HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
93/2013/NQ-HĐND
|
Vĩnh Yên, ngày
16 tháng 7 năm 2013
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ MỘT SỐ ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND
CÁC CẤP TỈNH VĨNH PHÚC
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
KHOÁ XV, KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quy chế hoạt động của HĐND ban hành
kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005;
Trên cơ sở xem xét Tờ trình số: 04/TTr-HĐND
ngày 03-7-2013 của Thường trực HĐND tỉnh về đề nghị HĐND tỉnh thông qua Đề án:
Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Vĩnh
Phúc; và thảo luận,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Đổi mới và nâng cao chất lượng một số nội dung hoạt động của
HĐND các cấp tỉnh Vĩnh Phúc
1. Đổi mới cho hoạt động tham mưu cấp ủy Đảng
lãnh đạo HĐND.
2. Đổi mới hoạt động quyết định các vấn đề quan
trọng của địa phương.
3. Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND.
4. Cải tiến tổ chức kỳ họp HĐND.
5. Nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri.
6. Cải tiến hoạt động tiếp công dân, xử lý khiếu
nại, tố cáo của công dân.
7. Cải tiến phương thức hoạt động của Thường trực,
các Ban, Tổ đại biểu, đại biểu HĐND và nâng cao chất lượng hiệu quả phối hợp hoạt
động giữa HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ và các cơ quan liên quan.
8. Tăng cường các điều kiện đảm bảo hoạt động của
HĐND.
Điều 2. Nhiệm vụ, giải pháp
1. Nâng cao chất lượng tham
mưu cho các cấp ủy Đảng lãnh đạo HĐND
- Tham mưu cấp ủy Đảng về công tác quy hoạch,
đào tạo, giới thiệu bổ nhiệm, luân chuyển đội ngũ cán bộ chuyên trách của
HĐND, cán bộ là đại biểu HĐND và đội ngũ công chức tham mưu, giúp việc HĐND.
- Tham mưu cấp ủy Đảng cùng cấp tạo mọi điều kiện
cần thiết về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, về cán bộ, công chức tham mưu,
giúp việc, phục vụ đảm bảo HĐND và bộ máy tham mưu giúp việc HĐND hoạt động hiệu
quả.
- Nhiệm kỳ 2016-2021 tham mưu Thường trực cấp ủy,
Ban Thường vụ cấp ủy các cấp bố trí, sắp xếp cơ cấu tổ chức HĐND theo hướng Bí
thư hoặc Phó Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch HĐND; Phó Chủ tịch HĐND là Ủy
viên Ban Thường vụ (cấp tỉnh, cấp huyện); Phó Chủ tịch HĐND, Ủy viên Thường trực
HĐND, Trưởng, Phó các Ban HĐND tỉnh, Trưởng Ban HĐND cấp huyện, Phó Chủ tịch
HĐND cấp xã hoạt động chuyên trách; Ủy viên Thường trực, lãnh đạo các Ban HĐND,
lãnh đạo Văn phòng giúp việc HĐND tham gia cấp ủy cùng cấp. Tăng đại biểu tái cử,
đại biểu trong các cơ quan Đảng, đoàn thể, đại biểu có trình độ chuyên môn, lý
luận chính trị và kỹ năng hoạt động.
- Trước ngày khai mạc kỳ họp 01 tháng, Đảng Đoàn
HĐND, Thường trực HĐND báo cáo Ban Thường vụ cấp ủy cùng cấp cho ý kiến về nội
dung, chương trình kỳ họp HĐND; đồng thời thường xuyên báo cáo kết quả hoạt động,
những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị của HĐND.
2. Đổi mới hoạt động quyết định
các vấn đề quan trọng của địa phương
- Những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND chỉ đưa
vào chương trình kỳ họp khi chuẩn bị đúng thời hạn, thẩm quyền, trình tự, thủ tục
theo quy định của pháp luật và yêu cầu của Thường trực HĐND.
