng đồng bộ hệ
thống kết cấu hạ tầng tại các vùng tái định cư.
2. Phương án
quy hoạch di dân, tái định cư
a) Về thiệt hại và số dân phải
di chuyển đến năm 2006:
- Tổng diện tích đất ngập và thu
hồi là 6.815 ha, trong đó: đất nông nghiệp 6.187 ha; đất phi nông nghiệp 259
ha; đất chưa sử dụng 369 ha.
- Tổng giá trị thiệt hại về đất
đai, tài sản và kết cấu hạ tầng khoảng 643.869 triệu đồng, trong đó: giá trị
thiệt hại về đất đai 118.835 triệu đồng, giá trị thiệt hại về tài sản của tổ chức,
hộ gia đình và cá nhân: 216.039 triệu đồng, giá trị thiệt hại về công trình kết
cấu hạ tầng: 308.995 triệu đồng.
- Số dân phải di chuyển dự tính
đến năm 2006 (đã tính dự phòng tăng dân số tự nhiên) là 4.821 hộ, với 23.630 khẩu
(tỉnh Tuyên Quang 4.139 hộ, với 20.138 khẩu; tỉnh Hà Giang 624 hộ, với 3.172 khẩu;
tỉnh Bắc Kạn 58 hộ, với 320 khẩu) thuộc 3 huyện bị ảnh hưởng (tỉnh Tuyên Quang
1 huyện, tỉnh Hà Giang 1 huyện, tỉnh Bắc Kạn 1 huyện).
- Số dân bố trí tại điểm tái định
cư là 4.310 hộ, 21.163 khẩu, trong đó: tỉnh Tuyên Quang 4.099 hộ, 19.980 khẩu;
tỉnh Hà Giang 153 hộ, 863 khẩu; tỉnh Bắc Kạn 58 hộ, 320 khẩu. Số hộ tái định cư
tự di chuyển là 511 hộ, 2.467 khẩu, trong đó: tỉnh Tuyên Quang là 40 hộ, 158 khẩu;
tỉnh Hà Giang là 471 hộ, 2.309 khẩu.
b) Phương án tạo quỹ đất lập
khu, điểm tái định cư: quỹ đất lập khu, điểm tái định cư được hình thành chủ yếu
từ việc khai hoang mở rộng diện tích, chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa người
dân sở tại với người dân tái định cư và bố trí từ đất công chưa sử dụng.
Diện tích đất ở giao cho hộ tái
định cư: hộ tái định cư nông nghiệp từ 200 m2 - 400 m2/hộ;
hộ tái định cư phi nông nghiệp từ 150 m2 - 200 m2/hộ.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp
giao cho hộ tái định cư tùy thuộc vào quỹ đất của từng vùng tái định cư, được
quy định cụ thể tại mục c khoản 2 của Điều này.
c) Phương án bố trí tái định cư:
Tỉnh Tuyên Quang: trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang có 4 vùng tái định cư (thuộc 4 huyện: Na Hang, Chiêm Hoá,
Hàm Yên, Yên Sơn), 36 khu tái định cư (thuộc 36 xã), 125 điểm tái định cư, bố
trí 4.099 hộ, 19.980 khẩu (hộ phi nông nghiệp 357 hộ, 1.312 khẩu; hộ nông nghiệp
3.742 hộ, 18.668 khẩu), dự kiến bố trí như sau:
- Vùng tái định cư huyện Na
Hang: gồm 8 khu, 31 điểm tái định cư, bố trí tiếp nhận 1.396 hộ (trong đó có
357 hộ phi nông nghiệp và 1.039 hộ nông nghiệp). Hướng sản xuất đối với hộ phi
nông nghiệp chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Hướng sản xuất đối với
hộ nông nghiệp là trồng các loại cây lương thực (lúa, ngô), rau màu (bắp cải,
su hào, khoai tây...); cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương), cây ăn quả
(nhãn, vải...); trồng rừng nguyên liệu; chăn nuôi đại gia súc, nuôi lợn, dê,
cá, ong ... Mỗi khẩu tái định cư nông nghiệp được giao bình quân đất sản xuất từ
400 - 500 m2 đất 2 vụ lúa hoặc 200 - 300 m2 đất 2 vụ lúa
và 200 - 300 m2 đất lúa - màu; khoảng 500 - 600 m2 đất
màu. Ngoài ra tuỳ điều kiện của từng xã có thể giao thêm mỗi hộ khoảng 0,5 ha đất
trồng rừng sản xuất.
