Nghị quyết 344/NQ-HĐND năm 2021 về công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai khóa XI
Số hiệu | 344/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 09/04/2021 |
Ngày có hiệu lực | 09/04/2021 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Gia Lai |
Người ký | Châu Ngọc Tuấn |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 344/NQ-HĐND |
Gia Lai, ngày 09 tháng 4 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
KHÓA XI - KỲ HỌP THỨ MƯỜI CHÍN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Trên cơ sở xem xét các báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Thường trực HĐND, các Ban HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh tại Kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. HĐND tỉnh cơ bản tán thành kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm được nêu trong các báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Thường trực HĐND, các Ban HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh.
Triển khai thực hiện các nhiệm vụ của nhiệm kỳ 2016-2021 trong bối cảnh vừa thuận lợi vừa có khó khăn, thách thức đan xen nhất là những năm cuối nhiệm kỳ dịch Covid-19 đã tác động nặng nề đến kinh tế - xã hội của tỉnh, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng; sự giám sát chặt chẽ của HĐND; sự điều hành quyết liệt của chính quyền các cấp; sự phối hợp của Mặt trận và các đoàn thể chính trị, xã hội; sự đoàn kết nhất trí và đồng thuận cao của các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh và đồng hành của các doanh nghiệp, trong 5 năm qua kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được những kết quả quan trọng, tương đối toàn diện trên các lĩnh vực. So với Nghị quyết của HĐND tỉnh đề ra, có 15/18 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và nhà nước.
1. Đối với hoạt động của các cơ quan HĐND tỉnh
Hoạt động của HĐND tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2016-2021 tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức hoạt động có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng tổ chức các kỳ họp đã được nâng lên. HĐND tỉnh đã đề cao tinh thần trách nhiệm và trí tuệ tập thể quyết định nhiều vấn đề quan trọng hợp lòng dân, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các nghị quyết của HĐND tỉnh ban hành đã kịp thời cụ thể hóa các chính sách của Trung ương khơi dậy các tiềm năng của tỉnh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, được Nhân dân đồng tình ủng hộ. Hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh ngày càng hiệu quả, đi vào chiều sâu, nhiều kiến nghị sát, đúng, có tính khả thi cao đã giúp UBND tỉnh và các địa phương kịp thời phát hiện thiếu sót và chấn chỉnh trong hoạt động điều hành; hoạt động chất vấn, giải trình giữa hai kỳ họp thu hút sự quan tâm của cử tri và Nhân dân trong tỉnh; hoạt động thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh đi vào nền nếp, chất lượng, nhiều nội dung mang tính phản biện cao; hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân được quan tâm chỉ đạo đổi mới về nội dung và phương pháp, những vấn đề bức xúc trong Nhân dân được nắm bắt kịp thời và kiến nghị các cơ quan hữu quan giải quyết có hiệu quả, được cử tri trong tỉnh ghi nhận và đánh giá cao.
Bên cạnh những kết quả đạt được, HĐND tỉnh cũng còn những hạn chế, tồn tại như: Hoạt động giám sát của Tổ đại biểu HĐND tỉnh còn lúng túng về phương pháp, nội dung, số lượng các cuộc giám sát còn ít; số đại biểu chất vấn tại các kỳ họp chưa nhiều; có nội dung chất vấn còn mang tính sự vụ. Một số ý kiến trả lời chất vấn của đại biểu tại các kỳ họp còn chung chung, chưa cụ thể. Công tác giám sát thực hiện lời hứa sau chất vấn chưa được kiểm tra, đôn đốc; việc giám sát thực hiện kiến nghị sau giám sát có lúc, có nơi chưa thường xuyên, thiếu quyết liệt, đến nay vẫn còn một số kiến nghị chưa được giải quyết xong.
2. Đối với UBND tỉnh
UBND tỉnh đã tích cực đổi mới, quyết liệt trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên tất cả các lĩnh vực. Trong năm cuối của nhiệm kỳ, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã tác động không nhỏ đến đời sống, kinh tế - xã hội của tỉnh, song dưới sự chỉ đạo linh hoạt, quyết liệt của UBND tỉnh trong triển khai quyết liệt nhiệm vụ kép vừa phòng chống dịch Covid-19 vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, do đó, kinh tế - xã hội của tỉnh trong các năm liên tục phát triển, tốc độ tăng trưởng hằng năm giai đoạn 2016-2020 tăng 7,55%; quy mô nền kinh tế năm 2020 gấp 1,63 lần so với năm 2015; GRDP bình quân đầu người đạt 51,9 triệu đồng, tăng 1,48% so với năm 2015; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 13,95%/năm, đến cuối năm 2020 gấp 1,92 lần so với năm 2015; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; an sinh xã hội được quan tâm đúng mức; văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra: tỷ lệ tăng dân số tự nhiên; tỷ lệ hộ nghèo; tỷ lệ lao động qua đào tạo; tỷ lệ bác sĩ trên vạn dân; số giường bệnh trên vạn dân; quốc phòng - an ninh được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân tiếp tục được nâng lên; bộ mặt nông thôn, đô thị không ngừng được đổi mới. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số mặt tồn tại như sau: Còn 03/18 chỉ tiêu không đạt nghị quyết HĐND tỉnh đề ra, gồm: thu nhập bình quân đầu người, kim ngạch xuất khẩu, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, nguyên nhân không đạt chủ yếu là do tác động của dịch Covid-19; một số công việc chậm được triển khai thực hiện (như đề án tái cơ cấu nông nghiệp; rà soát hiện trạng, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng;...); công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch có nơi còn buông lỏng ở một số địa phương; chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh chưa cao, mức độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và du lịch; việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển còn khó khăn, nhiều dự án thu hút đầu tư chậm triển khai và triển khai chậm tiến độ; công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường có lúc, có nơi còn buông lỏng ở một số địa phương; chất lượng giảm nghèo chưa thật sự bền vững; việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống chưa nhiều; nhiệm vụ đào tạo lao động chưa thật sự gắn với giải quyết việc làm; nhân lực, cơ sở vật chất trang thiết bị ngành y tế chuyên sâu chưa đáp ứng được yêu cầu; số bác sĩ trên vạn dân tuy đạt so với mục tiêu kế hoạch, nhưng trên thực tế nguồn nhân lực cho ngành y tế hiện nay vẫn còn thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ; chất lượng giáo dục giữa các vùng, các địa phương nhất là vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa còn chênh lệch lớn; việc rà soát, đề xuất nội dung trình các kỳ họp HĐND tỉnh có lúc chưa kịp thời, chưa đảm bảo hồ sơ, số lượng tờ trình, dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh nhưng xin rút không trình tại các kỳ họp còn nhiều;....
