HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
16/2011/NQ-HĐND
|
Cần
Thơ, ngày 08 tháng 12 năm 2011
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC ĐẶT TÊN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ BA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng
11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ
về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn
hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một
số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban
hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ;
Sau khi xem xét Tờ trình số 59/TTr-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Ủy
ban nhân dân thành phố về việc đặt tên đường trên địa bàn thành phố Cần Thơ;
Báo cáo thẩm tra số 56/BC-HĐND-VHXH ngày 29 tháng 11 năm 2011 của Ban văn hóa -
xã hội và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Đặt tên 11 tuyến đường trên địa bàn thành phố Cần
Thơ.
Kèm theo:
- Phụ lục 1: Thuyết minh vị trí các tuyến đường;
- Phụ lục 2: Tóm tắt tiểu sử nhân vật, sự kiện,
địa danh lịch sử.
Điều 2.
Giao Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức triển khai và
thực hiện việc gắn biển tên đường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Nghị quyết
có hiệu lực thi hành;
Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại
biểu Hội đồng nhân dân thành phố kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết
này.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau mười ngày kể từ ngày Hội đồng nhân
dân thành phố khóa VIII, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2011 và
được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp
luật./.
PHỤ LỤC I
THUYẾT MINH VỊ
TRÍ CÁC TUYẾN ĐƯỜNG
(Kèm theo Nghị quyết số 16/2011/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2011 của
Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ)
STT
|
Tên
đường
|
Chiều
dài (m)
|
Mặt cắt ngang đường (m)
|
Phân
nhóm
|
Giới
hạn
|
Tên
đường hiện trạng
(tên
tạm gọi)
|
Mặt đường
|
Vỉa hè
|
Lộ giới
|
1
|
Lê Văn Sô
|
1.000
|
10
|
|
10
|
IV
|
Từ đường Cách Mạng Tháng Tám đến đường
Trần Quang Diệu (phường An Thới, quận Bình Thủy)
|
Hẻm 93 đường Cách Mạng Tháng Tám (phường
An Thới, quận Bình Thủy)
|
2
|
Lê Quang Chiểu
|
500
|
4
|
|
4
|
IV
|
Từ hẻm 93 đường Cách Mạng Tháng Tám đến đường Nguyễn Thông
|
Đường nối hẻm 93 đường Cách Mạng
Tháng Tám và đường Nguyễn Thông (phường An Thới, quận Bình Thủy)
|
3
|
Thái Thị Nhạn
|
800
|
4
|
|
6
|
IV
|
Từ Trần Quang Diệu đến đường Nguyễn Thông
|
Hẻm 127 đường Trần Quang Diệu nối qua phường An Thới (quận Bình Thủy)
|
4
|
Đinh Công Chánh
|
1.500
|
4
|
|
8
|
IV
|
Tuyến đường từ Quốc lộ 91B đến Trại Cưa
|
Tuyến đường vào chùa Long Quang (phường Long Hòa, quận Bình Thủy)
|
5
|
Lê Văn Bì
|
400
|
4
|
|
7
|
IV
|
Từ hẻm 93 đến hẻm 91 đường Cách Mạng
Tháng Tám
|
Đường nối hẻm 93 và hẻm 91 đường Cách Mạng Tháng Tám (phường An Thới,
quận Bình Thủy)
|
6
|
Mai Văn Bộ
|
3.200
|
4
|
|
14,75
|
IV
|
Từ Quốc lộ 91 đến chợ Thuận Hưng
|
Tuyến Hương lộ phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt.
|
7
|
Phan Đình Giót
|
279
|
4
|
|
6,5
|
IV
|
Từ Quốc lộ 91 đến đường Lê Thị
Tạo.
|
Đường cặp cống rạch Chùa (phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt)
|
8
|
Sư Vạn Hạnh
|
170
|
4,5
|
2
|
4
|
IV
|
Từ Quốc lộ 91 đến Tịnh xá Ngọc Trung
Tăng.
