BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
******
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc - Tự do - Hạnh phúc
******
|
Số: 03/2006/QĐ-BLĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định
số 29/2003/NĐ-CP ngày 31/3/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 25/2006/QĐ-TTg ngày 26/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Chương trình hành động của Ngành Lao động Thương binh và Xã
hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và
Xã hội các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Nguyễn Lương Trào
|
1. Mục tiêu
- Ngăn chặn và đẩy
lùi tình trạng lãng phí đang diễn ra trong các lĩnh vực của Bộ, ngành, nâng cao
hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí cho sự phát triển các lĩnh vực của
Bộ, ngành, góp phần ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế.
- Nâng cao ý thức
trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức,
viên chức thuộc Bộ, ngành về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Làm căn cứ cho
các đơn vị thuộc Bộ, ngành xây dựng Chương trình hành động về thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý; đưa thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên của từng cơ quan, đơn vị.
2. Yêu cầu
- Cụ thể hóa các
nhiệm vụ, giải pháp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tất cả các
lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành trên cơ sở hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
hiện hành của Nhà nước về hướng dẫn thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí.
- Tổ chức triển
khai thực hiện ngay trong năm 2006 trên một số lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm,
bức xúc, tạo chuyển biến mạnh mẽ, có hiệu quả của chương trình thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí.
- Tổ chức phổ biến,
quán triệt Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản hướng dẫn tới
đơn vị, cơ sở và cán bộ, công chức, viên chức của Bộ, Ngành.
B. NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
1. Tiết kiệm
trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản
1.1. Đối với
các đơn vị dự toán cấp I và cấp II tập trung thực hiện các nội dung sau:
- Thực hiện nghiêm
chỉnh các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước từ khâu thẩm định, tổng hợp,
phân bổ dự toán, xét duyệt quyết toán Ngân sách Nhà nước đối với các đơn vị trực
thuộc, đảm bảo quy trình, thủ tục, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức
cho từng lĩnh vực cụ thể.
- Nghiên cứu, xây
dựng, ban hành các tiêu chí làm căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của
từng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng Ngân sách; xác định mức kinh phí khoán
được quyết toán tương ứng với mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch của
từng đơn vị trong năm.
- Hướng dẫn, kiểm
tra các đơn vị trực tiếp sử dụng Ngân sách, xây dựng hoàn thiện quy chế chi tiêu
nội bộ theo quy định, đảm bảo sự phù hợp giữa cơ chế chính sách Nhà nước với đặc
thù hoạt động và khả năng tài chính của đơn vị.
- Thẩm định, quyết
định việc trang bị, mua sắm, thanh lý xe ôtô theo đúng định mức, tiêu chuẩn quy
định; người quyết định mua xe, điều chuyển, thanh lý xe không đúng quy định phải
chịu trách nhiệm đối với sai phạm mà mình gây ra theo quy định của pháp luật.
- Tiết kiệm, nâng
cao hiệu quả sử dụng Ngân sách Nhà nước trong hoạt động không thường xuyên
(nghiên cứu khoa học, tổ chức hội thảo, tập huấn…): Rà soát nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học năm 2006; nhân rộng cơ chế đấu thầu, chào hàng, tuyển chọn cơ quan, tổ
chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu đề tài khoa học; rà soát lại các quy định về
nghiệm thu, đánh giá công nhận kết quả nghiên cứu của các đề tài. Thực hiện lồng
ghép các hội nghị, hội thảo, tập huấn với nội dung thiết thực, chi tiêu theo
đúng quy định.
- Thực hiện tổng
kiểm tra việc quản lý, sử dụng nhà đất, xe ôtô của các đơn vị thuộc Bộ để bố
trí, sử dụng đúng mục đích, đúng định mức, tiết kiệm có hiệu quả; kiên quyết
thu hồi toàn bộ diện tích nhà, đất sử dụng không đúng mục đích như cho thuê,
cho mượn, dùng vào sản xuất kinh doanh dịch vụ không thuộc chức năng, nhiệm vụ
hoặc bố trí làm nhà ở cho cán bộ, nhân viên đan xen trong khuôn viên trụ sở. Thực
hiện việc điều chuyển xe ôtô giữa các đơn vị thuộc Bộ từ nơi thừa sang nơi thiếu
theo quy định của Bộ Tài chính.
