ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 03/2004/QĐ-UB
|
Pleiku, ngày 08
tháng 1 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH GIA LAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
- Căn cứ điều
41 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
- Căn cứ Quyết
định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010;
- Căn cứ Quyết
định số 47/2002/QĐ-UB ngày 4/7/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành
chương trình cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Gia Lai giai đoạn 2001 - 2005;
Quyết định số 1413/QĐ-CT ngày 08/l 2/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc kiện
toàn Ban chỉ đạo cải cách hành chính của tỉnh.
- Theo đề
nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm
theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo cải cách hành chính của tỉnh.
Điều 2: Chánh Văn phòng Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; Chủ
tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và thành viên Ban chỉ đạo cải cách
hành chính của tỉnh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này
có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
+ Như điều 2 (Báo cáo)
+ Bộ Nội vụ (Báo cáo)
+ TT Tỉnh ủy.
+ TT HĐND
+ Lưu TCCHC - VT.
|
T/M . ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Vỹ Hà
|
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH
"Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2004/QĐ-UB ngày 08/1/2004 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Gia Lai"
Chương I
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Ban chỉ đạo cải
cách hành chính tỉnh là một tổ chức kiêm nhiệm, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy
ban nhân dân tỉnh; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc chỉ đạo, tổ chức thực
hiện công tác cải cách hành chính Nhà nước ở địa phương.
Điều 2: Quy chế này quy định
cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc và mối quan hệ công tác của Ban chỉ
đạo cải cách hành chính của tỉnh với Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính
phủ, với các Ban chỉ đạo cải cách hành chính của các huyện, thị xã, thành phố;
thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan, đơn
vị thuộc ngành Trung ương đóng tại địa phương có liên quan; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn của tỉnh Gia Lai.
Chương II
NHIỆM
VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH
Điều 3: Ban chỉ đạo cải
cách hành chính của tỉnh có nhiệm vụ:
1 - Tổ chức,
quán triệt và đề xuất kế hoạch, biện pháp tổ chức thực hiện các chủ trương,
chương trình kế hoạch của Trung ương, của tỉnh về cải cách hành chính Nhà nước
đối với địa phương (từ tỉnh đến cơ sở).
2 - Xây dựng
chương trình kế hoạch thực hiện cải cách hành chính của tỉnh giai đoạn (2001 -
2005) và (2006 - 2010); chương trình kế hoạch công tác cải cách hành chính hàng
năm của tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai, chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh.
3 - Theo dõi, tổng
hợp tình hình, tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện công tác cải cách hành chính ở
địa phương theo định kỳ và đột xuất cho Chính phủ, bộ, ngành ở Trung ương, Ban
Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh.
4 - Kiến nghị đề
xuất với Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, bộ ngành Trung ương, Tỉnh
ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh về các chủ trương, biện pháp thực
hiện và những khó khăn, vướng mắc trong công tác cải cách hành chính Nhà nước
trong phạm vi toàn tỉnh.
5 - Xây dựng và
thực hiện chương trình, kế hoạch làm việc, kiểm tra thường xuyên, đột xuất,
phân công thành viên Ban chỉ đạo phụ trách cơ quan, đơn vị và địa bàn đối với
công tác cải cách hành chính Nhà nước ở địa phương.
Điều 4: Quyền hạn của Ban
chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh.
1 - Được triệu
tập cuộc họp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã về dự họp
để giải quyết các vấn đề có liên quan đến cải cách hành chính ở địa phương.
2 - Được tham
gia họp, bàn với cấp ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các
Ban chỉ đạo cải cách hành chính cấp huyện, thị xã, thành phố và Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn về những nội dung liên quan đến cải cách hành chính ở địa
phương.
3 - Kiểm tra
thường xuyên hoặc đột xuất việc thực hiện cải cách hành chính các cơ quan đơn vị
trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và ngành dọc Trung ương đóng tại địa phương, Ủy
ban nhân dân huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, yêu cầu
các cơ quan, đơn vị đó triển khai thực hiện và cung cấp số liệu về nội dung
liên quan của công tác cải cách hành chính.
