Nghị quyết 87/2008/NQ-HĐND quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo Hải Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

Số hiệu 87/2008/NQ-HĐND
Ngày ban hành 22/02/2008
Ngày có hiệu lực 03/03/2008
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Bùi Thanh Quyến
Lĩnh vực Giáo dục

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 87/2008/NQ-HĐND

Hải Dương, ngày 22 tháng 02 năm 2008

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 11

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005;

Căn cứ Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/2/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010;

Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006- 2020;

Xét đề nghị của UBND tỉnh tại tờ trình số 02/TTr- UBND ngày 09 tháng 01 năm 2008, báo cáo thẩm tra của Ban Văn hoá- Xã hội HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh,

Điều 1: Thông qua Quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo Hải Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung chính như sau:

I. Quan điểm phát triển

- Phát triển giáo dục Hải Dương theo hướng toàn diện và vững chắc; thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Đến năm 2020, Hải Dương trở thành trung tâm giáo dục-đào tạo có chất lượng, uy tín trong khu vực.

- Đa dạng hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá các loại hình giáo dục - đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu học tập của nhân dân và yêu cầu trình độ nhân lực của các ngành kinh tế - xã hội, phù hợp với khả năng điều kiện của tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục để huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục - đào tạo, xây dựng Hải Dương trở thành một xã hội học tập.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

- Củng cố vững chắc kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập Trung học cơ sở, phấn đấu cơ bản phổ cập trung học vào năm 2015 và hầu hết công dân đến tuổi 21 đạt được trình độ học vấn trung học.

- Mở rộng hệ thống dạy nghề; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các nhà trường; mở rộng và nâng cao chất lượng học ngoại ngữ.

- Phát triển cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hóa, chuẩn hoá, đồng bộ hoá và xã hội hoá; triển khai thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của các đề án phát triển giáo dục được phê duyệt, đẩy mạnh kiên cố hoá trường lớp. Đáp ứng đủ yêu cầu kinh phí, cơ sở vật chất cho việc phát triển giáo dục- đào tạo ở mức độ cao.

- Đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo có đủ nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

- Đảm bảo đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; một bộ phận có trình độ cao, năng lực sư phạm giỏi.

2. Mục tiêu cụ thể

- Ổn định cơ bản các trường công lập hiện có ở các cấp học, tiếp tục phát triển hệ thống trường học tư thục ở các khu công nghiệp và khu đụ thị mới; từng bước chuyển các trường mầm non bán công, các trường Trung học phổ thông bán công, dân lập thành trường tư thục, trước mắt ở các đụ thị. Nghiên cứu sáp nhập để thành lập các trường Trung học cơ sở theo cụm xã ở những nơi có điều kiện và có ít học sinh. Mỗi huyện, thành phố có 1 trường Trung học cơ sở chất lượng cao.

- Hoàn thiện và kiện toàn hệ thống mạng lưới các trung tâm giáo dục thường xuyên. Thành lập thêm các trường dạy nghề, Trung cấp chuyên nghiệp và 8 trường Đại học.

- Chuyển một số trường Trung học phổ thông thành Trung học phổ thông kỹ thuật khi có sự chỉ đạo của Bộ, thực hiện phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở. Các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề đều mở rộng việc dạy nghề cho người lao động. Thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề ở các huyện chưa có trung tâm.

- Nâng cấp thêm 2 trường Cao đẳng của Trung ương nằm trên địa bàn tỉnh thành trường Đại học và nâng cấp trường Cao đẳng sư phạm của tỉnh thành trường Đại học đa cấp, đa ngành. Đến 2010-2015, các trường Trung cấp chuyên nghiệp về cơ bản chuyển thành các trường Cao đẳng.

III. Các giải pháp chủ yếu

1. Tăng cường công tác quản lý và đổi mới cơ chế, chính sách giáo dục

- Tăng cường sự lónh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền; Xây dựng kịp thời, đầy đủ, phù hợp và đồng bộ các chính sách của tỉnh; Có chính sách thu hút và đào tạo nhân tài.

[...]