- Tăng cường kỷ luật
trong việc xét duyệt quyết toán đối với các đơn vị trực tiếp sử dụng Ngân sách
theo nguyên tắc người ra quyết định chi sai phải chịu trách nhiệm bồi hoàn vật
chất; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về
những sai phạm của đơn vị mình và của đơn vị cấp dưới.
1.2. Đối với
chủ tài khoản và phụ trách kế toán các đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách Nhà
nước tập trung thực hiện các nội dung chủ yếu sau:
- Tổ chức quán triệt
đầy đủ cơ chế, chính sách của Nhà nước quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về tổ chức, biên chế và tài chính đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị.
- Thực hiện việc sắp
xếp lại tổ chức, lao động theo hướng gọn nhẹ, phù hợp với đặc thù hoạt động của
đơn vị để tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng lao động.
- Rà soát lại các
định mức kinh tế kỹ thuật trong sản xuất, điều trị phục hồi chức năng, vật tư
cho dạy nghề… sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính, quy chế đi công tác trong nước, sử dụng điện thắp sáng, sử
dụng văn phòng phẩm, điện thoại, máy FAX, đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực
tế, nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị, tiết kiệm kinh phí để chi lương
tăng thêm, tiền thưởng cho người lao động.
- Tiết kiệm trong
tổ chức lễ kỷ niệm, trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước, huân, huy
chương, cờ thi đua, bằng khen… Việc tổ chức lễ kỷ niệm cần kết hợp nhiều nội
dung, nhiều đối tượng vào một buổi lễ chung; gắn lễ kỷ niệm với lễ trao tặng và
đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước, huân, huy chương, bằng khen của tập thể,
cá nhân. Rà soát chặt chẽ số lượng khách mời tham dự, thời gian tổ chức ngắn gọn,
thiết thực, không phô trương, hình thức. Từ năm 2006 việc tổ chức các công việc
trên của các đơn vị thuộc Bộ phải được Lãnh đạo Bộ phê duyệt.
- Tiết kiệm trong
tổ chức hội nghị; tham quan, khảo sát học tập ở nước ngoài. Hạn chế việc tổ chức
hội nghị, thực hiện lồng ghép các nội dung hội nghị, rút ngắn thời gian hội nghị,
không tổ chức chiêu đãi tặng quà, không kết hợp với thăm quan, nghỉ mát; việc
chi tiêu hội nghị phải theo chế độ quy định. Tổ chức các đoàn đi công tác khảo
sát, học tập ở nước ngoài phải có nội dung thiết thực, không trùng lặp, đúng
thành phần, không kết hợp với việc giải quyết chính sách với tham quan, du lịch.
- Chống lãng phí
trong việc chi thưởng, tặng quà ngoài chế độ: Nghiêm cấm sử dụng Ngân sách Nhà
nước và công quỹ có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước để cho, biếu, tặng ngoài chế
độ quy định. Người quyết định việc sử dụng tiền, tài sản của Nhà nước, tập thể
để thưởng, cho, biếu, tặng sai chế độ phải bồi hoàn lại cho công quỹ toàn bộ và
bị xử lý kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm.
