BỘ
THƯƠNG MẠI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
0385/1998/QĐ-BTM
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 3 năm 1998
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 0385/1998/QĐ-BTM NGÀY 28
THÁNG 3 NĂM 1998 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC CỦA BỘ THƯƠNG MẠI
VỚI CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN TRONG VIỆC CẤP PHÉP XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ; ĐẶT
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI; ĐẶT VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Căn cứ các quy định hiện hành
của Nhà nước về quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá;
Căn cứ yêu cầu cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động thương mại;
Căn cứ Nghị định số 95/CP ngày 4-12-1993 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này quy chế giải quyết công
việc của Bộ Thương mại với các tổ chức và cá nhân trong việc cấp phép xuất nhập
khẩu hàng hoá; đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài; đặt
văn phòng đại diện các tổ chức kinh tế nhân dân tại Việt Nam.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành và sẽ sửa
đổi, bổ sung khi có các quy định mới về quản lý nhà nước đối với việc cấp giấy
phép xuất nhập khẩu hàng hoá; đặt Văn phòng dại diện của doanh nghiệp Việt Nam ở
nước ngoài; đặt Văn phòng đại diện các tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 3.
Các Vụ chức năng, Văn phòng Bộ, cơ quan liên quan của Bộ
Thương mại và các doanh nghiệp liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
|
Trương
Đình Tuyển
(Đã
ký)
|
QUY CHẾ
GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC CỦA BỘ THƯƠNG MẠI TRONG VIỆC CẤP PHÁT
XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ, ĐẶT VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Ở
NƯỚC NGOÀI, ĐẶT VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC KINH TẾ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
(Ban hành theo Quyết định số 0385/1998/QĐ- Bộ Thương mại ngày 28/3/1998 của
Bộ trưởng Bộ Thương mại)
Chương 1
Chương 2
THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP
KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU; CẤP GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU, GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI
NHỮNG HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU QUẢN LÝ THEO GIẤY PHÉP; ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG
GIA CÔNG; THẨM ĐỊNH HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ VÀ THIẾT BỊ LẺ BẰNG NGUỒN
VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Điều 3.
Cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu:
1. Các doanh nghiệp có nhu cầu
kinh doanh xuất nhập khẩu căn cứ các điều kiện quy định tại Điều 6 Nghị định
33/CP ngày 19-4-1994 của Chính phủ về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu gửi hồ sơ về Bộ Thương mại (Vụ Xuất nhập khẩu). Hồ sơ gồm:
- Đơn xin kinh doanh xuất nhập
khẩu có xác nhận của Bộ hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương;
- Quyết định hoặc giấy phép
thành lập doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh;
- Văn bản xác nhận về vốn, về
các điều kiện khác theo quy định của Nghị định 33/CP, ngày 19-4-1994 của Chính
phủ.
2. Trách nhiệm của Bộ Thương mại:
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ
trong vòng 7 ngày, tính từ ngày đóng dấu công văn đến (của văn thư - Văn phòng
Bộ Thương mại) Bộ Thương mại có trách nhiệm xem xét và cấp giấy phép kinh doanh
xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp phải thông báo rõ lý do bằng
văn bản.
Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc cần
được bổ sung, Bộ Thương mại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hoặc tiếp xúc
trực tiếp và hướng dẫn doanh nghiệp hoàn chỉnh trong thời hạn 5 ngày, kể từ
ngày Bộ Thương mại nhận được hồ sơ.
Điều 4.
Cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá:
1. Các doanh nghiệp có nhu cầu
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá quản lý bằng giấy phép của
Bộ Thương mại gửi hồ sơ về Bộ Thương mại (Vụ Xuất nhập khẩu). Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị cấp chỉ tiêu
xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá;
- Báo cáo tình hình thực hiện chỉ
tiêu đã cấp (nếu trước đó đã được cấp);
- Bản sao Giấy phép kinh doanh
xuất nhập khẩu.
2. Trách nhiệm của Bộ Thương mại:
Trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận
được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thương mại có trách nhiệm giải quyết và gửi giấy phép qua
đường bưu chính cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp phải thông báo rõ lý do
bằng văn bản.