|
Đường rạch Chùa nối dài (phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt)
|
9
|
Nguyễn Trọng Quyền
|
3.300
|
4,5
|
|
30,5
|
IV
|
Từ Quốc lộ 91 đến Bắc Đuông
|
Đường phường Trung Kiên - phường
Trung Thạnh (quận Thốt Nốt) (đường đi xã Trung An, huyện
Cờ Đỏ)
|
10
|
Nguyên Hồng
|
460
|
5,5
|
1,5
|
20
|
IV
|
Từ Quốc lộ 1A đến điểm cuối bờ sông
Ba Láng
|
Lộ Ông Chệt (phường Ba Láng, quận Cái Răng)
|
11
|
Nhật Tảo
|
1.137
|
5,5
|
|
15
|
IV
|
Từ điểm giáp đường Võ Tánh, điểm cuối giáp lộ Trường Chính trị
|
Lộ Bà Cai (phường Lê Bình, quận Cái Răng)
|
PHỤ LỤC II
TÓM TẮT TIỂU SỬ
NHÂN VẬT, SỰ KIỆN, ĐỊA DANH LỊCH SỬ
(Kèm theo Nghị quyết số 16/2011/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng
nhân dân thành phố Cần Thơ)
1. LÊ VĂN SÔ (1904 - … )
Còn gọi là Hòa, sinh ngày 20 tháng 8 năm 1904 tại làng Thới An Đông, quận
Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Năm 1926, ông được kết nạp vào “Việt Nam phục quốc Đảng” -
Một tổ chức yêu nước đầu tiên ở tỉnh Cần Thơ. Năm 1927, ông được đưa sang Trung
Quốc dự lớp học của Nguyễn Ái Quốc và được kết nạp vào “Việt Nam Thanh niên
cách mạng đồng chí Hội”.
Cuối năm 1927, về nước ông hoạt động ở Cần Thơ, phát triển các cơ sở Đảng
và lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng. Năm 1931, ông bị địch bắt và đày đi
Côn Đảo, dù bị tra tấn dã man nhưng ông vẫn giữ vững khí tiết. Tháng 7 năm
1936, ông được ra tù và tiếp tục hoạt động. Tháng 9 năm 1945, ông làm quyền Bí
thư Tỉnh ủy Cần Thơ, sau đó làm Thủ quỹ Xứ ủy Nam bộ, Ủy viên Ban Kinh tài
Trung ương Cục miền Nam. Từ sau năm 1962, do tuổi tác và sức khỏe, ông được tổ
chức phân công ở lại Thủ Đức sinh sống và nuôi chứa cán bộ và là nơi hội họp của
cơ quan thành Sài Gòn - Gia Định. Lê Văn Sô là một trong những hạt giống đỏ
gieo mầm và khơi ngọn lửa cách mạng bùng cháy trên mảnh đất Cần Thơ anh hùng.
(Theo nguồn dữ liệu Ngân hàng tên đường:
Những viên ngọc quý: Tập II - Cần Thơ: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, 1999 -
226tr; 19cm).
2. LÊ QUANG CHIỂU (1853 - 1924)
Ông quê ở làng Nhơn Ái, huyện Phong Điền, tỉnh Cần Thơ (nay thuộc quận Cái
Răng, thành phố Cần Thơ). Ông là học trò của Cử nhân Phan Văn Trị nên chịu ảnh
hưởng tinh thần yêu nước của Cụ. Sau khi Cai tổng Nguyễn Văn Vĩnh bị nghĩa quân
Đinh Sâm giết chết, thực dân Pháp đưa Lê Quang Chiểu lên làm Cai tổng Định Bảo.
Trong thời gian làm cai tổng, ông đã tham gia làm 10 bài Tôn họa thơ tự thuật của
Tôn Thọ Tường, góp phần với Phan Văn Trị vạch mặt, lên án tên phản nước, hại
dân.
Ngoài ra ông còn làm nhiều bài thơ chỉ trích các tên tay sai khác như Trần
Bá Lộc, Huỳnh Công Miêng, tên Đốc phủ Nhuận,… Vì thế, thực dân Pháp và bọn tay
sai tìm cách ám hại. Không thể tiếp tục chịu đựng được nên ông làm tờ tự thuật
giải chức. Năm 1903, ông xuất bản tập “Quốc âm thi hiệp tuyển” gồm nhiều bài
thơ của các sĩ phu yêu nước ở Nam Kỳ trong đó có thơ của ông, do ông dịch và in
bằng chữ Quốc ngữ. Có lẽ đây là tác phẩm văn học viết bằng chữ Quốc ngữ đầu
tiên ở Cần Thơ được xuất bản và cũng là một trong những tác phẩm ra đời sớm nhất
ở Nam bộ vào đầu thế kỷ XX.