- Tiết kiệm trong
quản lý tài sản: Việc quản lý nhà đất, mua sắm trang thiết bị làm việc phải thực
hiện đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định. Quy định trách nhiệm cá nhân,
bộ phận trong quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, trang thiết bị làm
việc của cơ quan, đơn vị…
- Triển khai
nghiêm túc các biện pháp để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí xăng dầu theo
Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 18/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Từng cơ quan, đơn
vị phải rà soát lại định mức tiêu hao xăng dầu. Nghiêm cấm việc sử dụng xe ôtô
cơ quan vào việc riêng, đưa, đón cán bộ không đủ tiêu chuẩn sử dụng xe riêng từ
nơi ở đến nơi làm việc; tổ chức, bố trí sử dụng hợp lý, không lạm dụng sử dụng
xe ôtô cơ quan trong các chuyến đi công tác cơ sở, tham dự mít tinh, lễ kỷ niệm,
đưa đón phục vụ hội nghị; xử lý nghiêm những cán bộ sử dụng xe công vào việc
riêng, ngoài việc bồi thường chi phí xăng dầu còn phải kiểm điểm trước tập thể
cơ quan, đơn vị và các hình thức xử lý kỷ luật khác tuỳ theo mức độ vi phạm.
- Nghiên cứu, rà
soát lại quy trình quản lý và chi trả trợ cấp ưu đãi Người có công với cách mạng
ở tất cả các khâu: tăng, giảm đối tượng; điều chỉnh trợ cấp trong đó quy định
rõ trách nhiệm của cá nhân, đơn vị trong việc thẩm định, xét duyệt hồ sơ đầu
vào, báo giảm đối tượng, tạm ứng và quyết toán kinh phí. Xử lý nghiêm các trường
hợp khai man hồ sơ, hưởng sai chế độ chính sách của Nhà nước, cá nhân, tổ chức
cho hưởng sai chế độ, cắt giảm không kịp thời phải bồi hoàn toàn bộ số tiền đã
chi sai và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1.3. Thực
hành tiết kiệm đối với mỗi cán bộ công nhân viên chức
- Chấp hành nghiêm
chỉnh thời gian làm việc theo quy định của Bộ luật Lao động, chế độ trách nhiệm
theo quy định của Pháp lệnh cán bộ công chức, nội quy, quy chế, kỷ luật
lao động của cơ quan, đơn vị để nâng cao hiệu quả thời gian lao động hữu ích.
- Tích cực học tập,
rèn luyện để cập nhật kịp thời, nâng cao trình độ nhận thức chính trị, nghiệp vụ
chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
- Thực hành tiết
kiệm tại công sở như sử dụng điện thoại, sử dụng điện thắp sáng, văn phòng phẩm,
xăng xe…
2. Tiết kiệm
trong quản lý đầu tư xây dựng
- Thực hành rà
soát lại toàn bộ danh mục các dự án đầu tư đã bố trí trong kế hoạch năm 2006 để
trình Bộ quyết định theo nguyên tắc sau:
+ Đối với các dự
án đang chuẩn bị đầu tư: Thực hiện thẩm định lại phương án đầu tư, xem xét lại
các yêu cầu về quy hoạch, kỹ thuật… Nếu xét thấy việc đầu tư không hiệu quả thì
không quyết định đầu tư. Tạm dừng hoặc chấm dứt đầu tư đối với các dự án không
nằm trong quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
+ Đối với các dự
án đang đầu tư: Rà soát, tính toán nếu thấy cần thiết thì phải sửa đổi, bổ sung
giải pháp kỹ thuật, đảm bảo tính đồng bộ, thay đổi quy mô cho phù hợ, đảm bảo
tính đồng bộ và hiệu quả của dự án đầu tư. Nếu xét thấy việc tiếp tục đầu tư
không hiệu quả thì phải kiên quyết dừng đầu tư.
- Rà soát lại việc
bố trí vốn đầu tư năm 2006, đảm bảo nguyên tắc và thứ tự ưu tiên như sau:
+ Thanh toán trả nợ
khối lượng của các năm trước và các dự án đã hoàn thành, đã phê duyệt quyết
toán vốn đầu tư.
+ Bố trí đủ vốn
cho các dự án chuyển tiếp hoàn thành trong năm 2006.
+ Sau cùng mới bố
trí vốn cho các dự án khởi công mới nếu có đủ điều kiện, thủ tục đầu tư theo
quy định.
