Quyết định 01/QĐ-BCĐNN năm 2015 về phê duyệt phương án chữa cháy rừng khi xảy ra cháy lớn năm 2015-2016 của của Ban Chỉ đạo nhà nước về Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020

Số hiệu 01/QĐ-BCĐNN
Ngày ban hành 01/04/2015
Ngày có hiệu lực 01/04/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Ban Chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
Người ký Cao Đức Phát
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
BAN CHỈ ĐẠO NHÀ NƯỚC V KHOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIN RỪNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/QĐ-BCĐNN

Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY RỪNG KHI XẢY RA CHÁY LỚN NĂM 2015 - 2016 CỦA BAN CHỈ ĐẠO NHÀ NƯỚC VỀ KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO NHÀ NƯỚC

n cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001;

Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 21/11/2013;

Quyết định số 58/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020;

Chthị 04/CTT-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo nhà nước về Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án chữa cháy rừng khi xảy ra cháy lớn năm 2015 - 2016 của Ban Chỉ đạo nhà nước về Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020, cụ thể như sau:

1. Mục đích

Bảo đảm chủ động và hiệu quả trong việc chỉ đạo, chỉ huy và điều động lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng khi xảy ra cháy lớn vượt quá tầm kiểm soát của địa phương ở những vùng trọng điểm và các khu vực có nguy cơ cháy lớn khác, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng, tài sản, tài nguyên rừng và ảnh hưởng môi trường sống.

2. Tổ chức lực lượng chữa cháy rừng

2.1. Xây dựng và phê duyệt phương án PCCCR

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chđạo xây dựng và phê duyệt phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cấp tỉnh và cho các khu vực trọng điểm về cháy rừng, có trách nhiệm chđạo tổ chức thực hiện phương án hiệu quả.

2.2. Tổ chức, quản lý lực lượng PCCCR

Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo việc tổ chức, quản lý lực lượng PCCCR đối với chủ rừng, cơ quan Kim lâm và cơ quan Cảnh sát PCCC và Cứu hộ, Cứu nạn được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định 09, cụ thể:

a) Những chrừng là cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thành lập và trực tiếp quản lý, duy trì hoạt động của Tổ, đội PCCCR và ban hành Quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt động của Tổ, đội PCCCR.

b) Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm thành lập và trực tiếp quản lý, duy trì hoạt động của các đơn vị PCCCR thuộc phạm vi quản lý của mình; chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức hun luyện, bi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ PCCCR đối với lực lượng chuyên ngành PCCCR.

c) Cơ quan Cảnh sát PCCC và Cứu hộ, Cứu nạn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Kiểm lâm tổ chức lực lượng phòng cháy.

2.3. Chỉ huy chữa cháy rừng

a) Những vụ cháy trong phạm vi kiểm soát của địa phương

Khi xảy ra cháy rừng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có mặt tại hiện trường trực tiếp chỉ huy việc chữa cháy rừng. Chỉ huy đơn vị Cảnh sát PCCC và Cứu hộ, Cu nạn, lãnh đạo cơ quan Kiểm lâm địa phương có mặt tại nơi xảy tham gia chỉ huy chữa cháy. Chủ rừng là cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức lực lượng bảo vệ rừng do mình quản lý tham gia chữa cháy rừng; Trưởng thôn, bản tại nơi xảy ra cháy rừng có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy; nếu chủ rừng là hộ gia đình hoặc cá nhân thì Trưởng thôn, bản hoặc người được ủy quyền tại nơi xảy ra cháy rừng là người chỉ huy chữa cháy.

b) Những vụ cháy có sự hỗ trợ của Trung ương

Đối với những vụ cháy rừng khi vượt quá tầm kiểm soát của địa phương, có sự tham gia hỗ trợ chữa cháy của Trung ương, người chỉ huy chữa cháy cao nhất là lãnh đạo Ban chỉ đạo nhà nước có mặt tại hiện trường hoặc ủy quyền cho lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ huy, Cục trưởng Cục Kiểm lâm phối hợp với lãnh đạo các lực lượng Công an, Quân đội được Ban Chỉ đạo nhà nước huy động tham gia chữa cháy phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ huy chữa cháy tại hiện trường.

2.4. Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản để chữa cháy rừng

[...]