(Theo nguồn dữ liệu Ngân hàng tên đường: Địa chí Cần Thơ/Tỉnh ủy,
Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ - Cần Thơ, 2002 - 935tr; 27cm).
3. THÁI THỊ NHẠN (1906 - 2003)
Quê làng Nhơn Ái (tỉnh Cần Thơ). Sớm có lòng yêu nước, năm 1929 bà được kết
nạp vào Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội làng Bình Thủy (là nữ cán bộ
đầu tiên của tỉnh lúc bấy giờ được kết nạp vào Hội).
Tháng 2 năm 1930, bà được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1931, bà
bị địch bắt, kết án 5 năm tù giam tại khám lớn Sài Gòn. Năm 1936, bà ra tù tiếp
tục hoạt động. Năm 1945, bà lên Sài Gòn hoạt động hợp pháp, là Thành ủy viên,
Phó Bí thư Quận ủy Quận III, thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1949, bà bị địch
bắt lần thứ 2 nhưng không khai thác được gì.
Năm 1955, bà bị giặc bắt lần thứ 3 và đày ra Côn Đảo. Năm 1961 bà ra tù.
Sau đó giữ các nhiệm vụ: Hội phó Hội phụ nữ giải phóng thành phố Sài Gòn - Gia
Định, Ủy viên Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng khu Sài Gòn - Gia Định.
Năm 1963, bà bị địch bắt lần thứ 4, trong tù bà vẫn giữ vững khí tiết của
người chiến sĩ cộng sản kiên cường.
Sau ngày miền Nam giải phóng, bà là Ủy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụ
nữ thành phố Hồ Chí Minh phụ trách Hội mẹ chiến sĩ. Năm 1979, bà nghỉ hưu.
(Theo nguồn dữ liệu Ngân hàng tên đường: Những viên ngọc quý: Tập
I).
4. ĐINH CÔNG CHÁNH (1839 - 1899)
Đinh Công Chánh là con của ông Đinh Công Điển và bà Huỳnh Thị Hiệu. Lúc nhỏ
ông học tại gia, khi lên 7 tuổi ông theo học trường chữ Nho ở xóm Bà Đồ do Nguyễn
Thị Nguyệt dạy. Không bao lâu, bà giáo qua đời, ông trở về tiếp tục học tại
gia.
Ông là người tham gia vào Tao đàn văn học đầu tiên của làng Bình Hưng (tên
trước của làng Bình Thủy). Ông được Bùi Hữu Nghĩa dạy làm thơ. Ông cũng là bạn
tâm giao với Bùi Hữu Sanh nên ông được truyền dạy nghề thuốc Bắc, thuốc Nam.
Ông được vị Lão sư Nguyễn Giác Nguyên tin yêu rồi được hướng dẫn theo con đường
của các sĩ phu yêu nước thời bấy giờ. Ông tham gia phong trào vận động Đông Du
(do Phan Bội Châu khởi xướng và lãnh đạo) tại làng Bình Thủy. Ông được Ban Tế tự
Đình thần Bình Thủy giao cho công việc dọn dẹp khu vực xung quanh Đình để cất
miếu thờ Thần Nông ở Tả ban, miếu thờ Sơn Quân ở Hữu ban, cất nhà Võ Ca làm sân
khấu. Ông đã hoàn thành tốt công việc và được nhân dân khen ngợi.
Đương thời ông được xem là nhà Nho, thường kêu gọi nhân dân hãy làm điều
lành, tránh làm điều dữ. Ông là một danh y có tiếng, tu hành đức độ và giỏi về
thiên văn, địa lý.
Năm 1887, ông là Trưởng Ban Bảo tự chùa Long Quang. Sau đó ông được Ban Tế
tự Đình thần Bình Thủy - Long Tuyền bầu giữ chức Bồi Bái - chức việc này được
xem như hộ vệ của thần. Những người giữ chức việc này phải là người am hiểu
công việc đình chùa, có đạo đức tốt, có uy tín trong nhân dân.
Ông mất năm 1899, sau một tai nạn khi tham gia thả đòn nóc trong lần trùng
hưng chùa Long Quang. Ông mất đi để lại niềm thương cảm vô hạn trong nhân dân
làng cổ Bình Thủy - Long Tuyền, người ta thường nhắc đến ngày mất của ông bằng
câu ca dao: Ngày ba, tháng tý, giờ thìn/ Nhằm năm Kỷ Hợi, đế kinh triệu hồi.
