HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 83/NQ-HĐND
|
Hà Giang, ngày 26 tháng 04 năm 2013
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG
QUA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2011 -
2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XVI - KỲ HỌP THỨ BẢY (CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND - UBND
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ
ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 sửa đổi
bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;
Căn cứ Quyết định số
35/2009/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Điều
chỉnh chiến lược GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số
1327/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 định hướng đến năm
2030”;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BGTVT-BKH&ĐT
ngày 17 tháng 01 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn nội dung, trình tự
lập Quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông vận tải cấp tỉnh;
Căn cứ Văn bản số 6554/BGTVT-KHĐT
ngày 09 tháng 8 năm 2012 của Bộ GTVT về việc cho ý kiến Quy hoạch phát triển
GTVT giai đoạn 2012 - 2020 định hướng đến năm 2030, tỉnh Hà Giang;
Sau khi xem xét Tờ trình số
42/TTr-UBND ngày 12 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban
nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch phát triển GTVT giai đoạn 2012 - 2020
định hướng đến năm 2030, tỉnh Hà Giang;
Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đã
thảo luận và nhất trí,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Thông qua Quy hoạch phát triển Giao thông vận
tải tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 (có các chỉ
tiêu Quy hoạch kèm theo).
Điều 2.
Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 23
tháng 4 năm 2013.
Điều 3.
Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang giao cho Ủy
ban nhân dân tỉnh hoàn thiện và phê duyệt theo quy định của pháp luật hiện
hành; giao cho Thường trực HĐND, các Ban HĐND, đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc
thực hiện nghị quyết này.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân
tỉnh Hà Giang khóa XVI, Kỳ họp thứ Bảy (chuyên đề) thông
qua ngày 23 tháng 4 năm 2013.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Giao thông vận tải;
- TTr Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn đại biểu QH tỉnh HG;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- HĐND, UBND, UBMTTQVN các huyện, thành phố;
- Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh;
- Trung tâm TT - VP Đoàn ĐBQH-HĐND tỉnh;
- Chuyên viên HĐND tỉnh;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Vương Mí Vàng
|
QUY HOẠCH
CHỈ
TIÊU PHÁT TRIỂN GTVT GIAI ĐOẠN 2011 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030, TỈNH HÀ
GIANG
(Kèm theo Nghị quyết số 83/NQ-HĐND ngày 26/4/2013 của HĐND tỉnh)
1. Quan điểm:
a) Quy hoạch
phát triển giao thông vận tải phải phù hợp với quy hoạch phát triển KT - XH vùng, chiến lược và quy hoạch phát triển giao thông vận tải
quốc gia, các quy hoạch chuyên ngành đã được phê duyệt, những
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; đảm bảo thực hiện tốt Nghị quyết đại
hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV nhiệm kỳ 2010 - 2015 cùng các chương trình mục tiêu
phát triển KT-XH của tỉnh; đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Ưu tiên đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông với bước đột phá mạnh mẽ đáp ứng
yêu cầu GTVT đi trước một bước; tập trung đầu tư dứt điểm những công trình quan
trọng bức thiết có vai trò động lực phát triển kinh tế-xã hội; phát triển nhanh
và bền vững; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phải
phù hợp với phát triển phương tiện vận tải; ứng dụng công
nghệ mới, vật liệu mới và từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông.
b) Phát triển hệ thống giao thông một
cách đồng bộ, đảm bảo gắn kết với quy hoạch dân cư nhằm từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn; gắn kết với tiềm năng
phát triển du lịch và với các địa phương trong, ngoài tỉnh; chú
trọng phát triển giao thông vùng biên
giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc có điều kiện sống khó khăn.
c) Phát triển vận tải theo hướng thị
trường, cạnh tranh lành mạnh; nâng cao chất lượng dịch vụ, chi phí hợp lý và
giá cả hợp lý, an toàn; sử dụng phương tiện tiết kiệm năng
lượng và năng lượng sạch để giảm thiểu tác động môi trường;
tạo điều kiện để phát triển các cơ sở công nghiệp GTVT; từng
bước phát triển các ngành dịch vụ vận tải tiên tiến như đa phương thức và dịch
vụ logicstic.
d) Phát huy nội lực từ nhiều nguồn
khác nhau, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển GTVT dưới nhiều hình
thức; chú trọng công tác bảo trì nhằm khai thác có hiệu quả năng lực kết cấu hạ tầng giao thông hiện có; phát triển nhanh và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong xây dựng và quản
lý giao thông; dành quỹ đất hợp lý cho phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông; tăng cường công tác đảm bảo hành lang
an toàn giao thông; kiềm chế tiến tới giảm thiểu tai nạn giao thông; chủ động ứng
phó có hiệu quả đối với biến đổi khí hậu.