4 - Phát hiện,
đề xuất khen thưởng những đơn vị, cá nhân có sáng kiến và thành tích trong quá
trình thực hiện cải cách hành chính ở địa phương, cơ sở đem lại hiệu quả quản
lý, phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng tại địa phương, đơn
vị; thực hiện phê phán và đề nghị xử lý kỷ luật những trường hợp vi phạm hoặc
gây khó khăn, cản trở trong tiến trình thực hiện cải cách hành chính ở địa
phương, trực tiếp là ở tại các cơ quan, đơn vị.
Chương III
CHẾ
ĐỘ LÀM VIỆC
Điều 5: Phân công trách
nhiệm các thành viên Ban chỉ đạo cải cách hành chính của tỉnh:
1 - Trưởng
ban chỉ đạo có trách nhiệm:
a - Tổ chức, điều
hành hoạt động của Ban chỉ đạo theo chức năng nhiệm vụ được giao.
b - Thông qua kế
hoạch công tác của Ban chỉ đạo cải cách hành chính, phân công công tác cụ thể
cho các thành viên trong ban; quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ cụ thể
của tổ thư ký, tổ chuyên môn và đội ngũ cộng tác viên khi cần thiết.
c - Chịu trách
nhiệm chung, chủ trì các phiên họp của Ban chỉ đạo thực hiện cải cách hành
chính của tỉnh, quyết định những nội dung và báo cáo phản ảnh công tác của Ban
chỉ đạo cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.
2 - Các Phó
trưởng ban:
a - Phó trưởng
ban là Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm:
a1 - Thực hiện
những công việc do Trưởng ban chỉ đạo cải cách hành chính ủy quyền và thay thế
Trưởng ban khi Trưởng ban đi công tác, vắng;
a2 - Đôn đốc
các thành viên Ban chỉ đạo cải cách hành chính của tỉnh thực hiện chương trình,
kế hoạch công tác đã phân công; tổ chức phối hợp công tác giữa các thành viên
Ban chỉ đạo của tỉnh.
a3 - Chịu trách
nhiệm chính trong việc tổ chức triển khai thực hiện nội dung chương trình cải
cách hành chính về: thể chế hành chính và thủ tục hành chính, cải cách tài
chính công ở địa phương (từ tỉnh đến cơ sở xã, phường, thị trấn). Trực tiếp phụ
trách các cơ quan, đơn vị: Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh,
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Giao thông vận tải,
Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục kiểm lâm tỉnh, Sở Khoa học và
công nghệ, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Đài phát thanh truyền
hình tỉnh Sở Công nghiệp, Bưu điện tỉnh. Đồng thời theo dõi chung về công tác cải
cách hành chính ở huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn.
b - Phó trưởng
ban thường trực là Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh có trách nhiệm:
b1 - Đề xuất,
chuẩn bị nội dung, chương trình công tác của Ban chỉ đạo cải cách hành chính của
tỉnh; xử lý công việc thường xuyên giữa 2 kỳ họp của Ban chỉ đạo.
b2 - Chịu trách
nhiệm chuẩn bị nội dung các cuộc họp của Ban chỉ đạo, hội nghị sơ kết, tổng kết;
tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai công tác cải cách hành chính của tỉnh với
Ban chỉ đạo.
b3 - Đôn đốc
các thành viên Ban chỉ đạo cải cách hành chính của tỉnh thực hiện chương trình,
kế hoạch công tác đã phân công; tổ chức phối hợp công tác giữa các thành viên
Ban chỉ đạo của tỉnh.
Chịu trách nhiệm
chính trong việc tổ chức triển khai thực hiện nội dung chương trình cải cách
hành chính: về tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ở
địa phương (từ tỉnh đến cơ sở xã phường, thị trấn). Trực tiếp phụ trách các cơ
quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh còn lại không thuộc Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh là Phó ban chỉ đạo đã được phân công phụ trách nói trên. Đồng
thời phụ trách theo dõi chung đối với các huyện, thành phố, thị xã và xã, phường,
thị trấn.
3 - Các ủy
viên có trách nhiệm:
3.1 - Tham gia
thảo luận những vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban chỉ đạo cải cách hành chính của
tỉnh; đề xuất với Trưởng ban hoặc Phó trưởng ban về những vấn đề cần đưa ra Ban
chỉ đạo quyết định.