(Theo nguồn dữ liệu Ngân hàng tên đường: Nguồn trích dẫn: Chuyện làng cổ
Bình Thủy - Long Tuyền/Nguyễn Sương - Cần
Thơ: Nxb Đại học Cần Thơ, 2011 - 150tr).
5. LÊ VĂN BÌ (1934 - 1971)
Liệt sĩ. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Cán bộ Điệp báo - Ban An
ninh tỉnh Cần Thơ.
Quê xã Long Tuyền, nay thuộc quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Khi hy
sinh, anh là Đảng viên, cán bộ Điệp báo Ban An ninh tỉnh Cần Thơ.
Từ năm 1960 - 1963, anh tham gia du kích xã, sau đó được tuyển vào công
tác điệp báo tỉnh Cần Thơ. Sau tổng tiến công tết Mậu Thân, Ban An ninh tỉnh Cần
Thơ cử anh về làm Bí thư Đảng ủy xã Long Tuyền. Đây là địa bàn chiến lược quan
trọng trong thế phòng thủ Vùng 4 chiến thuật nhằm bảo vệ các cơ quan đầu não của
Mỹ - Ngụy tại thành phố Cần Thơ. Anh đã vượt qua nhiều thử thách và nguy hiểm,
ban ngày sống dưới hầm bí mật, ban đêm đến từng nhà dân vận động quần chúng bám
đất, tham gia đấu tranh. Sau 3 năm kiên trì bám dân, anh đã xây dựng được hàng
chục cơ sở thu thập tin tức, tiếp tế lương thực, thuốc men cho cách mạng.
Ngày 10 tháng 4 năm 1971, trong một trận càn quét địch phát hiện nơi ẩn nấp
và bắt anh đưa về Ty cảnh sát, chúng dùng mọi cực hình tra tấn và dụ dỗ hòng
tìm tài liệu điệp báo, vũ khí và cơ sở nội thành. Ngày 11 tháng 4 năm 1971, anh
dẫn địch vào một bãi mìn, lừa chúng đến gần vị trí quả mìn rồi đạp cho mìn nổ
làm chết 9 tên, bị thương 14 tên và anh đã anh dũng hy sinh.
Anh được tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất.
Ngày 22 tháng 7 năm 1988, anh được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân.
(Theo nguồn dữ liệu Ngân hàng tên đường: Nguồn trích dẫn:“Những đơn vị,
cá nhân anh hùng Công an nhân dân” - Nxb Công an nhân dân).
6. MAI VĂN BỘ (1918 - 2002)
Quê huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ. Năm 1940, được gia đình đưa ra Hà Nội học
đại học và tham gia vào phong trào cách mạng của sinh viên. Ông đã sáng tác bài
hát Bạch Đằng Giang và Ải Chi Lăng được Lưu Hữu Phước phổ nhạc và trở thành những
bài hát truyền thống được hát vang trong thời kỳ tiền khởi nghĩa. Năm 1942, ông
được bầu vào Ban Chấp hành Tổng hội Sinh viên Đông Dương. Năm 1944, ông trở về
miền Nam kháng chiến, tham gia phong trào Thanh niên Tiền phong phụ trách công
tác báo chí. Sau Cách Mạng Tháng Tám, ông giữ chức vụ Giám đốc Báo chí Nam bộ,
rồi phụ trách báo Quyết Chiến, báo Liên Việt. Ông còn tham gia xây dựng gánh
hát Nam Châu thành cơ sở kháng chiến bí mật ở nội thành Sài Gòn, là địa điểm tập
họp, liên lạc an toàn cho anh chị em trí thức kháng chiến nội và ngoại thành.
Năm 1949, ông được Trung ương Cục miền Nam cử phụ trách Đài Phát thanh Tiếng
nói Nam bộ.
Năm 1954, ông được cử làm thành viên của phái đoàn quân sự nước ta cùng với
Ủy ban quốc tế giám sát đình chiến ở Sài Gòn theo tinh thần Hiệp định Genève.
(Theo nguồn dữ liệu Ngân hàng tên đường: Trí thức Nam bộ trong
kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)/Hồ Sơn Diệp - TP. Hồ Chí Minh: Đại học quốc
gia, 2003 - 358tr; 21cm).