2. Mục tiêu của quy hoạch:
a) Giai đoạn 2011-2020.
Về vận tải: đáp ứng nhu cầu vận tải với chất lượng ngày càng
cao, bảo đảm an toàn. Khối lượng vận tải hàng hóa đến 2020 đạt 5,97 triệu tấn, tăng bình quân 17,1%/năm. Khối lượng vận chuyển
hành khách đến 2020 đạt 6,4 triệu lượt HK, tăng bình quân
18%/năm.
Về kết cấu hạ tầng giao
thông:
Đường bộ:
+ Đưa vào cấp hệ
thống quốc lộ và đường tỉnh hiện có: Quốc lộ tối thiểu đạt cấp IV, thay thế toàn bộ cầu yếu; đường tỉnh tối thiểu đạt cấp V, 100% mặt đường được cứng hóa bằng
nhựa hoặc bê tông xi măng, thay thế cầu yếu và cống
tạm. Nâng cấp một số tuyến đường huyện quan trọng lên đường tỉnh, tối thiểu đạt cấp V, 100% mặt đường được cứng hóa bằng nhựa hoặc bê tông
xi măng; xây dựng tuyến tránh quốc lộ qua các thị trấn huyện.
+ Giao thông nông thôn: Cải tạo, nâng
cấp các tuyến đường huyện, đường ra các cửa khẩu đảm bảo lưu thông quanh năm;
nâng cấp một số tuyến đường liên xã, đường xã trọng yếu lên đường huyện; cải tạo,
mở mới các tuyến giao thông kết nối đến trung tâm các cụm
xã, vùng kinh tế trọng điểm và thôn bản. 100% đường huyện,
tối thiểu 80% đường liên xã, đường trục xã được cứng hóa bằng
nhựa hoặc bê tông xi măng. Các tuyến đường huyện, đường xã từng bước được thực
hiện bảo trì theo quy trình.
+ Giao thông đô thị: Phát triển, nâng
cao chất lượng giao thông đô thị theo hướng hiện đại và tuân thủ quy hoạch đô
thị đã phê duyệt; 100% các tuyến đường trong các khu dân cư tập trung, thị trấn,
thị tứ được cứng hóa bằng nhựa hoặc bê tông; xi măng, hoàn
thiện hệ thống cống, rãnh thoát nước, lát gạch vỉa hè. Chỉ tiêu quỹ đất giành cho giao thông
đối với đô thị loại III đạt 18-20%; đô thị loại IV, loại V đạt 16-18% đất xây dựng
đô thị.
Đường thủy: Nghiên cứu xây dựng bến (cảng)
đường thủy nội địa tại huyện Bắc Mê phục vụ du lịch và vận chuyển hàng hóa trong vùng hồ thủy điện Na Hang theo tuyến Bắc Mê - Na Hang.
Phương tiện vận tải: Phương tiện vận tải hàng hóa tăng bình quân khoảng 9% năm. Phương tiện
hành khách tăng bình quân 4% năm.
b) Giai đoạn 2021-2030
Vận tải:
Thỏa mãn nhu cầu và dịch vụ vận tải của xã hội với chất lượng
cao, giá thành hợp lý, nhanh chóng và an toàn; hạn chế thấp
nhất tai nạn giao thông; giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Khối lượng vận tải hàng
hóa đến 2030 đạt 15,50 triệu tấn, tăng bình quân 10%/năm. Khối lượng vận chuyển
hành khách đến 2030 đạt 16,6 triệu lượt HK, tăng trưởng bình quân 10%/năm.
Kết cấu hạ tầng giao thông: Cơ bản hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ trên địa bàn tỉnh; tiếp tục phát triển các công trình kết cấu hạ tầng giao
thông theo quy hoạch. 100% đường tỉnh, đường huyện, đường xã và đường thôn xóm
được cứng hóa bằng nhựa hoặc bê tông xi măng. Đường tỉnh tối thiểu cấp IV, đường
huyện tối thiểu đạt cấp V; đường xã tối thiểu
đạt cấp VI, đường thôn xóm đạt tối thiểu loại A giao thông
nông thôn.
