Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Quy chế 1192/QC-BYT-BTP năm 2014 phối hợp trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hỗ trợ và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV do Bộ Y tế - Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 1192/QC-BYT-BTP
Ngày ban hành 01/12/2014
Ngày có hiệu lực 01/12/2014
Loại văn bản Quy chế
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp,Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Thanh Long,Nguyễn Thúy Hiền
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

B Y T - B TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1192/QC-BYT-BTP

Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2014

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP GIỮA BỘ Y TẾ VÀ BỘ TƯ PHÁP TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS, HỖ TRỢ VÀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI NHIỄM HIV

Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Để tăng cường công tác phối hợp giữa Ngành Y tế và Ngành Tư pháp, Bộ Y tế và Bộ Tư pháp thống nhất ban hành Quy chế phối hợp trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hỗ trợ và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV như sau:

I. MỤC ĐÍCH

Tạo cơ chế phối hợp giữa Ngành Y tế và Ngành Tư pháp từ trung ương tới địa phương, nhằm triển khai có hiệu quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và tăng cường khả năng tiếp cận của người nhiễm HIV với dịch vụ trợ giúp pháp lý trên phạm vi cả nước; nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành Y tế trực tiếp làm công tác phòng, chống HIV/AIDS và đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý về công tác phối hợp trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV.

II. NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP

1. Bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm phối hợp của Ngành Y tế và Ngành Tư pháp theo quy định pháp luật và nội dung Quy chế này.

2. Phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi ngành, trong đó đề cao sự chủ động trong việc gắn các hoạt động phối hợp với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng ngành.

3. Bảo đảm tính thống nhất, dân chủ, minh bạch, thường xuyên, liên tục và đạt chất lượng, hiệu quả trong quá trình phối hợp công tác, trao đổi thông tin và giải quyết công việc trên cơ sở các quy định của pháp luật.

III. NỘI DUNG PHỐI HỢP

1. Phối hợp trong hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS

a) Thực hiện việc đánh giá nhu cầu xây dựng pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS;

b) Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý, trong đó tập trung vào các nội dung sau:

- Sửa đổi, bổ sung quy định đối tượng được trợ giúp pháp lý là người nhiễm HIV;

- Xây dựng cơ chế tài chính nhằm huy động nguồn lực cho hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV;

- Đơn giản hóa thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV;

- Đề xuất chính sách nhằm khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV.

c) Thực hiện việc xin ý kiến của hai ngành trong quá trình xây dựng các chính sách, pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS, hỗ trợ và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV;

d) Thực hiện hoạt động theo dõi thi hành pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS, hỗ trợ và trợ giúp pháp lý, bao gồm cả việc tổ chức các đoàn công tác liên ngành khảo sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS và trợ giúp pháp lý.

2. Phối hợp hoạt động trong công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS và quyền được trợ giúp pháp lý của người nhiễm HIV

a) Tổ chức truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cho các cán bộ thuộc Ngành Tư pháp và truyền thông nâng cao nhận thức pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS và quyền được trợ giúp pháp lý của người nhiễm HIV cho các cán bộ thuộc Ngành Y tế;

b) Mở các chuyên trang, chuyên mục về phòng, chống HIV/AIDS và quyền được trợ giúp pháp lý của người nhiễm HIV trên ấn phẩm, phương tiện truyền thông, cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Ngành Y tế và Ngành Tư pháp;

c) Lồng ghép việc giới thiệu về trợ giúp pháp lý và phòng, chống HIV/AIDS trong hoạt động của Ngành Y tế và Ngành Tư pháp, trong đó tập trung vào một số nội dung sau:

- Giới thiệu về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV trong các tài liệu, hoạt động truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS;

[...]