- Hồ sơ, tài liệu trình HĐND gửi đến các Ban
HĐND phải đảm bảo quy định, chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp
HĐND cấp tỉnh, 10 ngày đối với HĐND cấp huyện. Không thẩm tra nội dung gửi
không đúng.
- Thủ trưởng cơ quan trình phải bố trí thời
gian, nhân lực cung cấp thông tin phục vụ thẩm tra. Khuyến khích cấp tỉnh thẩm
tra bằng hội nghị trực tuyến với lãnh đạo chính quyền các địa phương, các
ngành. Tăng cường chuyên gia tham gia thẩm tra. Báo cáo thẩm tra phải thể hiện
rõ chính kiến, quan điểm của Ban, trong đó nêu rõ: Nội dung không tán thành,
nguyên nhân và đề xuất, kiến nghị cụ thể.
- Các Ban HĐND phải chủ động nghiên cứu, khảo
sát, thẩm tra bằng nhiều hình thức đa dạng để có thông tin chính xác, kịp thời
trước khi HĐND quyết định.
- HĐND xem xét, cho ý kiến đối với những dự án
quan trọng do UBND trình trên cơ sở chỉ đạo của Thường trực cấp ủy, Ban Thường
vụ cấp ủy trước khi triển khai thực hiện.
3. Đổi mới hoạt động giám sát của
HĐND
- Thường trực, các Ban HĐND và đại biểu HĐND phải
có kế hoạch và thực hiện kế hoạch giám sát tại địa phương nơi mình ứng cử về nội
dung chương trình giám sát HĐND quyết định tại kỳ họp cuối năm trước. Trước kỳ
họp Tổ đại biểu HĐND tổ chức nghe UBND cấp dưới trực tiếp nơi mình ứng cử báo
cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và những vấn đề
bức xúc xã hội quan tâm.
- Tăng cường hoạt động giám sát tại kỳ họp, giám
sát của Thường trực, các Ban HĐND, đại biểu HĐND trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với
Đoàn ĐBQH, Uỷ ban MTTQ và các cơ quan liên quan; tập trung giám sát ở các huyện,
phường không tổ chức HĐND. Nội dung giám sát chú trọng vào việc thực thi pháp
luật, nghị quyết của HĐND, quản lý nhà nước về đất đai, thu chi ngân sách, đầu
tư xây dựng cơ bản…
- HĐND dành ít nhất 1/3 thời gian kỳ họp để chất
vấn và trả lời chất vấn, ở cấp tỉnh truyền hình trực tiếp, ở cấp huyện, xã truyền
thanh trên Đài truyền thanh địa phương. Khi cần thiết HĐND thông qua nghị quyết
về chất vấn và trả lời chất vấn. Thường trực HĐND chủ trì phối hợp với các Ban,
các Tổ đại biểu thống nhất với UBND chọn nhóm vấn đề bức xúc, nổi cộm dư luận
xã hội, cử tri và đại biểu HĐND quan tâm để chất vấn tại kỳ họp.
- Giữa hai kỳ họp, Thường trực HĐND nghe UBND, các
cơ quan liên quan báo cáo giải trình về những vấn đề bức xúc, lời hứa và thực
hiện nghị quyết HĐND; tăng cường giải trình tại các Ban HĐND theo yêu cầu của đại
biểu, tiến tới tổ chức chất vấn giữa hai kỳ họp và truyền hình trực tiếp (đối với
cấp tỉnh); truyền thanh trên Đài Truyền thanh (cấp huyện, xã) để cử tri theo
dõi, giám sát.
- Tăng cường cuộc họp, buổi làm việc với cơ sở để
giải quyết các kiến nghị bức xúc mà cử tri và xã hội quan tâm.
- Hàng năm tăng cường cải tiến quy trình thủ tục
để nâng cao hiệu quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ
chức vụ do HĐND bầu.