3.2 - Chịu
trách nhiệm đề xuất xây dựng các tiểu đề án về cải cách hành chính và trực tiếp
hướng dẫn, theo dõi kiểm tra, tổng hợp báo cáo kế quả triển khai thực hiện công
tác cải cách hành chính ở cơ quan, đơn vị và địa phương, lĩnh vực ngành do Ban
chỉ đạo phân công phụ trách theo định kỳ và đột xuất cho Thường trực Ban chỉ đạo
cải cách hành chính của tỉnh.
3.3 -
Tham gia đầy đủ các cuộc họp và các công việc chung của Ban chỉ đạo, trừ trường
hợp vắng có lý do; báo cáo tình hình công việc được phân công trước cuộc họp
Ban chỉ đạo; hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Trưởng, Phó ban; thực hiện
các nhiệm vụ khác do trưởng ban giao.
3.4 - Phân công
cụ thể ủy viên Ban chỉ đạo:
3.4a - Lãnh đạo
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh (đồng chí lãnh đạo được
phân công tham gia thành viên Ban chỉ đạo) :
Chịu trách nhiệm
trong việc chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính ở cơ quan văn phòng và lĩnh vực
công tác của hệ thống văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp
thuộc tỉnh.
3.4b - Lãnh đạo
Sở Tài chính: Chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện cải cách
hành chính ở cơ quan, lĩnh vực công tác của ngành và các huyện: KBang, Kông
Chro, Đăk Pơ và thị xã An Khê (kể cả đơn vị hành chính cơ sở thuộc huyện, thị
xã).
3.4c - Lãnh đạo
Sở Kế hoạch và đầu tư:
Chịu trách nhiệm
trong việc chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính ở cơ quan, lĩnh vực công tác của
ngành và các huyện: Krông Pa, Ayun Pa, Ia pa, Chư Sê (kể cả đơn vị hành chính
cơ sở thuộc huyện).
3.4d - Lãnh đạo
Sỏ Tài nguyên và môi trường:
Chịu trách nhiệm
trong việc chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính ở cơ quan, lĩnh vực công tác của
ngành và các huyện: Chư Prông, Đức cơ và thành phố Pleiku (kể cả đơn vị hành
chính cơ sở thuộc huyện thành phố).
3.4đ - Lãnh đạo
Sỏ Xây dựng:
Chịu trách nhiệm
trong việc chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính cơ quan, lĩnh vực công tác của
ngành và các huyện: Mang Yang, Đăk Đoa (kể cả đơn vị hành chính cơ sở thuộc huyện).
3.4e - Lãnh đạo
Sở Tư pháp:
Chịu trách nhiệm
trong việc chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính ở cơ quan, Toà án
nhân dân tỉnh, lĩnh vực công tác ngành và các huyện: Ia Grai, Chư Păh (kể cả
đơn vị hành chính cơ sở thuộc huyện).
3.4g - Lãnh đạo
Cục thuế tỉnh:
Chịu trách nhiệm
trong việc chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính cơ quan, lĩnh vực của ngành
thuế địa phương.
4 - Bộ phận thường
trực của Ban chỉ đạo cải cách hành chính của tỉnh gồm có: Trưởng ban, các Phó
trưởng ban.
5 - Giúp việc
cho bộ phận thường trực: có 2 tổ (hoặc phòng) chuyên môn trực tiếp làm công tác
cải cách hành chính ở tại Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh,
Sở Nội vụ, mỗi phòng có từ 2 đến 3 biên chế và Trưởng phòng phụ trách điều
hành.
Điều 6: Cơ quan thường trực
Ban chỉ đạo cải cách hành chính của tỉnh là Sở Nội' vụ (03 - Hai Bà Trưng -
Pleiku) có trách nhiệm:
1 - Chuẩn bị và
đôn đốc chuẩn bị nội dung các phiên họp Ban chỉ đạo cải cách hành chính của tỉnh,
mời họp, gửi tài liệu họp đến các thành viên Ban chỉ đạo trước 3 ngày (trừ trường
hợp họp đột xuất), ghi chép biên bản cuộc họp.
2 - Tiếp nhận,
xử lý văn bản liên quan đến việc thực hiện công tác cải cách hành chính ở địa
phương.