Phương tiện vận tải: Phương tiện vận tải hàng hóa tăng bình quân 8% năm. Phương tiện hành
khách tăng bình quân 3,5% năm.
3. Quy hoạch phát triển
KCHTGT.
a) Đường bộ
- Hệ thống quốc lộ:
Thực hiện theo Quyết định số
1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 phê duyệt quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt
Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
+ Quốc lộ 2: Duy trì tuyến tiêu chuẩn cấp III; xây
dựng các đoạn tránh đô thị qua TP. Hà Giang, TT. Việt Quang và TT. Vị Xuyên theo quy hoạch đô thị.
+ Quốc lộ 279: mở rộng, nâng cấp đoạn từ cao tốc Hà Nội - Lào Cai đến giao quốc lộ 2 đạt cấp III, 2 làn xe; các đoạn còn lại tối thiểu đạt cấp IV, xây dựng tuyến tránh TT. Việt Quang theo quy hoạch đô thị; thay cầu yếu
theo tiêu chuẩn HL93.
+ Quốc lộ 34: Nâng cấp các đoạn Km4-Km535, Km55-km73 đạt cấp IV, mặt bê tông nhựa.
+ Quốc
lộ 4C: Nâng cấp các đoạn tuyến đạt
cấp IV, mặt bê tông nhựa; xây dựng các tuyến tránh TT. Quản
Bạ. TT. Yên Minh, TT. Đồng Văn theo quy hoạch đô thị thay các cầu yếu theo tiêu
chuẩn HL93.
+ Quốc lộ 4 (đoạn nối Hà Giang-Lào Cai): Hoàn thành xây dựng tuyến
đạt cấp IV; xây dựng các cầu trên tuyến đạt tiêu chuẩn HL93.
+ Nâng một số tuyến lên quốc lộ:
Tuyến từ Xín Mần-Yên Bình-Đồng Yên
(Yên Bái) (địa phận Hà Giang khoảng
94km): Kết hợp với tỉnh Yên Bái đề nghị đưa lên quốc lộ;
nâng cấp cải tạo tuyến đạt cấp IV.
Tuyến Na Hang-Minh Ngọc-Mậu
Duệ-Mèo Vạc (khoảng 125km kết nối QL279 và QL4C): Kết hợp với tỉnh
Tuyên Quang đề nghị đưa lên quốc lộ; nâng cấp cải tạo tuyến đạt cấp IV.
- Hệ thống đường
tỉnh:
+ ĐT176
(Yên Minh - Mậu Duệ - Mèo Vạc): Nâng cấp toàn tuyến đạt cấp V, mặt rải nhựa. Ưu tiên đoạn km29-km47; xây cầu
Muôn Vải đạt tiêu chuẩn HL93, khổ 9m.
+ ĐT177 (Đường tỉnh Bắc Quang-Xín
Mần): Nâng cấp toàn tuyến đạt cấp
V, rải nhựa; xây dựng mới: cầu km12,
cầu Nậm Dịch, cầu Suối Đỏ, cầu km83 và cầu Cốc Pài đạt tiêu chuẩn HL93, khổ
7-9m.
+ ĐT178 (Yên Bình - Cốc Pài): Nâng cấp toàn tuyến dài
63km đạt cấp V, rải nhựa; xây dựng mới: cầu Nậm Tráng, cầu Khâu Lầu, cầu Bản
Ngò đạt tiêu chuẩn HL93, khổ 7 - 9m.
+ ĐT183 (Vĩnh Tuy - Đồng Yên - Yên
Bình): Nâng cấp toàn tuyến đạt cấp
V, rải nhựa.
+ ĐT184 (Kim Ngọc - Hà Giang): Nâng cấp toàn tuyến đạt cấp V, rải nhựa.
+ Nâng một số tuyến đường huyện
thành đường tỉnh:
+ Minh Ngọc - Mậu Duệ (dài 73km). Giai đoạn 2011-2020: Nâng cấp toàn tuyến đạt cấp VI, rải nhựa; Ưu tiên đoạn km0 - km38.
+ Bắc Mê - Na Hang (dài 31km). Giai đoạn 2011-2020: Nâng cấp toàn tuyến đạt cấp V, rải nhựa. Ưu tiên
nâng cấp đoạn km21 - km31.