- Vùng tái định cư huyện Chiêm
Hoá: gồm 10 khu, 33 điểm tái định cư, bố trí tiếp nhận 807 hộ tái định cư nông
nghiệp.
- Vùng tái định cư huyện Hàm
Yên: gồm 4 khu, 28 điểm tái định cư, bố trí tiếp nhận 481 hộ tái định cư nông nghiệp.
Hướng sản xuất tại vùng tái định
cư huyện Chiêm Hoá và huyện Hàm Yên là trồng các loại cây lương thực (lúa,
ngô), rau màu (khoai tây...); cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương), cây
ăn quả (cam, quýt...); trồng rừng nguyên liệu; chăn nuôi đại gia súc, nuôi lợn,
dê, cá, ong ... Mỗi khẩu tái định cư nông nghiệp được giao bình quân đất sản xuất
từ 400 - 500 m2 đất 2 vụ lúa. Ngoài ra tuỳ điều kiện của từng xã có
thể giao thêm mỗi hộ khoảng 0,5 ha đất trồng rừng sản xuất.
- Vùng tái định cư huyện Yên
Sơn: gồm 14 khu, 33 điểm tái định cư, bố trí tiếp nhận 1.415 hộ tái định cư
nông nghiệp. Hướng sản xuất là trồng các loại cây lương thực (lúa, ngô), rau
màu (khoai tây...); cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương), cây ăn quả
(nhãn, vải...); trồng rừng nguyên liệu; chăn nuôi đại gia súc, nuôi lợn, dê,
cá, ong ... Mỗi khẩu tái định cư nông nghiệp được giao bình quân đất sản xuất từ
400 - 500 m2 đất 2 vụ lúa hoặc 200 - 300 m2 đất 2 vụ lúa
và 200 - 300 m2 đất lúa - màu hoặc 100 - 200 m2 đất 2 vụ
lúa và 800 - 1100 m2 đất màu. Ngoài ra tuỳ điều kiện của từng xã có
thể giao thêm mỗi hộ khoảng 0,5 ha đất trồng rừng sản xuất.
Tỉnh Hà Giang: tại tỉnh
Hà Giang bố trí 2 khu tái định cư tại huyện Bắc Mê (thuộc 2 xã), 6 điểm tái định
cư, bố trí 153 hộ tái định cư nông nghiệp. Hướng sản xuất là trồng các loại cây
lương thực (lúa, ngô), rau màu (bắp cải, su hào, khoai tây...); cây công nghiệp
ngắn ngày (lạc, đậu tương), cây ăn quả (nhãn, vải...); chăn nuôi đại gia súc,
nuôi lợn, dê, cá, ong... Mỗi khẩu tái định cư nông nghiệp được giao bình quân đất
sản xuất từ 400 - 500 m2 đất 2 vụ lúa hoặc 700 - 800 m2 đất
lúa - màu.
Tỉnh Bắc Kạn: tại tỉnh Bắc
Kạn bố trí 1 điểm tái định cư ở huyện Ba Bể, bố trí tiếp nhận 58 hộ tái định cư
nông nghiệp. Hướng sản xuất là trồng các loại cây lương thực (lúa, ngô), rau
màu (bắp cải, su hào, khoai tây...); cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu
tương); cây ăn quả (nhãn, vải...); chăn nuôi đại gia súc, nuôi lợn, dê, cá,
ong... Mỗi khẩu tái định cư nông nghiệp được giao bình quân đất sản xuất từ 400
- 500 m2 đất 2 vụ lúa.
Ngoài diện tích đất sản xuất
giao cho hộ tái định cư như trên, ñy ban nhân dân các tỉnh Tuyên Quang, Hà
Giang, Bắc Kạn căn cứ vào quỹ đất cụ thể từng khu, điểm tái định cư để giao
thêm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp cho hộ.