7. PHAN ĐÌNH GIÓT (1920 - 1954)
Anh quê huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Nhà rất nghèo, bố mất sớm, anh phải
đi ở đợ, làm thuê từ năm 13 tuổi. Cách Mạng Tháng Tám thành công, anh tham gia
tự vệ chiến đấu, đến năm 1950 xung phong vào bộ đội chủ lực. Trong chiến đấu,
anh luôn luôn nêu cao tinh thần quả cảm, kiên quyết vượt qua mọi khó khăn, hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ.
Mùa Đông năm 1953, đơn vị anh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Chiều
ngày 13 tháng 3 năm 1954, có lệnh nổ súng tiêu diệt vị trí Him Lam, sau nhiều
loạt pháo bắn dọn đường, các chiến sĩ ta xông lên liên tiếp đánh bộc phá. Mặc
dù bị thương ở đùi, Phan Đình Giót vẫn ôm bộc phá lao lên đánh tiếp. Lợi dụng
thời cơ địch đang hoang mang, anh vọt lên bám chắc lô cốt, ném thủ pháo, bắn kiềm
chế cho đơn vị tiến vào. Bị thương vào vai, máu chảy đầm đìa, anh cố gắng nhích
dần người đến sát lô cốt số 3, rồi dùng hết sức còn lại lao cả thân mình vào bịt
kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm của địch bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên
như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam.
Anh được Quốc hội và Chính phủ truy tặng Huân chương Quân công hạng Hai và
danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
(Theo nguồn dữ liệu Ngân hàng tên đường: Từ điển nhân vật lịch sử/Đinh
Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh chủ biên; Phan Đại Doãn... - H: Giáo dục, 2006 -
648tr; 24cm).
8. SƯ VẠN HẠNH (929 - 1018)
Nhà sư nổi tiếng thời Tiền Lê, quê ở châu Cổ Nháp (Từ Sơn - Bắc Ninh). Thuở
nhỏ thông minh, chăm học, nổi tiếng giỏi cả ba đạo Nho, Phật, Lão.
Năm 21 tuổi, ông xuất gia đầu Phật, tu ở chùa Lục Tổ, rất được mọi người
hâm mộ. Năm 981, quân Tống xâm lược nước ta, ông đã từng đóng góp nhiều ý kiến
về việc chống giặc. Nhà sư Lý Khánh Văn nhờ ông nuôi dạy Lý Công Uẩn. Thấy cậu
bé khác thường, ông rất quý và hết lòng dạy dỗ.
Truyền rằng, vào cuối đời Lê Ngọa Triều, ở vùng Duyên Uẩn châu Cổ Nháp, xuất
hiện lời sấm: “Thụ căn điểu điểu, Mộc biểu thanh thanh, Hòa đao mộc lạc, Thập
bát tử thành...”. Mấy câu này ý nói là “vua thì non yểu, bề tôi thì cường
thịnh, họ Lê mất, họ Lý nổi lên, thiên tử ở phương Đông mọc ra thì thứ nhân ở
phương tây lặn mất, trải qua 6, 7 năm thì thiên hạ thái bình”. Ông nghe được,
biết là thiên hạ sắp có sự đổi thay, ý trời
dành ngôi cho nhà Lý..., bèn tìm Lý Công Uẩn, khuyên nhân cơ hội này lên
làm vua.
Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết, triều thần theo ý Đào Cam Mộc đưa Lý Công Uẩn
lên ngôi. Nhà Lý thành lập, ông được phong Quốc sư. Khi ông mất, vua đã đích
thân đến chùa làm lễ siêu độ.
(Theo nguồn dữ liệu Ngân hàng tên đường: Từ điển nhân vật lịch sử Việt
Nam/Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh chủ biên; Phan Đại Doãn....- H: Giáo dục,
2006 - tr;24cm).
9. NGUYỄN TRỌNG QUYỀN (1876 - 1953)
Nguyễn Trọng Quyền (Bút danh: Mộc Quán,
Thốc Sơn, Hưng Hoành) sinh năm 1876 tại làng Thạnh Hòa, Trung Nhứt, tổng
Định Mỹ, quận Thốt Nốt, tỉnh Long Xuyên (nay là phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt,
thành phố Cần Thơ).
Tuổi trẻ ông học ở Thốt Nốt, Cần Thơ rồi gia nhập làng báo, cộng tác viết
bài cho các báo Nông Cổ mín đàm, Lục tỉnh Tân văn.
