Nghị quyết liên tịch 01/2002/NQLT về “Quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam - Bộ Công an ban hành

Số hiệu 01/2002/NQLT
Ngày ban hành 08/05/2002
Ngày có hiệu lực 08/05/2002
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Bộ Công An,Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Người ký Hà Thị Khiết,Lê Minh Hương
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự,Văn hóa - Xã hội

TW HỘI LHPN VIỆT NAM - BỘ CÔNG AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 01/2002/NQLT

Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2002

 

NGHỊ QUYẾT LIÊN TỊCH

GIỮA HỘI LHPN VIỆT NAM VÀ BỘ CÔNG AN VỀ “QUẢN LÝ, GIÁO DỤC CON EM TRONG GIA ĐÌNH KHÔNG PHẠM TỘI VÀ TỆ NẠN XÃ HỘI”

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX về nhiệm vụ Quốc phòng An ninh; Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP của Chính phủ về: ”Tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới”; Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm; Quyết định 150/2000/QĐ-TTg (28.12.2000) về việc phê duyệt Chương trình hành động phòng chống ma tuý giai đoạn 2001-2005; Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX; thời gian qua, các cấp hội phụ nữ đã phối hợp với lực lượng CAND đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn dân cư đã đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần hạn chế sự gia tăng của tội phạm, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tuy nhiên, tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội nhất là ma tuý còn diễn biến phức tạp; việc buông lỏng quản lý, giáo dục con em, ý thức chấp hành pháp luật, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế…đó chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc phát sinh tội phạm và tệ nạn xã hội từ trong gia đình.

Để góp phần thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, Nghị quyết 09/CP của Chính phủ về: “Tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới” , “Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm” và “Chương trình hành động phòng chống ma tuý giai đoạn 2001-2005”, đồng thời phát huy tiềm năng của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn TTATXH, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Hội LHPN Việt Nam và Bộ Công an thống nhất ra Nghị Quyết liên tịch về “Quản lý giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội”, với những nội dung phối hợp hành động giữa hai ngành trong giai đoạn 2002-2007 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

1. Phát huy vai trò của các cấp Hội phụ nữ và của lực lượng Công an nhân dân trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần giữ vững ổn định chính trị, ngăn chặn, đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Đẩy mạnh các hoạt động, phát triển các loại hình phong trào để vận động hội viên phụ nữ tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm; quản lí giáo dục con em trong gia đình không vi phạm pháp luật, gắn việc thực hiện nghị quyết liên tịch với thực hiện phong trào và 6 chương trình  công tác trọng tâm của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu “Dân giàu - nước mạnh – xã hội công bằng – dân chủ - văn minh”.

3. Xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào phụ nữ tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý từ gia đình phù hợp với các khu vực thành thị, nông thôn, từng vùng miền.

4. Tích cực tham gia xây dựng Đảng, Chính quyền, tổ chức Hội và lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh; xây dựng và củng cố các tổ chức Hội phụ nữ tham gia bảo vệ an ninh trật tự tại nơi cư trú đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

II. NỘI DUNG PHỐI HỢP

1. Tổ chức Hội phụ nữ và Công an các cấp có kế hoạch phối hợp thường xuyên tuyên truyền giáo dục, động viên cán bộ, hội viên phụ nữ và từng gia đình về ý thức phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành pháp luật và bảo vệ an ninh trật tự.

2. Phát động phong trào vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và gia đình tích cực tham gia phát hiện tố giác tội phạm, đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội như: mại dâm, tổ chức môi giới mại dâm, hiếp dâm, mua bán phụ nữ và trẻ em…

3. Tích cực cảm hoá, giáo dục, cải tạo người vi phạm pháp luật, lầm lỡ là chồng con, người thân, nhất là đối tượng phụ nữ và các đối tượng khác tại gia đình và cộng đồng dân cư.

4. Vận động hội viên phụ nữ phối hợp với Công an địa phương ngăn ngừa, hạn chế các đối tượng chưa thành niên vi phạm pháp luật, gây rối trật tự công cộng, không đua xe trái phép, chấp hành tốt luật lệ giao thông.

5. Vận động hội viên phụ nữ, các thành viên trong gia đình thực hiện 4 không với ma tuý: Không sử dụng, không sản xuất, không buôn bán, không vận chuyển ma tuý.