d) Tiến độ di dân, tái định cư:
phải đáp ứng tiến độ dâng nước hồ chứa; dự kiến tiến độ các năm như sau:
Tỉnh
|
Tổng
dân số phải di chuyển
|
Phân
theo năm
|
Năm
2003
|
Năm
2004
|
Năm
2005
|
Năm
2006
|
Hộ
|
Nhân
khẩu
|
Hộ
|
Nhân
khẩu
|
Hộ
|
Nhân
khẩu
|
Hộ
|
Nhân
khẩu
|
Hộ
|
Nhânkhẩu
|
Tổng
số
|
4.821
|
23.630
|
852
|
3.902
|
838
|
3.845
|
1.963
|
10.285
|
1.168
|
5.598
|
1. Tuyên Quang
|
4.139
|
20.138
|
852
|
3.902
|
838
|
3.845
|
1.501
|
7.634
|
948
|
4.757
|
2. Hà Giang
|
624
|
3.172
|
|
|
|
|
404
|
2.331
|
220
|
841
|
/3. Bắc Kạn
|
58
|
320
|
|
|
|
|
58
|
320
|
|
|
3. Tổng mức vốn
đầu tư, nguồn vốn và phân kỳ vốn đầu tư:
a) Tổng mức vốn đầu tư: 2.300 tỷ
đồng, trong đó:
- Bồi thường, tái định cư cho
các hộ thuộc vùng lòng hồ và mặt bằng công trường là: 1.707,150 tỷ đồng.
- Phục hồi vùng ven hồ: 468,028
tỷ đồng.
- Hạng mục đầu tư khác (xác định
đường biên tránh ngập, vệ sinh lòng hồ, ...): 9,563 tỷ đồng.
- Chi khác (lập quy hoạch tổng
thể, lập quy hoạch chi tiết, điều chỉnh địa giới hành chính, quản lý dự án...):
47,353 tỷ đồng.
- Dự phòng: 67,906 tỷ đồng.
b) Nguồn vốn đầu tư:
- Nguồn vốn ngân sách huy động từ
trái phiếu Chính phủ: 2.000 tỷ đồng.
- Nguồn vốn của Tập đoàn Điện lực
Việt Nam: 300 tỷ đồng.
- Phân bổ vốn cho các chủ đầu tư
thực hiện dự án như sau:
+ Tỉnh Tuyên Quang: 1.756,428 tỷ
đồng.
+ Tỉnh Hà Giang: 270,293 tỷ đồng.
+ Tỉnh Bắc Kạn: 33,530 tỷ đồng.
+ Tập đoàn Điện lực Việt Nam:
239,749 tỷ đồng.
c) Dự kiến phân kỳ vốn đầu tư
hàng năm
Đơn
vị tính : triệu đồng
Chủ đầu tư
|
Tổng số
|
Phân theo năm
|
N¨m
2003
|
N¨m
2004
|
N¨m
2005
|
N¨m
2006
|
Tổng số
|
2.300.000
|
210.000
|
755.000
|
744.749
|
590.251
|
Tuyên Quang
|
1.756.428
|
190.000
|
630.000
|
500.000
|
436.428
|
Hà Giang
|
270.293
|
10.000
|
70.000
|
50.000
|
140.293
|
Bắc
Kan
|
33.530
|
|
15.000
|
5.000
|
13.530
|
EVN
|
239.749
|
10.000
|
40.000
|
189.749
|
|
Điều 2.
Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
Trung ương
a) Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư,
Tài chính, Công nghiệp, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao
thông vận tải; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các
Bộ, ngành có liên quan thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành về công tác di dân, tái
định cư Dự án thuỷ điện Tuyên Quang đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết
định số 288/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt đầu tư Dự án thuỷ điện Tuyên Quang; Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 20
tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định tạm thời về bồi thường,
tái định cư Dự án thuỷ điện Tuyên Quang; văn bản số 259/CP-NN ngày 11 tháng 3
năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ giao cho Ủy ban nhân dân các tỉnh Tuyên Quang,
Hà Giang, Bắc Kạn làm chủ đầu tư dự án di dân, tái định cư Dự án thuỷ điện
Tuyên Quang trên địa bàn từng tỉnh; văn bản số 1784/CP-CN ngày 26 tháng 11 năm
2004 của Chính phủ về việc thi công đường tránh ngập thuỷ điện Tuyên Quang.
b) Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ
quy định tại mục a khoản 1 Điều này, các Bộ, ngành thực hiện một số nhiệm vụ cụ
thể sau:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
+ Phối hợp với Bộ Tài chính cân
đối vốn đầu tư theo tiến độ và phân kỳ đầu tư dự án hàng năm của từng tỉnh:
Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu
tư trong quá trình thực hiện dự án.