Việc bố trí vốn đầu
tư phải đảm bảo dự án nhóm C thực hiện không quá 02 năm, dự án nhóm B không quá
04 năm và phải nằm trong kế hoạch 5 năm (2006 – 2010) và các loại quy hoạch được
duyệt của cấp có thẩm quyền. Công khai phân bổ vốn đầu tư theo đúng Quyết định
số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện rà
soát, tổ chức, sắp xếp, kiện toàn lại các Ban quản lý dự án đầu tư theo hướng
tinh giản, gọn nhẹ, đảm bảo đủ năng lực chuyên môn về quản lý dự án. Tăng cường
công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với từng dự án, thực hiện giám sát đồng
bộ qua các kênh: giám sát của cơ quan quản lý, giám sát của các cơ quan chức
năng quản lý kỹ thuật chất lượng, giám sát của tư vấn độc lập, giám sát của cộng
đồng.
- Tổ chức đấu thầu
theo quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng công tác thẩm
định kết quả đấu thầu. Nghiêm cấm việc chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu với
quy định và tổ chức đấu thầu không minh bạch.
- Thực hiện chế độ
kiểm tra định kỳ đối với các dự án đầu tư xây dựng, các chủ đầu tư, đơn vị quản
lý công trình; kiểm tra tại hiện trường xây dựng đối với các dự án đang thi
công. Tập trung, đôn đốc làm tốt công tác nghiệm thu kỹ thuật, đánh giá chất lượng
theo từng bộ phận, hạng mục công trình; khắc phục tình trạng nghiệm thu, quyết
toán chậm trong xây dựng cơ bản, bớt xén số lượng, chất lượng vật tư đưa vào
công trình.
- Trong năm 2006,
thực hiện quyết toán, phê duyệt quyết toán, xử lý dứt điểm các dự án hoàn thành
từ năm 2004 trở về trước còn tồn đọng.
3. Tiết kiệm
trong quản lý, sử dụng nguồn viện trợ
Tập trung rà soát
các chương trình dự án có sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước. Sử dụng có hiệu quả,
đúng nội dung, mục tiêu nguồn viện trợ nước ngoài; kiên quyết chấm dứt các
chương trình, dự án đã triển khai nhưng chậm tiến độ, hiệu quả thấp; thực hiện
lồng ghép các chương trình, dự án có cùng tính chất, thực hiện trên cùng một địa
bàn để tiết kiệm chi phí quản lý dự án, chi phí cho các khâu trung gian, tập
trung kinh phí cho đối tượng thụ hưởng dự án.
4. Tiết
kiệm trong quản lý sử dụng vốn và tài sản tại các doanh nghiệp nhà nước
4.1. Đối với
các doanh nghiệp cần tập trung thực hiện các nội dung sau:
- Thực hiện việc
rà soát, đánh giá lại các dự án đang chuẩn bị đầu tư, đang đầu tư để có biện
pháp xử lý thích hợp, đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư khi dự án hoàn thành đưa vào
sử dụng.
- Xây dựng, ban
hành các cơ chế, quy chế tài chính nội bộ, các định mức kinh tế kỹ thuật, định
mức lao động, vật tư, chi phí; có biện pháp xử lý kịp thời, không để khoản tổn
thất tài sản, phát sinh các khoản nợ khó đòi.
- Thực hiện tốt
công tác tự kiểm tra, giám sát nội bộ về các lĩnh vực huy động và sử dụng các
nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh, sử dụng lao động, trả lương, tình hình chấp
hành pháp luật, quy chế hoạt động của doanh nghiệp; phát hiện và xử lý kịp thời
các hành vi gây lãng phí vốn, tài sản của Nhà nước.
- Thực hiện nghiêm
chỉnh chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm theo Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày
31/3/2004 của Chính phủ, công khai tài chính theo quy định, hàng năm tự đánh
giá xếp loại doanh nghiệp mình.