3. Đối với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã thực hiện tốt công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; đã tích cực chủ động, phát hiện nhiều sơ hở, thiếu sót, vi phạm trong hoạt động tư pháp cũng như trong lĩnh vực quản lý nhà nước về trật tự - xã hội. Tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, kiểm sát điều tra, truy tố các vụ án hình sự đều đạt và vượt chỉ tiêu ngành đề ra. Công tác tiếp công dân, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp được quan tâm. Thực hiện tốt công tác phối hợp với cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn có án hình sự trả hồ sơ để điều tra bổ sung và một số vụ án hình sự, dân sự bị hủy trong đó có lỗi chủ quan của Kiểm sát viên; qua phản ánh kiến nghị của công dân có tình trạng vi phạm quy định tại một số Trại tạm giam, tạm giữ trên địa bàn tỉnh.
4. Đối với Tòa án nhân dân tỉnh
Tòa án nhân dân hai cấp đã duy trì và thực hiện tốt theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tỷ lệ giải quyết án theo thủ tục tố tụng hình sự, thủ tục tố tụng dân sự và thủ tục tố tụng hành chính đều đạt và vượt so với chỉ tiêu ngành đề ra; án hình sự được xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không có trường hợp nào kết án oan sai. Các vụ án trọng điểm, án được dư luận xã hội quan tâm đều được nghiên cứu kỹ, đưa ra xét xử, đáp ứng kịp thời yêu cầu chính trị tại địa phương; Hội thẩm nhân dân hai cấp đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm góp phần quan trọng vào phán quyết của Hội đồng xét xử trong từng vụ án cụ thể... Tuy nhiên, trong số án đã giải quyết vẫn còn án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của thẩm phán; vẫn còn một số bản án tuyên không rõ, bị cơ quan Thi hành án dân sự yêu cầu giải thích, đính chính hoặc bổ sung; có đơn vị tỷ lệ giải quyết án thấp hơn so với quy định chung của hệ thống ngành Tòa án; còn có công chức bị kỷ luật, kiểm điểm rút kinh nghiệm do các sai sót trong công tác chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức công vụ; trong quá trình xét xử vẫn còn có một số sai sót, vi phạm được phát hiện qua hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân hai cấp.
Điều 2. Trên cơ sở những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và qua tổng hợp các báo cáo, thẩm tra của các Ban và ý kiến thảo luận của các đại biểu tại kỳ họp, HĐND tỉnh đề nghị trong thời gian tới các cơ quan cần tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, đổi mới phương thức hoạt động, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, cụ thể như sau:
1. Đối với hoạt động của các cơ quan HĐND tỉnh
a) Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phát huy dân chủ, chủ động, sáng tạo, công khai, minh bạch, bảo đảm HĐND thật sự là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.
b) Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đặc biệt là tăng cường giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND, những vấn đề lớn, quan trọng hoặc bức xúc trong xã hội, việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát; đẩy mạnh hoạt động chất vấn, giải trình tại phiên họp của Thường trực HĐND tỉnh.
c) Nâng cao chất lượng quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, nhất là các giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, kịp thời cụ thể hóa các chính sách của Trung ương nhằm khơi dậy các tiềm năng và nguồn lực cho phát triển; cải thiện nhanh bộ mặt đô thị và nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.
d) Tăng cường gắn bó mật thiết với cử tri và Nhân dân; nâng cao hiệu quả các hoạt động tiếp xúc cử tri, giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri.
đ) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong hoạt động của HĐND, tiếp tục kiện toàn và nâng cao chất lượng tham mưu, phục vụ của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; đảm bảo các điều kiện để đại biểu HĐND hoạt động, nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định.
e) Tăng cường phối hợp công tác giữa HĐND, các cơ quan của HĐND với UBND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tạo sự chủ động, thống nhất kịp thời trong triển khai công việc, đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn nữa.
2. Đối với UBND tỉnh
a) Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh với các giải pháp toàn diện, hiệu quả nhằm phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết của HĐND tỉnh đã đề ra.
b) Bám sát vào các chủ trương, chính sách của Trung ương, Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết của HĐND, phối hợp chặt chẽ với UBMTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trong cả giai đoạn và từng năm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong quá trình tổ chức thực hiện.