Điều 5.
Đăng ký hợp đồng gia công của các doanh nghiệp Việt Nam:
1. Doanh nghiệp Việt Nam gửi hồ
sơ đăng ký hợp đồng gia công thương mại với thương nhân nước ngoài về Bộ Thương
mại (Vụ Đầu tư). Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị của doanh nghiệp
(theo mẫu):
- Hợp đồng gia công và các phụ
kiện kèm theo hợp đồng (nếu có);
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn
hiệu hàng hoá, xuất xứ hàng hoá đang có hiệu lực;
- Định mức tiêu hao nguyên liệu,
vật tư cho một đơn vị sản phẩm và bản giải trình phương pháp tính định mức làm
căn cứ cho cơ quan đăng ký kiểm tra trong và sau khi đăng ký thực hiện hợp đồng
gia công.
2. Trách nhiệm của Bộ Thương mại;
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ,
trong vòng 3 ngày, Bộ Thương mại có trách nhiệm đăng ký và thông báo cho doanh
nghiệp. Trường hợp không đăng ký phải nói rõ lý do. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì
trong vòng 2 ngày, Bộ Thương mại thông báo trực tiếp bằng văn bản hoặc tiếp xúc
trực tiếp để doanh nghiệp bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.
Điều 6.
Thẩm định hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ và thiết
bị lẻ bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo Quyết định số 91/TTg ngày
13-11-1992 của Thủ tướng Chính phủ.
Hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn
bộ và thiết bị lẻ bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo Quyết định số 91/TTg
ngày 13-11-1992 phải được Bộ Thương mại xem xét và cho phép thực hiện.
1. Doanh nghiệp và các chủ đầu
tư căn cứ vào việc phân loại và phân cấp quản lý các dự án theo các Nghị định
42/CP, 43/CP ngày 16-7-1996 và các Nghị định 92/CP, 93/CP ngày 23-8-1997 về điều
lệ quản lý và xây dựng, quy chế đấu thầu và Quyết định số 91/TTg ngày
13-11-1992 gửi hồ sơ về Bộ Thương mại (Vụ Đầu tư) để được xem xét cho phép thực
hiện các hợp đồng nhập khẩu nói trên. Hồ sơ gồm:
- Văn bản của người có thẩm quyền
quyết định đầu tư và của chủ đầu tư gửi Bộ Thương mại đề nghị cho phép thực hiện
hợp đồng;
- Quyết định đầu tư các dự án của
người có thẩm quyền quyết định đầu tư;
- Phê duyệt kết quả đấu thầu của
người có thẩm quyền quyết định đầu tư;
- Hồ sơ dự thầu, các biên bản mở
thầu và đánh giá, xét chọn thầu; chào hàng cạnh tranh ít nhất phải có 3 bản
chào giá, bảng phân tích chọn chào hàng và quyết định chọn nhà thầu của người
có thẩm quyền quyết định đầu tư (đối với hình thức lựa chọn thầu khác);
- Một bộ hợp đồng gốc bằng tiếng
Anh hoặc tiếng Pháp;
- Quyết định phê duyệt nội dung
hợp đồng của người có thẩm quyền quyết định đầu tư;
2. Trách nhiệm của Bộ Thương mại:
15 ngày sau khi nhận được hồ sơ
đầy đủ và hợp lệ, Bộ Thương mại có trách nhiệm giải quyết ra văn bản cho phép
doanh nghiệp, chủ đầu tư thực hiện hợp đồng. Ngày tiếp nhận hồ sơ là ngày ghi
công văn đến của Văn thư - Văn phòng Bộ Thương mại.
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không
hợp lệ thì trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thương mại
sẽ thông báo trực tiếp bằng văn bản để doanh nghiệp bổ sung, điều chỉnh hồ sơ.
Ngày tiếp nhận hồ sơ là ngày ghi "công văn đến" của Văn thư Văn phòng
Bộ Thương mại trên văn bản cuối cùng.
Chương 3
ĐẶT VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP
Điều 7.