- Thực hiện tự kiểm
tra việc quản lý, sử dụng nhà đất, ôtô; có biện pháp xử lý, khắc phục dứt điểm
những sai phạm như thu hồi diện tích nhà đất đã bố trí sử dụng sai mục đích, chấm
dứt việc mua sắm, sử dụng xe ôtô không đúng tiêu chuẩn, định mức.
- Xây dựng trình Bộ
đề án nâng cấp hiệu quả lao động của doanh nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 theo
tinh thần Nghị quyết Trung ương III và Quyết định 155/2004/QĐ-TTg ngày
24/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
4.2. Đối với
Bộ:
- Thực hiện đầy đủ
chức năng giám sát của đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp theo Quyết định
số 271/2003/QĐ-TTg ngày 31/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Hàng năm tổ chức
phân tích, đánh giá toàn diện hoạt động và xếp loại từng doanh nghiệp, đề ra giải
pháp để khắc phục những tồn tại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Thực hiện đầy đủ
quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu trong việc quyết định đầu tư, bảo
lãnh vay,… theo quy định tại Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005 của
Chính phủ; giám sát việc ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế trong đầu tư,
xây dựng, sản xuất – kinh doanh, giám sát chi phí quản lý doanh nghiệp nhà nước
trực thuộc Bộ.
- Xây dựng trình
Chính phủ đề án tổng thể sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của 03 doanh nghiệp
trực thuộc Bộ giai đoạn 2006 – 2010 theo tinh thần Nghị quyết Trung ương III và
Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg ngày 24/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Thực hành tiết
kiệm trong việc cưới hỏi, tang lễ, mừng thọ
- Mọi cán bộ, công
chức, viên chức các cơ quan thuộc Bộ phải gương mẫu thực hiện nghiêm quy chế thực
hiện nếp sống văn minh trong việc cưới hỏi, việc tang, lễ hội theo Quyết định số
308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
- Nghiêm cấm cán bộ,
công chức, viên chức, đảng viên lợi dụng việc cưới hỏi, việc tang, sinh nhật, mừng
thọ, đề bạt… để vụ lợi. Nếu vi phạm thì tuỳ theo tính chất, mức độ phải xem
xét, xử lý theo quy định.
6. Tiết kiệm
trong công tác tổ chức và cán bộ
- Rà soát chức
năng, nhiệm vụ, giao chỉ tiêu biên chế cho các cơ quan quản lý hành chính; thực
hiện giao quyền tự chủ về tổ chức và biên chế cho các đơn vị theo quy định của
Chính phủ.
- Kiểm tra và công
khai công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo; thực hiện công tác đào tạo và đào tạo
lại cán bộ theo quy hoạch, kế hoạch; rà soát, sửa đổi và công khai hóa quy chế
phân cấp quản lý cán bộ và các quy trình, quy chế về bổ nhiệm, nâng lương cho
cán bộ, công chức, viên chức đối với các đơn vị trực thuộc.
C. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
1. Đẩy mạnh
công tác thông tin tuyên truyền:
Các cơ quan Báo, Tạp
chí và Thủ trưởng các cơ quan thuộc Bộ, ngành thực hiện việc tuyên truyền, phổ
biến Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Chương trình hành động của Chính
phủ, Bộ, ngành tới toàn thể cán bộ, công nhân viên chức trong đơn vị.
2. Thành lập
Ban chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở 3 cấp
- Ở Bộ: Thành lập
Ban chỉ đạo của Bộ, ngành do đồng chí Bộ trưởng làm Trưởng ban, đồng chí Vụ trưởng
Vụ Kế hoạch – Tài chính làm Phó trưởng ban thường trực, các đồng chí Vụ trưởng
Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh thanh tra Bộ là Phó trưởng ban và một số thành viên
khác có nhiệm vụ chỉ đạo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ,
ngành và định kỳ báo cáo Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Ở các Tổng cục,
Cục trực thuộc thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Thủ trưởng đơn vị làm Trưởng
ban, đồng chí phụ trách công tác kế hoạch tài chính là Phó trưởng ban thường trực
và một số thành viên khác, có nhiệm vụ chỉ đạo công tác thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí thuộc phạm vi, lĩnh vực được giao quản lý và định kỳ báo cáo kết quả về
Ban chỉ đạo của Bộ, ngành hoặc cấp trên trực tiếp.