6. Phối hợp tham gia xây dựng Đảng, Chính quyền, Hội phụ nữ, xây dựng lực lượng CAND trong sạch vững mạnh. Lồng ghép việc thực hiện Nghị quyết số 09 và Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm, Chương trình hành động phòng chống ma tuý với các chương trình hoạt động của Hội LHPN Việt Nam; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.

III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC PHỐI HỢP HÀNH ĐỘNG

1- Hội Phụ nữ các cấp:

1.1 - Thường xuyên tuyên truyền giáo dục cho phụ nữ nhất là nữ thanh niên tinh thần yêu nước, truyền thống đại đoàn kết dân tộc, các chuẩn mực về giá trị đạo đức, lối sống tốt đẹp của dân tộc, của phụ nữ Việt Nam. Chủ động phối hợp với cơ quan Công an các cấp tăng cường giáo dục pháp luật cho các thành viên gia đình, cũng như giáo dục trách nhiệm quyền hạn và nghĩa vụ công dân trong mỗi gia đình. Đăng ký thi đua gia đình không vi phạm pháp luật, không mắc tệ nạn xã hội và không đua xe trái phép; đẩy mạnh tuyên truyền về nguy cơ tác hại của tệ nạn xã hội để mỗi gia đình chủ động phòng ngừa, đấu tranh và tăng cường quản lí, giáo dục các con em và người thân của mình.

1.2 - Chủ động phối hợp với Công an các cấp, củng cố và tăng cường hoạt động gắn với nhiệm vụ công tác Hội, phong trào phụ nữ với việc phòng ngừa, đấu tranh, phát hiện, tố giác chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội tại gia đình và địa bàn dân cư. Gắn nội dung sinh hoạt Hội với nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật và xây dựng gia đình “No ấm – bình đẳng - tiến bộ - hạnh phúc”, không có tội phạm và tệ nạn xã hội.

1.3 - Phối hợp với cơ quan Công an chủ động đề xuất với chính quyền các cấp tạo điều kiện để Hội phụ nữ tham gia tổ chức, quản lý những mô hình trung tâm xúc tiến việc làm, cơ sở từ thiện để đưa các đối tượng phụ nữ, trẻ em nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc các đối tượng sau mãn hạn tù, tập trung cải tạo và học nghề, lao động sản xuất ổn định cuộc sống; tạo điều kiện về cơ sở vật chất để Hội phụ nữ tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao cho các đối tượng trên, đồng thời liên hệ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thu nhận họ vào làm việc.

2- Công an các cấp:

2.1 -  Thường xuyên phổ biến tình hình anh ninh chính trị và TTATXH, thủ đoạn của tội phạm để nâng cao cảnh giác cho hội viên phụ nữ, tham gia tổ chức sinh hoạt chuyên đề và tuyên truyền giáo dục pháp luật cho hội viên phụ nữ trong câu lạc bộ, các buổi sinh hoạt Hội…

2.2 - Làm nòng cốt đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng chống tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội, đoàn kết các lực lượng “Phụ nữ  - Thanh niên - Mặt trận Tổ quốc – Công an - Hội nông dân – Quân đội” và các lượng khác ở cơ sở tạo sức mạnh đồng bộ trong công tác phòng ngừa ngăn chặn tội phạm và các tệ nạn xã hội, đồng thời thông báo kịp thời những đơn vị, cá nhân làm tốt về phòng ngừa ngăn chặn tội phạm, tệ nạn xã hội trong các gia đình.

2.3 - Chủ động phối hợp với Hội phụ nữ và các ngành có liên quan khảo sát nắm tình hình thực trạng các tệ nạn xã hội, nhất là ma tuý và tội phạm nảy sinh trong gia đình, làm tốt công tác quản lý, phân công, theo dõi giúp đỡ thường xuyên để có kiến thức phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời. Củng cố bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ và tổ chức hoạt động hiệu quả “Câu lạc bộ phụ nữ với pháp luật”; phát triển mạng lưới tư vấn pháp luật và giải quyết, phát hiện đơn thư, phối hợp xây dựng tổ chức Công an và Hội phụ nữ cơ sở vững mạnh, phát huy tác dụng tổ hoà giải ở cơ sở.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

Để thực hiện tốt những nội dung công tác trên, Hội LHPN Việt Nam và Bộ Công an thống nhất qui định:

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