Thứ 6, Ngày 08/11/2024

Nghị quyết 354/NQ-HĐND năm 2010 thông qua Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2015 và có xét đến năm 2020

Số hiệu 354/NQ-HĐND
Ngày ban hành 10/12/2010
Ngày có hiệu lực 20/12/2010
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Thào Xuân Sùng
Lĩnh vực Thương mại

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 354/NQ-HĐND

Sơn La, ngày 10 tháng 12 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 384/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 42/2005/QĐ-BCN ngày 30 tháng 12 năm 2005 của Bộ Công nghiệp về việc ban hành Quy định nội dung, trình tự và thủ tục lập và thẩm định quy hoạch phát triển điện lực;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 208/TTr-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2010; Báo cáo thẩm tra số 614/BC-KTNS ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh; tổng hợp ý kiến thảo luận của các vị đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2015 và có xét đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Các quan điểm và tiêu chuẩn thiết kế

1.1. Hệ thống truyền tải điện cao thế

- Lưới điện 220kV, 110kv được thiết kế mạch vòng, mỗi trạm được cấp điện ít nhất từ 2 đường dây.

- Đảm bảo độ dự phòng, các trạm 220kV đều được thiết kế có quy mô từ 2 máy biến thế trở lên, trong chế độ vận hành bình thường mang tải tối đa 75% công suất đặt.

- Các trạm 110kV, quy mô trạm từ 2 máy biến thế trở lên, dùng các máy biến thế có công suất ≥ 16MVA phù hợp với mật độ phụ tải của từng khu vực, đảm bảo vận hành bình thường ở mức 65-70% công suất đặt.

- Đối với lưới 220 kV sử dụng dây dẫn có tiết diện tương đương dây dẫn ≥ AC-400mm2, XLPE-1200 mm2 hoặc dây phân pha AC-2x330mm2.

- Đối với lưới 110 kV sử dụng dây nhôm lõi thép (AC) có tiết diện tương đương dây dẫn ≥ AC-185 mm2.

1.2. Hệ thống truyền tải điện trung thế

- Đưa toàn bộ lưới điện tại các địa bàn thành phố, các khu đô thị, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp về điện áp quy chuẩn 22kV; Cải tạo lưới 6, 10 kV sang 22 kV; Các khu vực còn lại cho phép tồn tại cấp điện áp 35kV, 22kV, nhưng lưới điện phải được xây dựng theo quy chuẩn để chuyển thành lưới 22kV trong giai đoạn 2011 - 2015.

- Lưới điện trung thế ở các thị xã, thị trấn huyện, các khu đô thị mới và các khu công nghiệp được thiết kế mạch vòng vận hành hở. Riêng khu vực nông thôn có thể cho phép kết cấu lưới theo kiểu hình tia.

- Các đường trục trung thế mạch vòng (vận hành hở) ở chế độ làm việc bình thường chỉ mang tải từ 60 - 70% công suất so với công suất mang tải cực đại để đảm bảo an toàn cấp điện khi có sự cố.

- Đường dây trung áp đi qua rừng đặc dụng, các khu vực nông trường trồng cây công nghiệp dùng dây nhôm bọc.

- Tiết diện dây dẫn: Đường dây 35kV sử dụng đường trục, dùng dây có tiết diện ≥ 95mm2; đường nhánh có tiết diện ≥ 50mm2. Đường dây 22kV, Khu vực thành phố, đường trục dùng dây có tiết diện ≥ 120mm2, đường nhánh có tiết diện ≥ 70mm2. Khu vực các huyện đường trục có tiết diện ≥ 95mm2, đường nhánh có tiết diện ≥ 50mm2.

- Gam máy biến áp phân phối: Chọn phổ biến loại ≥ 31,5 kVA cho vùng nông thôn và ≥ 100kVA cho khu vực đô thị. Đối với các khu đô thị mới, nhà cao tầng có thể dùng trạm biến áp với 2 máy biến áp công suất 250, 400, 630, 750, 1000kVA với hệ số mang tải từ 65% trở lên. Các trạm chuyên dùng của khách hàng theo quy mô phụ tải sẽ được thiết kế với gam máy thích hợp.

- Tổn thất điện áp lưới trung thế cho phép: Đối với các đường dây trung thế mạch vòng, khi vận hành hở, tổn thất điện áp tại hộ xa nhất £ 5% ở chế độ vận hành bình thường và không quá 10% ở chế độ sau sự cố. Đối với các đường dây trung thế hình tia, tổn thất điện áp cuối đường dây £ 5%.

1.3. Lưới điện hạ thế: Áp dụng hệ thống hạ áp 220/380V ba pha 4 dây có trung tính nối đất trực tiếp:

[...]