- Ở Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội và các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc Bộ: thành lập Ban
chỉ đạo do đồng chí Thủ trưởng đơn vị làm trưởng ban, đồng chí phụ trách công tác
kế toán là Phó trưởng ban thường trực và một số thành viên khác, có nhiệm vụ chỉ
đạo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thuộc phạm vi, lĩnh vực quản
lý của đơn vị mình và định kỳ báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo của Bộ, ngành hoặc
cấp trên trực tiếp.
- Các Ban chỉ đạo
họp định kỳ 3 tháng một lần, họp đột xuất theo yêu cầu của Trưởng ban; các
thành viên ban chỉ đạo được sử dụng cán bộ của cơ quan mình để giúp việc thực
hiện nhiệm vụ được Trưởng ban phân công.
3. Xây dựng kế
hoạch hành động
Căn cứ chương
trình hành động này và chương trình công tác năm 2006 và hàng năm, các đơn vị
thuộc, trực thuộc Bộ, ngành xây dựng chương trình hành động cụ thể của đơn vị
mình (gửi về Bộ qua Vụ Kế hoạch – Tài chinh, quy định cụ thể về thời gian thực
hiện và hoàn thành; phân công cán bộ chịu trách nhiệm từng khâu công việc.
4. Tập trung rà
soát các văn bản pháp luật có liên quan đến các quy định của Luật thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí để có kế hoạch sửa đổi, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền
hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành.
Kiên quyết loại bỏ
các nội dung, quy định không phù hợp với yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí và các quy định thiếu chặt chẽ, dễ gây sơ hở, lợi dụng gây lãng phí tiền,
tài sản của Nhà nước. Riêng năm 2006, các lĩnh vực cần tập trung rà soát gồm:
- Lĩnh vực lao
động việc làm:
+ Cơ chế, chính
sách gắn kết quy hoạch, kế hoạch, đào tạo, phân bổ, sử dụng nguồn lao động với
các chương trình dự án và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
+ Cơ chế, chính
sách trong quản lý, điều hành, sử dụng vốn cho vay Quỹ quốc gia về việc làm;
chính sách hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.
- Lĩnh vực xuất
khẩu lao động: Cơ chế, chính sách về tiếp cận mở rộng
thị trường xuất khẩu lao động; chi phí môi giới, tư vấn, đào tạo, giáo dục định
hướng trong xuất khẩu lao động để giảm đến mức thấp nhất chi phí cho người lao
động và doanh nghiệp, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của lao động Việt Nam
trên thị trường lao động quốc tế.
- Lĩnh vực dạy
nghề: Cơ chế, chính sách gắn đào tạo với sử dụng;
chính sách đầu tư cho dạy nghề; trách nhiệm dạy nghề của doanh nghiệp sử dụng
lao động. Cơ chế đấu thầu chỉ tiêu đào tạo nghề ở tất cả các cấp trình độ.
- Đối với lĩnh
vực ưu đãi người có công: Tập trung nghiên cứu, rà
soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời chế độ điều trị - điều dưỡng; chế độ, định mức
trang cấp dụng cụ chỉnh hình cho thương bệnh binh, thực hiện thí điểm tiền tệ
hóa dụng cụ chỉnh hình ở một số tỉnh, thành phố. Nghiên cứu cơ chế, chính sách
về quản lý và đầu tư công tác mộ và nghĩa trang liệt sỹ. Khắc phục tình trạng đầu
tư, phân bổ kinh phí bình quân, dàn trải, không hiệu quả ở các địa phương; thực
hiện việc thống kê, đánh giá thực trạng công tác mộ và nghĩa trang liệt sỹ
trong cả nước trên cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư 5 năm, hàng năm;
phân định rõ trách nhiệm của Trung ương, địa phương trong đầu tư, quản lý công
tác mộ và nghĩa trang liệt sỹ.