+ Ngọc Đường (TP.Hà Giang)-Tùng Bá-Trảng Kìm (Quản Bạ) (dài 51km). Giai đoạn 2011-2020: Nâng cấp toàn tuyến đạt cấp VI, rải nhựa.
+ Việt Lâm (Vị Xuyên) - Tùng Sán
(Hoàng Su Phì) (dài 36,5km). Giai đoạn 2011-2020: Nâng
cấp rải nhựa đoạn Thượng Sơn-Tùng Sán 17km, đạt cấp VI.
+ Nậm Dịch (Hoàng Su Phì)-Nà Chì
(Xín Mần) (dài 48,3km): Nâng cấp rải nhựa đoạn Hồ Thầu-Quảng Nguyên 20km đạt cấp VI; nâng cấp rải nhựa đoạn
Quảng Nguyên- Nà Chì dài 14,3km đạt cấp IV.
- Hệ thống đường
giao thông nông thôn:
Thực hiện theo chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Hoàn thiện hệ thống
đường liên thôn bản, thôn bản, phấn đấu ít nhất 80% đường
ô tô đi được; tập trung xây dựng mới kết hợp với cải tạo, nâng cấp hệ thống đường phục vụ công tác quản lý biên giới.
Đường huyện 100% và tối thiểu 80% đường trục xã được cứng hóa bằng nhựa hoặc bê tông xi măng; đường huyện tối thiểu
đạt cấp VI đường xã tối thiểu cấp VI.
Hệ thống cầu cống trên các tuyến đường huyện, đường xã được
xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường
quy hoạch. 60% đường thôn bản được cứng hóa, đạt loại B-GTNT trở
lên. 50% đường trục chính nội đồng được cứng hóa đạt tiêu chuẩn cấp C. Đảm bảo công tác bảo trì đường huyện, đường xã
theo quy định.
- Hệ thống đường
đô thị:
Xây dựng hệ thống giao thông theo quy
hoạch đô thị đã phê duyệt. Đảm bảo quỹ đất cho đường và giao
thông tĩnh đạt 20-25% đất xây dựng đô thị; trục tuyến chính đạt quy mô 4 làn xe
trở lên; Xây dựng đường vành đai TP.Hà Giang; mở mới các đoạn tránh khu vực đô
thị của quốc lộ và đường tỉnh phù hợp với quy hoạch không gian đô thị đã phê
duyệt.
- Quy hoạch kết cấu hạ tầng bến bãi, điểm đỗ dừng xe:
Bến xe:
Xây dựng bến xe khách tại khu vực phía nam TP.Hà Giang, xóa bỏ các bến xe tạm.
Mỗi huyện có ít nhất một bến xe loại 5; xây dựng bến xe loại 4 đối với các huyện
có các tuyến xe liên tỉnh. Mỗi cụm xã hoặc xã cần có điểm dừng, đỗ xe trên các
tuyến đường.
Bãi đỗ xe: Quy hoạch xây dựng các bến, bãi đỗ xe tĩnh để đáp
ứng nhu cầu dừng đỗ. Mỗi thị trấn có ít nhất một bãi đỗ cho xe ô tô con và một
bãi đỗ xe cho xe tải, mỗi xã nơi tập trung đông dân cư cần có một bãi đỗ xe tải
chở hàng, quy mô bãi đỗ căn cứ vào lượng xe trên từng thị trấn, từng xã. Riêng
TP.Hà Giang, mỗi phường cần xây dựng bãi đỗ cho xe con và bãi đỗ xe tải gần các
trung tâm thương mại, chợ đầu mối hoặc các vị trí trên đường vành đai.
Từng bước hình thành các điểm dừng
xe, trạm nghỉ trên hệ thống quốc lộ và tỉnh lộ căn cứ theo nhu cầu thực tế và
quy hoạch được duyệt.
- Đường hành lang
biên giới và đường tuần tra biên giới:
Thực hiện theo Quyết
định số 567/QĐ-TTg ngày 8/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống đường ra biên giới, đường hành lang biên giới Việt-Trung và Quyết định 313/QĐ-TTg ngày 14/3/2007 phê duyệt Đề án quy hoạch xây dựng đường
TTBG đất liền giai đoạn 2006-2010 và các
giai đoạn tiếp theo.
Đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới
và hoàn chỉnh tuyến đường hành lang biên giới dựa trên QL4C và QL4 dài khoảng
330km. Xây dựng đường ra cửa khẩu: 5 tuyến/100km quy
mô loại A đến cấp VI, đường nối đường hành lang biên giới với đường
tuần tra biên giới: 23 tuyến/319km quy mô loại A đến cấp VI. Tiếp tục triển
khai xây dựng đường tuần tra biên giới.
- Xây dựng cầu lớn: Xây dựng cầu Bình Vàng vượt sông Lô nối QL2 với đường tỉnh Hà Giang -
Kim Ngọc.
b) Đường thủy nội
địa:
Xây dựng bến (cảng) tại huyện Bắc Mê
phục vụ du lịch và vận chuyển hàng trên vùng hồ thủy điện
Na Hang theo tuyến Bắc Mê - Na Hang; khi các vùng hồ thủy điện hình thành,
nghiên cứu phát triển các bến thủy để
khai thác và phục vụ du lịch lòng hồ.
4. Quy hoạch phát triển vận tải
và phương tiện:
a) Vận tải:
Đường bộ: Vận tải hàng hóa: Tập trung đầu tư, phát triển và
nâng cao chất lượng các luồng tuyến vận tải liên tỉnh và nội
tỉnh qua các quốc lộ và đường tỉnh. Vận tải hành khách: Duy trì và phát triển
các tuyến hiện có, mở mới các tuyến vận tải nếu có nhu cầu
trên nguyên tắc: kinh doanh vận tải đúng tuyến, đón trả
khách tại bến đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách. Tăng cường các chuyến vận
tải khách chất lượng cao.
Đường thủy nội địa: Khai thác vận tải đường thủy tuyến Bắc Mê - Na Hang, khi một số hồ thủy
điện hình thành cần nghiên cứu để khai thác du lịch lòng hồ.
b) Phương tiện vận
tải
Đường bộ:
Đưa vào sử dụng các loại xe chất lượng cao, kiên quyết loại bỏ xe quá niên hạn
sử dụng gây mất ATGT.
Đường thủy nội địa: Phát triển các phương tiện thủy có trọng tải nhỏ khai thác phù hợp với
đặc điểm sông nhỏ và hẹp độ dốc lớn.
c) Tổ chức giao
thông đô thị: Sử dụng công nghệ và các trang thiết
bị hiện đại như tín hiệu, đài điều khiển, hệ thống camera... đảm bảo an toàn và
bảo vệ môi trường. Nghiên cứu tổ chức giao thông công cộng nội thị bằng xe buýt
tại TP.Hà Giang. Nghiên cứu tổ chức các tuyến xe buýt công
cộng từ TP.Hà Giang tới các trung tâm huyện và các khu đầu mối giao thông lớn, các cụm xã, các xã và kết nối với các huyện, tỉnh liền
kề.
5. Công nghiệp vận tải:
Củng cố các cơ sở hiện có, tổ chức
đào tạo, nâng cao tay nghề cho lao động công nghiệp GTVT tại địa phương. Nâng cấp
và xây dựng xưởng sửa chữa nhỏ ôtô tải và khách tại mỗi huyện. Phát triển một số
cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy tải trọng nhỏ.
6. Trung tâm đăng kiểm, đào tạo
sát hạch điều khiển phương tiện
Trung tâm đăng kiểm cơ giới đường
bộ: Chuyển Trung tâm đăng kiểm Hà Giang hiện tại đến
vị trí mới có diện tích thích hợp. Nâng cấp, hiện đại hóa
Trung tâm.
Đăng kiểm phương tiện thủy nội
địa: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật để
người dân thấy được sự cần thiết về việc đăng ký và kiểm
tra quản lý các phương tiện thủy nội địa hoạt động trên sông hồ.
Các cơ sở sát hạch, đào tạo lái
xe: Nâng cấp, đầu tư hiện đại hóa các trung tâm
đào tạo, sát hạch lái xe hiện có. Xây dựng mới thêm 01 trung tâm đào tạo, sát hạch
lái xe loại 3 tại TT.Việt Quang.
7. Công tác bảo đảm trật tự an
toàn giao thông.
Thực hiện chiến lược quốc gia bảo đảm
trật tự ATGT đường bộ đến 2020 và tầm nhìn đến 2030; Nghị quyết 88/NQ-CP về
tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm TT, ATGT. Đẩy mạnh tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trật tự ATGT. Tăng
cường cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự ATGT. Duy trì, thường
xuyên các chiến dịch xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trật tự ATGT.