- Bộ Tài chính:
+ Bố trí vốn theo tiến độ và
phân kỳ đầu tư hàng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho Ủy ban nhân dân
các tỉnh: Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn (chủ đầu tư dự án di dân tái định cư)
thực hiện.
+ Chủ trì, thống nhất với Tập
đoàn Điện lực Việt Nam về phương thức chuyển phần vốn đóng góp của Tập đoàn Điện
lực Việt Nam cho dự án di dân, tái định cư để các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc
Kạn thực hiện.
+ Kiểm tra việc quản lý và thanh
quyết toán vốn đầu tư dự án theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp hướng dẫn các tỉnh: Tuyên Quang,
Hà Giang, Bắc Kạn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi gắn với chế biến và
tiêu thụ sản phẩm nhằm từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.
- Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với
Ủy ban nhân dân các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn khẩn trương xây dựng
phương án tổ chức lại các đơn vị hành chính của các xã bị ngập, các xã tiếp nhận
dân tái định cư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Bộ Thuỷ sản: hướng dẫn các tỉnh
Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn xây dựng quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản;
chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu khoa học thuộc Bộ, Trung tâm khuyến ngư quốc gia
hướng dẫn nông dân lựa chọn giống loài, kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản phù hợp tại
vùng lòng hồ hệ thống thuỷ điện Sông Lô - Gâm.
- Bộ Văn hoá - Thông tin chủ
trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn khảo
sát, đánh giá, lập Dự án bảo tồn di sản văn hoá vùng ngập lòng hồ và vùng tái định
cư, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam
khẩn trương xác định mực nước dềnh cao nhất của hồ, để xác định 200 hộ dân đang
sinh sống trên cốt 120 mét tại tỉnh Hà Giang có thuộc đối tượng hộ tái định cư
và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp cân đối vốn đầu tư dự án di dân,
tái định cư thuộc tỉnh Hà Giang; phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh Tuyên
Quang, Hà Giang, Bắc Kạn trong việc tổ chức và thực hiện di dân, tái định cư.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân
dân các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn
a) Ủy ban nhân dân các tỉnh
Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn:
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ về di dân, tái định cư Dự án thuỷ điện Tuyên Quang đã được Thủ tướng
Chính phủ giao tại Quyết định số 288/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2002 về việc
phê duyệt đầu tư Dự án thuỷ điện Tuyên Quang và Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày
20 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định tạm thời về bồi
thường, tái định cư Dự án thuỷ điện Tuyên Quang.
- Chỉ đạo việc lập, thẩm định và
phê duyệt: quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư, các dự án thành phần trong
các điểm tái định cư đã được xác định tại Quyết định này theo cơ chế, chính
sách về bồi thường, tái định cư Dự án thuỷ điện Tuyên Quang quy định tại Quyết
định số 937/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ và các quy
định hiện hành có liên quan. Được phép điều chỉnh phương án bố trí tái định cư,
quy mô các công trình kết cấu hạ tầng phù hợp với điều kiện thực tế tại điểm
tái định cư, nhưng không được làm tăng mức vốn đầu tư được phân bổ cho từng tỉnh
quy định tại mục b khoản 3 Điều 1 của Quyết định này.
- Thực hiện việc lồng ghép các
chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh với dự án di dân, tái định cư Dự án
thuỷ điện Tuyên Quang nhằm phát huy hiệu quả đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh.
b) Các cấp chính quyền của tỉnh
phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy đảng và các tổ chức đoàn thể nơi có dân đi,
dân đến, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm
chỉnh quy định về bồi thường, hỗ trợ, di dân tái định cư và các chính sách khác
có liên quan. Thực hiện dân chủ, công khai trong quá trình triển khai dự án tạo
điều kiện để người dân tham gia giám sát việc bồi thường, hỗ trợ, di dân tái định
cư. Thực hiện tốt công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát việc thực hiện dự án để đảm
bảo hiệu quả đầu tư.
Điều 3.
Điều khoản thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu
tư, Tài chính, Công nghiệp, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao
thông vận tải, Văn hoá - Thông tin, Nội vụ, Thủy sản; Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, Thủ trưởng các Bộ, ngành có liên quan; Chủ tịch Hội đồng quản trị,
Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh
Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- VPBCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NN (5b).
|
THỦ
TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|