5. Thực hiện
nghiêm quy chế tự kiểm tra, công khai dân chủ
Các đơn vị phải tổ
chức thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ cơ sở, quy chế tự kiểm tra, giám sát
theo Quyết định số 67/QĐ-TTg và Quyết định 271/2003/QĐ-TTg ngày 31/3/2003 của
Thủ tướng Chính phủ.
Thủ trưởng đơn vị
phối hợp với Thanh tra nhân dân lựa chọn hình thức công khai phù hợp để toàn thể
cán bộ, công nhân viên trong cơ quan tiếp cận, kiểm tra đầy đủ các thông tin về
dự toán, sử dụng, quyết toán các nguồn kinh phí, về mua sắm tài sản, dự án đầu
tư, tiếp nhận viện trợ, xử lý tài sản – Đơn vị nào chưa thực hiện đầy đủ quy chế
tự kiểm tra, công khai về tài chính là chưa đủ điều kiện để cơ quan quản lý cấp
trên thẩm tra, phê duyệt quyết toán.
Trong quá trình thẩm
tra quyết toán hàng năm, cơ quan kế toán cấp trên thực hiện việc lấy ý kiến
công khai tập thể cán bộ, công nhân viên ở cơ sở đối với những đơn vị có nhiều
sai sót trong quản lý tài chính để phát hiện những vi phạm, lãng phí, tiêu cực ở
cơ sở.
6. Đẩy mạnh
công tác thanh tra, kiểm tra.
- Cần xác định
công tác thanh tra, kiểm tra là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa, phát hiện
các hành vi lãng phí, làm cơ sở để xử lý các vi phạm pháp luật về thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí. Thanh tra, kiểm tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
phải được đưa thành nội dung của kế hoạch hàng năm của Bộ, ngành và từng đơn vị
cơ sở.
- Trong năm 2006,
công tác thanh tra, kiểm tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cần tập trung
vào một số lĩnh vực chủ yếu gồm: các dự án đang thực hiện đầu tư và kết thúc đầu
tư có quy mô lớn; các chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, xóa đói giảm
nghèo; quản lý sử dụng trụ sở làm việc, đất đai; kinh phí Trung ương thực hiện
chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; quản lý, sử dụng các nguồn viện
trợ của nước ngoài.
7. Phát hiện, xử
lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí
Thủ trưởng các đơn
vị thuộc Bộ, ngành cần xử lý dứt điểm các vi phạm trong thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí qua kiểm tra, thanh tra. Việc xử lý vi phạm phải đảm bảo đúng người,
đúng tính chất, mức độ vi phạm và phải thông báo công khai trong đơn vị và các
phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật…
8. Thực hiện chế
độ báo cáo
- Nội dung báo cáo
cần tập trung vào việc phản ánh tình hình thực hiện các biện pháp thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí đã đề ra trong Chương trình hành động của Bộ; kết quả thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí đã đạt được trong quản lý, sử dụng tiền và tài sản
(đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ…) đầu tư xây dựng, nguồn viện trợ, vốn
và tài sản tại các doanh nghiệp nhà nước, lao động và thời gian lao động, thực
hành tiết kiệm trong việc cưới hỏi, tang lễ, mừng thọ; tiết kiệm trong công tác
tổ chức và cán bộ; tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình thực thi nhiệm vụ,
trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức; đánh giá tình hình thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi, lĩnh vực quản lý.
- Thời gian báo
cáo: Báo cáo gửi về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Vụ Kế hoạch – Tài
chính) trước ngày 10 của tháng đầu Quý sau đối với báo cáo Quý; Báo cáo năm được
tổng hợp trên cơ sở rà soát, đánh giá từ kết quả của các Quý và dự báo kết quả
thực hiện của Quý IV và gửi trước ngày 10 tháng 9 hàng năm./.