3 - Thẩm định
các đề án về cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị trình cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt.
4 - Dự thảo văn
bản, báo cáo và báo cáo định kỳ của Ban chỉ đạo cải cách hành chính của tỉnh
cho cấp trên theo quy trình; hướng dẫn cho các cơ quan đơn vị thực hiện kế hoạch
chương trình cải cách hành chính của Trung ương và địa phương...
5 - Lưu giữ, bảo
quản tài liệu của Ban chỉ đạo về công tác cải cách hành chính Nhà nước ở địa
phương.
6 - Lập dự toán
kinh phí hàng năm, quản lý, theo dõi, thực hiện và thanh quyết toán các khoản
kinh phí phục vụ hoạt động của Ban chỉ đạo và công tác cải cách hành chính của
tỉnh.
7 - Được Ban chỉ
đạo cải cách hành chính của tỉnh cử đi tập huấn ở trong nước và nước ngoài về cải
cách hành chính, dự các cuộc họp ở Trung ương và các sở, ngành, huyện, thị xã,
thành phố; xã phường, thị trấn có liên quan đến công tác cải cách hành chính ở
địa phương, cơ sở.
Chương IV
NGUYÊN
TẮC LÀM VIỆC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Điều 7: Ban chỉ đạo cải
cách hành chính của tỉnh làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể
lãnh đạo, cá nhân phụ trách, biểu quyết theo đa số; theo trách nhiệm được phân
công, chịu sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy sự chỉ đạo toàn diện của Ủy
ban nhân dân tỉnh và chỉ đạo, hướng dẫn của Ban chỉ đạo cải cách hành chính của
Chính phủ.
Ban chỉ đạo cải
cách hành chính của tỉnh được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân tỉnh khi Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh - Trưởng ban chỉ đạo và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh là Phó ban chỉ đạo ký các văn bản về công tác cải cách hành chính; sử dụng
con dấu của Sở Nội vụ khi Giám đốc Sở Nội vụ là Phó ban Thường trực Ban chỉ đạo
ký các văn bản về công tác cải cách hành chính của tỉnh.
Điều 8: Ban chỉ đạo cải
cách hành chính của tỉnh họp định kỳ 3 tháng 1 lần (vào cuối tháng của mỗi
quý), khi cần thiết bộ phận thường trực họp và quyết định, có văn bản thông báo
gửi các thành viên biết, tổ chức thực hiện.
Điều 9: Quan hệ giữa Ban
chỉ đạo cải cách hành chính của tỉnh với Ban chỉ đạo cải cách hành chính của
Chính phủ, với các cơ quan chức năng ở tỉnh, với Ban chỉ đạo cải cách hành
chính của các huyện, thành phố, thị xã và xã, phường, thị trấn trong tỉnh là
quan hệ trong quá trình thực hiện sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về công tác cải
cách hành chính Nhà nước ở địa phương đảm bảo sự thống nhất từ Trung ương đến
cơ sở. Thực hiện nguyên tắc cấp dưới phục tùng cấp trên, đảm bảo quan hệ chặt
chẽ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Chương V
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 10: Kinh phí hoạt động
của Ban chỉ đạo về cải cách hành chính của tỉnh do ngân sách tỉnh cấp theo dự
toán cụ thể của cơ quan thường trực Ban chỉ đạo (Sở Nội vụ) để phục vụ cho in ấn
tài liệu, hội họp, kiểm tra, tập huấn và tham quan, học hỏi kinh nghiệm về công
tác cải cách hành chính ở tỉnh bạn và nước ngoài cho thành viên Ban chỉ đạo, cải
cách hành chính và cán bộ trực tiếp làm công tác cải cách hành chính ở địa
phương. Kinh phí được cấp trực tiếp về Sở Nội vụ quản lý, sử dụng theo tinh thần
tiết kiệm, đúng quy định của Nhà nước.
Điều 11: Chánh văn phòng Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị ở tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn va các thành viên Ban chỉ đạo cải cách
hành chính của tỉnh chịu trách nhiệm thi hành quy chế này. Quy chế này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ban hành. Trong quá trình thực hiện sẽ có bổ sung, hoàn
thiện./.