Phương án 145/PA-UBND năm 2021 về cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân nhằm ứng phó dịch bệnh Covid-19 theo từng cấp độ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Số hiệu 145/PA-UBND
Ngày ban hành 21/09/2021
Ngày có hiệu lực 21/09/2021
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Nguyễn Hùng Nam
Lĩnh vực Thương mại,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 145/PA-UBND

Hưng Yên, ngày 21 tháng 9 năm 2021

 

PHƯƠNG ÁN

CUNG ỨNG HÀNG HÓA THIẾT YẾU PHỤC VỤ NHU CẦU TIÊU DÙNG CỦA NHÂN DÂN NHẰM ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH COVID-19 THEO TỪNG CẤP ĐỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

Thực hiện Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Công điện số 1102/CĐ-TTg ngày 23/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn quốc.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành phương án cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân nhằm ứng phó dịch bệnh Covid-19 theo các cấp độ trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19, cung ứng kịp thời các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn tỉnh theo phương châm 4 tại chỗ “chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hệ thống phân phối tại chỗ, hàng hóa tại chỗ”; duy trì hoạt động của chợ, siêu thị, cơ sở sản xuất kinh doanh và thực hiện mục tiêu kép trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp; chủ động công tác dự báo tình hình thị trường, tổ chức sản xuất, dự trữ, cung ứng hàng hóa phù hợp tình hình diễn biến dịch bệnh.

- Ngăn chặn việc lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng, tăng giá gây bức xúc trong dư luận xã hội để người dân an tâm, chủ động trong công tác phòng, chống dịch, không để lây lan trong cộng đồng, đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức cung ứng, phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu, đảm bảo an sinh xã hội trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 theo từng cấp độ.

- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh tăng cường dự trữ hàng hóa thiết yếu, đảm bảo nguồn cung ứng kịp thời khi dịch bệnh lây lan nhanh trên địa bàn tỉnh; tránh đứt, gãy chuỗi cung ứng, sẵn sàng nguồn hàng phục vụ nhân dân khi thực hiện giãn cách và các địa phương có khu vực phong tỏa, cách ly.

II. PHƯƠNG ÁN CUNG ỨNG HÀNG HÓA

1. Tình huống thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg trên địa bàn toàn tỉnh

- Tại các chợ: Xác định các mặt hàng thiết yếu để sắp xếp, bố trí các quầy hàng phù hợp với quy mô, diện tích, có vách ngăn, kẻ vạch, căng dây; điều chỉnh giảm số lượng khách trong cùng thời điểm và phát Thẻ đi chợ, bảo đảm thực hiện 5K, hạn chế tối đa việc tiếp xúc gần khi giao dịch; tổ chức xét nghiệm và lựa chọn các hộ kinh doanh, tiểu thương bán hàng thiết yếu, lương thực, thực phẩm (thịt, cá, mắm, muối, gạo, mỳ, rau, củ quả,....).

- Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi triển khai phương án phân luồng vào, ra; tăng lượng hàng hóa cung ứng tại các điểm phân phối; có phương án điều tiết hàng hóa giữa các khu vực để đáp ứng nhu cầu của người dân; đẩy mạnh hoạt động mua bán trực tuyến. Hạn chế sử dụng tiền mặt, khuyến khích thanh toán qua chuyển khoản hoặc quét mã QR-Code, phát triển việc đặt/giao hàng qua mạng, thanh toán trả trước, để người giao hàng không tiếp xúc với người mua hàng.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa đến các địa điểm cung ứng.

2. Tình huống thực hiện giãn cách xã hội cao hơn theo Chỉ thị 16/CT- TTg trên địa bàn toàn tỉnh

2.1. Duy trì hoạt động của các siêu thị, chợ:

- Tổ chức, rà soát cho phép một số chợ, siêu thị tiếp tục duy trì hoạt động (siêu thị, chợ có tính chất tổng hợp, lan tỏa), tổ chức xét nghiệm lựa chọn các hộ kinh doanh, tiểu thương chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, sắp xếp, bố trí các quầy hàng phù hợp với quy mô, diện tích, có vách ngăn, kẻ vạch, điều chỉnh giảm số lượng khách trong cùng thời điểm, phát Thẻ đi chợ, bảo đảm thực hiện 5K, hạn chế tối đa việc tiếp xúc gần khi giao dịch.

- Bố trí địa điểm tạm thời thay thế các chợ (nếu bị đóng cửa), phân tán điểm bán hàng, địa điểm phải bảo đảm công tác phòng, chống dịch và chỉ kinh doanh hàng thiết yếu, kiểm soát tt mật độ, tn sut người mua bán tại đim btrí tạm thời.

- Chuyển phương thức mua bán, cung cấp thực phẩm, hàng hóa thiết yếu theo hình thức Online, phân tán, lưu động nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh, tổ chức các điểm bán hàng phù hợp với tình hình và nhu cầu thực tế tại các địa phương.

2.2. Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu:

- Trên cơ sở xác định nhu cầu số hộ gia đình, xác định điểm bán hàng, giao hàng (khu dân cư, tổ dân phố, khu cách ly tập trung)...

- Thông tin danh sách các đơn vị phân phối hàng hóa thiết yếu (siêu thị, cửa hàng, chợ, đơn vị phân phối,..), cách thức giao hàng, bán hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cng Thông tin điện tử tỉnh, các sở, ngành, địa phương đngười dân được biết, mua sắm.

- Làm việc với các đơn vị cung ứng, phân phối (ưu tiên các đơn vị trên địa bàn): Siêu thị, chợ, đơn vị vận tải,... đề nghị bố trí tăng cường nhân sự, đội ngũ vận chuyn hỗ trợ giao hàng nhanh, miễn phí tận nhà cho người dân; phối hợp để tổ chức thêm các điểm bán hàng lưu động (ngoài các khu vực cách ly) trên địa bàn nhưng phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

- Tổ chức các điểm tập kết hàng hóa để hỗ trợ các đơn vị phân phối trong việc tập kết và vận chuyển hàng.

- Tăng cường bố trí lực lượng, tổ chức các đội tình nguyện, thanh niên tình nguyện, TCOVID- 19 cộng đồng (danh sách cụ thể họ tên, số điện thoại, email), phối hợp với đơn vị cung ứng hàng hóa, chợ, siêu thị đsẵn sàng hỗ trợ người dân trong việc mua hàng; tổ chức đưa hàng đến người dân trong khu vực cách ly, phong tỏa.

- Trường hợp các đơn vị phân phối không đáp ứng được nhu cầu của nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Sở Công Thương tham mưu, đề xuất UBND tỉnh đề nghị Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố điều phối, hỗ trợ cung ứng và lưu thông hàng hóa cho tỉnh Hưng Yên, tạo điều kiện duy trì sản xuất, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa;

[...]