8. Nhu cầu về quỹ đất và vốn đầu
tư cho GTVT:
a) Nhu cầu về đất
cho giao thông:
Dự tính quỹ đất giành cho giao thông: Giai đoạn 2011-2020: Tổng quỹ đất 16080.3ha, trong đó: đất nền:
5855.6ha; đất bảo trì: 1976.6ha; đất hành lang an toàn đường
bộ: 8248.2ha. Giai đoạn 2021-2030: Tổng quỹ đất 16279.0ha, trong đó: đất nền:
5970.5ha; đất bảo trì: 1974.2ha; đất hành lang an toàn đường bộ: 8334.3ha.
b) Nhu cầu vốn đầu
tư:
Dự tính tổng vốn xây dựng cầu, đường giao thông, bao gồm cả xây dựng mới và đầu tư
nâng cấp, bảo trì trong giai đoạn 2011-2020 khoảng 49.576 tỷ đồng:
- Giai đoạn 2011-2020: 24.951,6 tỷ (Quốc lộ: 8.202,8 tỷ đồng; đường địa
phương: 16.748,8 tỷ đồng).
- Giai đoạn 2021-2030: 25.074,6 tỷ (Quốc lộ: 1.184,4 tỷ đồng; đường địa
phương: 23.890,3 tỷ đồng).
- Giai đoạn 2011-2015: 9.150,9 tỷ đồng (Quốc lộ: 2.785,1 tỷ đồng; đường địa phương: 6.365,9 tỷ
đồng).
9. Các giải pháp và chính sách
thực hiện quy hoạch giao thông:
- Giải pháp, chính sách quản lý
quy hoạch: Căn cứ vào điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
phát triển Giao thông vận tải giai đoạn 2010-2020, định hướng
đến năm 2030, các huyện, thành phố cần xây dựng quy hoạch phát triển GTVT và cụ
thể hóa thành kế hoạch 5 năm và hàng năm và xác định và cắm
mốc chỉ giới, giành quỹ đất để mở rộng, nâng cấp các công trình giao thông sau
này.
- Giải pháp, chính sách về vốn: Khuyến khích các thành phần kinh tế nhằm huy động tối đa các lực vào đầu
tư phát triển KCHT giao thông. Đẩy mạnh việc huy động vốn từ khai thác quỹ đất
dọc các công trình giao thông, đặc biệt tại các khu vực đông dân cư. Phát triển
phương tiện, các dịch vụ vận tải do doanh nghiệp và tư
nhân đầu tư. Khai thác, phát huy hiệu quả tối đa các nguồn nội lực gắn với cơ
chế thu hút đầu tư thông qua các chương trình, dự án. Thực hiện phân cấp quản
lý vốn trong đầu tư xây dựng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Giải pháp chính sách bảo trì đường
bộ: Bảo trì KCHTGT theo đúng quy trình, quy định.
Nghiên cứu áp dụng hình thức khoán quản lý, bảo trì đường bộ theo mục tiêu chất
lượng. Đối với GTNT cần phân chia rõ trách nhiệm quản lý,
bảo trì giữa các cấp; sử dụng nguồn lực đóng góp của cộng
đồng dân cư địa phương để bảo trì theo quy trình kỹ thuật.
- Giải pháp chính sách đảm bảo an toàn giao thông: Tăng cường
công tác quản lý đường bộ, bảo vệ hành lang an toàn giao thông. Quản lý tốt các
hoạt động chở khách đường bộ và đường thủy; lập hệ thống cứu hộ, cứu nạn giao thông. Tăng cường kiểm soát người điều khiển phương tiện cơ giới. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hiểu biết những quy định về TT, ATGT.
- Giải pháp chính sách khoa học công
nghệ và bảo vệ môi trường: Khuyến khích và sử dụng và
áp dụng công nghệ tiên tiến trong xây dựng, bảo trì các công trình giảm TNGT và
ô nhiễm môi trường. Khuyến khích phát triển mặt đường BTXM với hệ thống đường xã, thôn, xóm và đường có tải trọng thấp.
- Giải pháp chính sách phát triển
nguồn nhân lực: Nâng cao năng lực
quản lý của đội ngũ cán bộ cấp huyện; ưu tiên cho các xã vùng sâu, vùng xa cán
bộ phụ trách giao thông có trình độ chuyên môn./.