Năm 1916, ông làm thầy tuồng cho gánh
hát “Tập Ích ban” và bắt đầu sự nghiệp sáng tác kịch bản. Trong suốt 50
năm sáng tác, ông đã để lại cho sân khấu cải lương Nam bộ 85 kịch bản cải lương, 7 truyện thơ, 12 tập và trên 100 bài thơ về
răn dạy lớp trẻ.
Đặc biệt, hai vở “San Hậu” và “Phụng Nghi Đình” của ông đã được Trường Nghệ
thuật sân khấu thành phố Hồ Chí Minh đưa vào chương trình giảng dạy của nhà trường,
được coi là mẫu mực của cải lương Việt Nam.
Ông mất ngày 21 tháng 9 năm 1953 tại Châu Đốc.
(Theo nguồn dữ liệu Ngân hàng tên đường: Địa chí Cần Thơ/Tỉnh ủy, Ủy
ban nhân dân tỉnh Cần Thơ - Cần Thơ, 2002 - 935tr; 27cm).
10. NGUYÊN HỒNG (1918 - 1982)
Nhà văn. Ông xuất thân trong một gia
đình Công giáo ở Nam Định. Bố mất sớm, mẹ phải đi làm xa, cảnh nhà nghèo
túng, ông phải thôi học, năm 1934, trốn nhà ra Hải Phòng dạy học tư để kiếm sống.
Thời kỳ Mặt trận dân chủ, chịu ảnh hưởng của các chiến sĩ cộng sản và sách báo
cách mạng, ông tham gia Đoàn thanh niên dân chủ do Đảng lãnh đạo và bắt đầu viết
báo phục vụ cách mạng. Từ 1939 - 1942, ông bị thực dân Pháp bắt giam ở Bắc Mê
(Hà Giang). Năm 1943 ra tù, ông tham gia Hội Văn hóa cứu quốc. Từ 1947 - 1970,
ông công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam. Ông mất ở Yên Thế (Bắc Giang) năm 1982.
Ông là một nhà văn nổi tiếng rất sớm. Năm 1936, tiểu thuyết đầu tay Bỉ Vỏ của
ông được hoan nghênh nhiệt liệt. Trước Cách Mạng Tháng Tám ông đã khẳng định vị
trí một nhà văn hiện thực phê phán với nhiều tác phẩm như: Những ngày thơ ấu, Bảy
Hựu, Qua những màn tối, Ngọn lửa, Miếng bánh… Chủ nghĩa nhân đạo là nét xuyên
suốt sáng tác của ông. Hai tập truyện ngắn đánh dấu bước chuyển biến cách mạng
của ngòi bút ông là Địa ngục và Lò lửa. Ông còn viết bộ trường thiên tiểu thuyết
Cửa biển 4 tập, là bức tranh hoành tráng về xã hội Việt Nam những năm 1939 -
1945 với hàng chục nhân vật, hàng trăm sự kiện lịch sử, tạo nên tiếng nói mới của
tiểu thuyết Việt Nam. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, đợt 1 năm
1996.
(Theo nguồn dữ liệu Ngân hàng tên đường: Nguồn trích dẫn: Từ điển nhân
vật lịch sử Việt/Nam Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh chủ biên; Phan Đại Doãn,
Chương Thâu...- H: Giáo dục, 2006 - 647tr; 24cm).
11. NHẬT TẢO
Địa danh lịch sử chống Pháp tại tỉnh Long An, Nhật Tảo là con sông nhánh về
hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông thuộc làng Nhật Tảo, Tổng Cửu Hạ, phủ Tân An (nay là
xạ Nhựt Tân, huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An).
Tại con sông này vào ngày 11 tháng 12 năm 1891, Nguyễn Trung Trực cùng Hồ
Quang Chiêu, Nguyễn Học chỉ huy một toán nghĩa quân dùng mưu đốt tàu chiến “Hy
Vọng” của thực dân Pháp, diệt bọn lính trên tàu. Trận chiến trên sông Nhật Tảo thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Nam bộ từ
những ngày đầu giặc Pháp xâm lược nước ta.
(Theo nguồn dữ liệu Ngân hàng tên đường: Từ điển địa danh văn hóa và thắng
cảnh Việt Nam: Nguyễn Như Ý, Nguyễn Thành Chương, Bùi Thiết - H: KHXH, 2004
1223tr; 24cm)./.