Quyết định 04/2006/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý hoạt động trò chơi giải trí trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu 04/2006/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/01/2006
Ngày có hiệu lực 03/02/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Trịnh Minh Thành
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2006/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 24 tháng 01 năm 2006.

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI GIẢI TRÍ.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26/6/2001 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hóa - Thông tin;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin tại Tờ trình số 172/TTr-SVHTT ngày 05/12/2005 và Báo cáo thẩm định số 116/BC-STP ngày 23/11/2005 của Giám đốc Sở Tư pháp,

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Cà Mau, Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- VP Chính phủ;
- Cục Kiểm tra VB (Bộ TP);
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- Sở VHTT tỉnh;
- Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh;
- Chủ tịch UBND huyện, TP;

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trịnh Minh Thành

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI GIẢI TRÍ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2006/QĐ-UBND Ngày 24/01/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

Điều 1. Phạm vi áp dụng:

Quy chế này quy định việc quản lý cc loại hình trị chơi giải trí, hình thức tổ chức hoạt động của các loại hình trị chơi giải trí, hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động, thẩm quyền cấp giấy phép, thời hạn của giấy phép, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nh nước trong việc quản lý hoạt động trị chơi giải trí trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Điều 2. Đối tượng p dụng của Quy chế bao gồm:

1. Cơ quan, đơn vị Nhà nước, đoàn thể xã hội, Ban tổ chức các cuộc lễ hội tổ chức trò chơi giải trí không nhằm mục đích kinh doanh, không thường xuyên.

2. Cơ quan, đơn vị tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí có thu tiền bao gồm: Công viên, Khu vui chơi giải trí, Trung tâm văn hóa, thể dục- thể thao...

3. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ trò chơi giải trí.

Điều 3. Mục đích tổ chức trò chơi giải trí: nhằm rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất con người; thi thố kỹ năng, tài năng - nâng cao trí tuệ; giải trí, thư giãn nâng cao thị hiếu thẩm mỹ con người.

Điều 4. Giải thích từ ngữ:

1. Trò chơi giải trí: là loại hình sinh hoạt văn hóa có các hình thức, nội dung vui chơi giải trí an toàn, lành mạnh; có tính gắn kết cộng đồng.

2. Trúng thưởng: là hình thức tặng thưởng bằng vật phẩm cho người chiến thắng cuộc chơi, nhằm khích lệ tinh thần, tạo sinh khí giải trí vui tươi và lành mạnh.

3. Quà thưởng: là hình thức tặng phẩm dành cho người chiến thắng trong cuộc chơi, không được quy đổi, trao nhận bằng tiền. Không được sử dụng vật phẩm hàng hóa thành đối tượng trực tiếp của bất kỳ trò chơi nào.

Điều 5. Các loại hình trò chơi giải trí bao gồm:

1. Trò chơi dân gian truyền thống: Được quần chúng nhân dân sáng tạo, duy trì và phát triển qua quá trình lịch sử; từng có mặt trong các phong tục hội hè, đình đám đậm đà sắc thái văn hóa dân gian dân tộc như: kéo co, nhảy bao bố, đi cầu trượt, thả diều, đập nồi, thảy vòng vịt…

2. Trò chơi kỹ năng: được nhiều thành phần xã hội sáng tạo ra nhằm phục vụ nhu cầu giao lưu giải trí, sinh hoạt cộng đồng; mang tính thi thố, thử thách kỹ năng, tài năng con người như: nấu cơm, phóng phi tiêu, tìm địa chỉ, ném bóng vào lỗ, thi đố…

3. Trò chơi kỹ thuật công nghiệp: được thiết kế, lắp, dựng bằng phương thức áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghiệp nhằm tạo ra cảm giác thích thú như: đu quay, bê-ta-lô đạp nước, thuyền (xe) điện đụng…

Điều 6. Quy chế này không áp dụng đối với các loại trò chơi sau đây:

[...]