Nghị quyết 47/NQ-HĐND năm 2015 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 tỉnh Tuyên Quang

Số hiệu 47/NQ-HĐND
Ngày ban hành 23/12/2015
Ngày có hiệu lực 23/12/2015
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Chẩu Văn Lâm
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 47/NQ-HĐND

Tuyên Quang, ngày 23 tháng 12 năm 2015

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 11

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Sau khi xem xét Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh 5 năm 2011-2015; phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm quốc phòng - an ninh 5 năm 2016 - 2020; Báo cáo thẩm tra số 170/BC-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2015 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 với mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như sau:

I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Xây dựng Tuyên Quang phát triển toàn diện. Phát triển kinh tế nhanh và bn vững; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình và phương thức tăng trưởng phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế; mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiệu quả và bền vững. Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghvào sản xuất và đời sống. Chú trọng chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao đời sng vt cht và tinh thn ca nhân dân bảo đm quc phòng, an ninh giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 Tuyên Quang tr thành tỉnh phát triển khá trong các tỉnh miền núi phía Bắc.

II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

(1) Tốc độ tăng tổng sản phẩm bình quân 5 năm 2016 - 2020 đạt trên 8%.

(2) Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng 40%; các ngành dịch vụ 39%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 21%.

(3) Tổng sản phẩm bình quân đu người đạt trên 2.400 USD.

(4) Giá trị sản xuất công nghiệp (Theo giá so sánh 2010) 17.600 tỷ đồng.

(5) Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân trên 4%/ năm.

(6) Trên 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

(7) Thu hút 1,7 triệu lượt khách du lịch.

(8) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt trên 2.300 tỷ đồng.

(9) Giá trị xuất khẩu hàng hóa trên 135 triệu USD.

(10) Duy trì 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 60%, trong đó qua đào tạo nghề trên 37%; tạo việc làm cho trên 100.000 lao động.

(11) 90% hộ gia đình, 80% thôn, bản, tổ nhân dân, 90% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.

(12) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp hơn 13%; trên 71% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế xã; có trên 8,5 bác sỹ và 25 giường bệnh/10.000 dân; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế >98%.

(13) Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%/ năm.

(14) Tỷ lệ che phủ rừng trên 60%; có 98% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch, 95% dân cư nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% cht thải nguy hại, cht thải y tế, 90% chất thải rắn thông thường được x lý.

III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả 3 đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 của cả nước và Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; triển khai thực hiện 3 khâu đột phá và các nhiệm vụ trọng tâm trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.

2. Đẩy mạnh thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020: Tập trung vào các ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với phát triển vùng nguyên liệu (chè, đường kính, giấy và bột giấy...); đẩy mạnh công nghiệp vật liệu xây dựng (xi măng, gạch không nung, gạch tuynel, cao lanh - fenspat, đá xây dựng); phát huy công suất của các nhà máy thủy điện hiện có, triển khai xây dựng một snhà máy thủy điện theo quy hoạch; thu hút các dự án công nghiệp hỗ trợ, da giày, may mặc, cơ khí, điện tử, dự án sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu; nâng cao hiệu quả các nhà máy chế biến khoáng sản theo hướng chế biến sâu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và hạn chế tác động tới môi trường. Tiếp tục thu hút các nguồn lực để đầu tư hạ tầng Khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công, khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp.

3. Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản; đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, tạo chuyển biến mnh về năng suất, chất lượng sản phẩm. Chú trọng tập trung vào một số cây trồng chủ lực của tỉnh như nguyên liệu giấy, mía, chè, cam, lạc. Rà soát quy hoạch đất lâm nghiệp, quản lý và bảo vệ chặt chẽ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; trồng và khai thác rừng sản xuất phục vụ công nghiệp chế biến. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hóa với quy mô phù hợp; phát triển thủy sản theo hướng thâm canh các loài cá cao sản; mở rộng diện tích nuôi các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao.

[...]