Đặt Văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam ở nước
ngoài.
Căn cứ Nghị định số 40/CP ngày
15/5/1994 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt Văn phòng đại diện doanh
nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, việc cấp giấy phép của Bộ Thương mại được thực hiện
như sau:
1. Doanh nghiệp Việt Nam có nhu
cầu đặt Văn phòng đại diện tại nước ngoài gửi hồ sơ đến Bộ Thương mại (Vụ Tổ chức
cán bộ). Hồ sơ gồm:
a) Đối với doanh nghiệp nhà nước:
- Văn bản của cơ quan chủ quản
doanh nghiệp đề nghị Bộ Thương mại cấp giấy phép đặt Văn phòng đại diện (1 bản
chính);
- Văn bản đề nghị do Giám đốc
doanh nghiệp ký (theo mẫu). Nếu doanh nghiệp thuộc Tổng công ty phải có xác nhận
của Tổng công ty:
- Giải trình sự cần thiết lập
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp, nguồn tài chính bảo đảm duy trì hoạt động
của Văn phòng đại diện.
b) Đối với doanh nghiệp thành lập
theo Luật công ty (Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần) và Luật doanh
nghiệp tư nhân:
- Văn bản đề nghị do Giám đốc
doanh nghiệp ký (theo mẫu);
- Bản giải trình về sự cần thiết
phải lập Văn phòng đại diện và kinh phí bảo đảm duy trì hoạt động của Văn phòng
đại diện và có kèm theo bản sao xác nhận của cơ quan thuế về việc đóng thuế của
Công ty vào thời gian gần nhất.
c) Đối với doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài:
- Văn bản đề nghị do Giám đốc
doanh nghiệp ký (theo mẫu);
- Giấy phép đầu tư (bản sao có
công chứng);
- Bản giải trình về sự cần thiết
thành lập Văn phòng đại diện.
2. Trách nhiệm của Bộ Thương mại:
7 ngày sau khi nhận được hồ sơ hợp
lệ, Bộ Thương mại có trách nhiệm cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và
thông báo cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp phải nói rõ lý do.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong
vòng 2 ngày, Bộ Thương mại sẽ thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản để doanh
nghiệp bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.
Điều 8.
Cấp và gia hạn giấy phép hoạt động của Văn phòng đại diện
tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam.
1. Tổ chức kinh tế nước ngoài
xin cấp giấy phép đặt Văn phòng đại diện tại Việt Nam thì tuỳ theo nước đặt trụ
sở chính của doanh nghiệp để gửi hồ sơ đến địa chỉ theo hướng dẫn tại Phụ lục số
1 (kèm theo Quy chế này). Hồ sơ gồm:
- Đơn xin phép (theo mẫu) gồm 1
bản tiếng Việt Nam, 1 bản bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp (tuỳ theo khu vực sử dụng
tiếng);
- Điều lệ hoặc tài liệu cần thiết
chứng minh việc thành lập và hoạt động hợp pháp của tổ chức kinh tế.
- Cơ quan pháp lý có thẩm quyền
phía nước ngoài xác định số vốn pháp định của tổ chức kinh tế.
Trường hợp gia hạn giấy phép Văn
phòng đại diện, tổ chức kinh tế nước ngoài chỉ cần gửi đơn xin gia hạn đến Bộ
Thương mại.
2. Trách nhiệm của Bộ Thương mại:
15 ngày sau khi nhận được hồ sơ
hợp lệ (đối với trường hợp cấp giấy phép lập Văn phòng đại diện) và sau 10 ngày
(đối với trường hợp gia hạn giấy phép) Bộ Thương mại có trách nhiệm cấp hoặc
gia hạn giấy phép. Trường hợp không cấp phải thông báo rõ lý do.
Nếu hồ sơ không hợp lệ, trong
vòng 3 ngày Bộ Thương mại có trách nhiệm thông báo cho tổ chức xin lập hoặc xin
gia hạn Văn phòng đại diện biết để bổ sung (bằng văn bản; hoặc tiếp xúc trực tiếp).
Chương 4