4. Cải tiến tổ chức kỳ họp HĐND
- Tập trung nâng cao chất lượng chuẩn bị nội
dung kỳ họp; giữa hai kỳ họp tăng cường hoạt động khảo sát, giám sát của Thường
trực, các Ban, đại biểu nhất là đại biểu HĐND chuyên trách về các nội dung
trình kỳ họp. Mở rộng hình thức thu thập thông tin thông qua hội nghị tư vấn,
chuyên gia; gắn trách nhiệm đại biểu có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong
các hoạt động của HĐND.
- Chuẩn bị kỳ họp phải thực hiện theo đúng quy định
của Luật và các văn bản quy phạm pháp luật, Quy chế hoạt động của HĐND; gửi tài
liệu đến đại biểu HĐND nghiên cứu trước kỳ họp ít nhất 20 ngày. Khi cần thiết tổ
chức kỳ họp bất thường để bàn, quyết định về những vấn đề cấp bách, quan trọng
của địa phương.
- Chương trình kỳ họp HĐND dành tối đa 1/3 quỹ
thời gian kỳ họp trình bày văn bản. Mở rộng dân chủ trong giám sát tại kỳ họp.
Tăng cường trách nhiệm đại biểu đại diện cử tri dự kỳ họp.
5. Nâng cao chất lượng tiếp xúc
cử tri
- Cải tiến hình thức tiếp xúc cử tri theo hướng
linh hoạt, đảm bảo đại biểu HĐND tiếp xúc ở đơn vị bầu cử, nơi đại biểu ứng cử,
nơi cư trú, nơi công tác, tiếp xúc theo chuyên đề, thâm nhập cơ sở, tìm hiểu đời
sống của nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri về vấn đề đại biểu
quan tâm. Phấn đấu mỗi kỳ họp đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri tại 02 điểm trước
và sau kỳ họp. Mỗi năm tiếp xúc cử tri ít nhất 02 lần theo chuyên đề, nơi cư
trú, theo đối tượng hoặc nơi làm việc.
- Công khai nội dung, chương trình, lịch tiếp
xúc cử tri của đại biểu HĐND trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương,
tạo điều kiện cử tri tham gia; dành nhiều thời gian để cử tri tham gia phát biểu
ý kiến, kiến nghị tại hội nghị tiếp xúc cử tri; tăng cường trách nhiệm của đại
biểu HĐND trong việc tổng hợp, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri. Công khai
kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thường trực HĐND có kế hoạch theo dõi, giám sát việc thực hiện, giải quyết các
ý kiến, kiến nghị của cử tri.
6. Cải tiến hoạt động tiếp công
dân, xử lý khiếu nại tố cáo của công dân
- Hàng tháng Thường trực HĐND tiếp công dân định
kỳ; đại biểu HĐND có hình thức tiếp, gặp gỡ công dân cho phù hợp với thực tế.
- Thường trực HĐND: Giúp HĐND cùng cấp theo dõi,
đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; tổ chức và đảm bảo điều
kiện để đại biểu HĐND tiếp công dân; 6 tháng 01 lần thành lập đoàn giám sát hoặc
phân công Ban của HĐND giám sát việc thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo ở địa
phương.
- Mỗi quý Thường trực HĐND nghe UBND cùng cấp,
các cơ quan, tổ chức liên quan ở địa phương báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị của công dân. Trường hợp chậm giải quyết hoặc không thực hiện
việc giải quyết khiếu nại tố cáo thì chất vấn tại kỳ họp HĐND.
7. Tiếp tục cải tiến phương thức
làm việc của Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu, đại biểu HĐND và nâng cao chất
lượng hiệu quả phối hợp hoạt động giữa HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ và các cơ quan
liên quan
- Thực hiện tốt Quy chế phối hợp số:
08/QC/TTHĐND-UBND- ĐĐBQH-UBMTTQ ngày 05-3-2013 của Thường trực HĐND, UBND, Đoàn
ĐBQH tỉnh, Uỷ ban MTTQ tỉnh; HĐND, UBND, UBMTTQ các cấp nghiên cứu ban hành quy
chế phối hợp hoạt động của cấp mình.
- Tăng cường sự phối hợp của Thường trực, các
Ban, Tổ đại biểu, đại biểu HĐND với các cơ quan liên quan trong việc tổ chức
các hoạt động của HĐND; cải tiến phương pháp làm việc của Thường trực, các Ban
của HĐND theo hướng thực chất, phù hợp và hiệu quả; các Tổ đại biểu, đại biểu
HĐND dành thời gian thỏa đáng cho các hoạt động của HĐND.
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa HĐND với
các Ban của Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát, quản lý cán bộ đảng viên và
các nội dung có liên quan.
- Tăng cường phối hợp với Ủy ban MTTQ trong hoạt
động giám sát, khảo sát của Thường trực và các Ban HĐND. Phối hợp với Ủy ban
MTTQ các cấp cải tiến, nâng cao hoạt động tổ chức tiếp xúc cử tri.
- Duy trì chế độ giao ban giữa Thường trực HĐND
tỉnh, Thường trực HĐND cấp huyện với Thường trực HĐND các cấp trong tỉnh. Tăng
cường làm việc, trao đổi với Thường trực HĐND cấp cơ sở để thu thập thông tin,
giúp cơ sở xử lý, giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc.
- Tăng cường hoạt động nghiệp vụ, chuyên môn về
tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp. Thường trực HĐND, UBND cấp trên tăng cường
tham dự và giám sát HĐND cấp dưới, dành thời gian dự kỳ họp HĐND cấp dưới.
8. Tăng cường các điều kiện đảm
bảo hoạt động của HĐND
- Thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng hoạt động của đại
biểu HĐND, nhất là các đại biểu chưa có kinh nghiệm. Xây dựng và kiện toàn bộ
máy giúp việc, thực hiện cơ chế cung cấp, trao đổi thông tin cho các đại biểu
HĐND thông qua cơ quan giúp việc của HĐND các cấp.
- Bố trí đủ biên chế và phân công cụ thể cán bộ,
công chức tham mưu, giúp việc Thường trực HĐND và các Ban HĐND đảm bảo thiết thực,
hiệu quả, cụ thể:
+ Cấp tỉnh: Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh gồm
Chánh Văn phòng, các Phó Chánh Văn phòng; các phòng chuyên môn và nghiên cứu
thành lập Trung tâm Thông tin Tuyên truyền thuộc Văn phòng. Bố trí cán bộ, công
chức công tác tại Văn phòng đáp ứng yêu cầu số lượng và chất lượng.
+ Cấp huyện: Bố trí 01 lãnh đạo Văn phòng HĐND -
UBND chuyên trách phụ trách hoạt động của HĐND; đảm bảo tối thiểu có các chuyên
viên chuyên trách giúp việc cho Thường trực HĐND, và các Ban.
+ Cấp xã: Mỗi xã ít nhất 01 cán bộ không chuyên
trách giúp việc cho HĐND.
- Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, điều kiện
làm việc, trang thiết bị phục vụ hoạt động của HĐND và Văn phòng giúp việc
HĐND. Ngoài các chế độ theo quy định, nghiên cứu để tăng hỗ trợ cho đại biểu
HĐND, cán bộ, công chức, nhân viên giúp việc HĐND.
- Đảm bảo kinh phí phục vụ các hoạt động của
HĐND và đại biểu HĐND theo tiêu chuẩn, chế độ quy định.
- Thực hiện các hình thức khen thưởng kịp thời đối
với những đại biểu HĐND, cán bộ, công chức, nhân viên có thành tích xuất sắc
đóng góp cho hoạt động của HĐND.
Điều 3: Tổ chức thực hiện
Giao Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các Ban
HĐND, đại biểu HĐND và các cơ quan, tổ chức hữu quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghị quyết.
Nghị quyết đã được HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khoá XV,
kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 10 tháng 7 năm 2013./.