HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
15/2011/NQ-HĐND
|
Phú
Thọ, ngày 18 tháng 8 năm 2011
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH PHÚ
THỌ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ HAI
Căn cứ Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật
Điện lực;
Căn cứ Quyết
định số 1855/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2050;
Căn cứ Quyết
định 1107/2006/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt quy hoạch các Khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 có xét đến 2020;
Căn cứ Quyết
định số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
Căn cứ Quyết
định số 1280/2011/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến
năm 2030;
Sau khi xem
xét Tờ trình số 2317/TTr-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Phú Thọ về Đề nghị thông qua "Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2011- 2015, có xét đền 2020"; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế
và ngân sách, và thảo luận,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán
thành thông qua Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 -
2015, có xét đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu
và yêu cầu:
- Mục tiêu: Đảm
bảo sự phát triển cân đối đồng bộ giữa phát triển nguồn và lưới điện, đảm bảo
cung cấp điện cho phụ tải với chất lượng tốt, tin cậy, hiệu quả, đáp ứng được
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật,
độ tin cậy, kinh tế trong công tác thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo vệ, bảo dưỡng
hệ thống điện, Đến năm 2015 điện năng thương phẩm 2.470 triệu kWh, đến năm 2020
điện năng thương phẩm 4.190 triệu kWh.
- Yêu cầu: Kế
thừa và phát triển những nghiên cứu trong Quy hoạch cũ đã được duyệt; cân đối đủ
nguồn cấp điện có dự phòng cho phụ tải của tỉnh; phát triển mạng lưới điện nhằm
nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng, lưới điện phát có
dự trữ và tính linh hoạt cao, cung cấp điện an toàn, ổn định, đảm bảo chất lượng
điện năng, gắn kết lưới điện của tỉnh với các tỉnh lân cận, từng bước hiện đại
hóa lưới điện, xây dựng lưới điện phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh đến năm 2020, phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống điện Việt
Nam.
2. Dự báo
nhu cầu điện và phân vùng phụ tải:
- Dự báo nhu cầu
điện đến năm 2020;
+ Năm 2015: Dự
báo công suất cực đại Pmax = 490MVA, điện năng thương phẩm 2.470 triệu
kWh, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011- 2015 là 15,1%, điện
năng bình quân đầu người là 1.502kWh.
+ Năm 2020: Dự
báo công suất cực đại Pmax =779MVA, điện năng thương phẩm 4.190 triệu
kWh, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 là 11,4%, điện
năng bình quân đầu người là 2.812kWh,
- Phân vùng phụ
tải:
+ Vùng phụ tải
I: Gồm phụ tải thành phố Việt Trì và các huyện: Phù Ninh, Lâm Thao.
+ Vùng phụ tải
II: Gồm phụ tải thị xã Phú Thọ và các huyện: Thanh Ba, Hạ Hoà, Đoan Hùng, Cẩm
Khê.
+ Vùng phụ tải
III: Gồm phụ tải các huyện: Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập.
3. Phát triển
nguồn điện:
- Xây dựng nhà
máy nhiệt điện tại xã Trị Quận, huyện Phù Ninh công suất 600MW dự kiến phát điện
năm 2016.
- Dự kiến lắp đặt
700 máy thủy điện cực nhỏ, công suất mỗi máy đến 500W và 200 dàn pin mặt trời
công suất mỗi dàn đến 300W cấp điện cho những hộ dân quá xa lưới điện quốc gia.
4. Phát triển
lưới điện:
a) Giai đoạn
2011 - 2015:
- Lưới điện
500kV: Xây dựng mới trạm 500kV Việt Trì công suất 2x450MVA; Xây dựng mới 80 km
đường dây 500kV mạch kép Sơn La - Việt Trì - Hiệp Hòa.
- Lưới điện
220kV: Xây dựng mới trạm 220kV Phú Thọ công suất 250MVA; cải tạo nâng công suất
trạm 220kV Việt Trì, công suất tăng thêm 125 MVA; xây dựng mới 16 km đường dây
22kV.
- Lưới điện
110kV:
+ Xây dựng mới
8 trạm biến áp tổng công suất 215MVA, gồm các trạm biến áp: Việt Trì 2:
1x40MVA, Hợp Hải: 1x25MVA, Cẩm Khê: 1x25MVA, Ethanol: 1x25MVA, Yến Mao:
1x25MVA, Tam Nông: 1x25MVA, Giáp Lai; 1x25MVA, Đoan Hùng: 1x25MVA. Xây dựng
95,9 km đường dây đấu nối các trạm và cải tạo tiết diện dây 14,5km.
+ Xây dựng hoàn
thiện 03 trạm biến áp, gồm các trạm biến áp: Trung Hà: 1x25MVA, Phù Ninh: 1x40
MVA, Bạch Hạc: 2x63MVA.
+ Nâng công suất
tăng thêm 83 MVA gồm các trạm biến áp: Phú Thọ 40MVA, Suppe: 18MVA, Đồng Xuân:
25MVA.
- Lưới điện
trung áp: Xây dựng mới: 1.008 trạm biến áp 35/0.4kV; 22/0,4kV và 10 (22)/04kV với
tổng công suất 302,47MVA và 605,56 km đường dây trung áp trong đó 27,12 km cáp
ngầm. Cải tạo toàn bộ lưới điện 6kV và một phần lưới điện 10kV lên cấp điện áp
22kV, 35kV bao gồm: 267 trạm biến áp với tổng công suất 68,44MVA và 275,5km đường
dây trung áp.
- Lưới hạ áp:
Xây dựng mới và cải tạo 1.120 km đường dây để nâng cao chất lượng và và khả
năng tải, lắp đặt 67.380 công tơ.
b) Giai đoạn
2016 - 2020:
- Lưới điện
500kV: Trạm 500kV Việt Trì được nâng công suất (450+900) MVA tăng cường khả
năng cấp điện cho tỉnh Phú Thọ từ nhà máy thủy điện Sơn La.
- Lưới điện
220kV: Xây dựng mới trạm 220kV Phú Thọ 2 tại huyện Tam Nông với quy mô 2 máy, lắp
đặt trước 1 máy công suất 250MVA. Cải tạo nâng công suất trạm 22kv Việt Trì
thành 2x250MVA. Tại nhà máy nhiệt điện Phú Thọ xây dựng trạm nâng 220kV, công
suất 2x450MVA và 5 km đường dây 220kV đấu nối về thanh cái 220kV trạm 500kV Việt
Trì.
- Lưới điện
110kV:
+ Xây dựng mới
5 trạm biến áp tổng công suất 155 MVA và các đường dây đầu nối, gồm các trạm biến
áp: Sông Lô 1: 1x40 MVA, Phú Thọ 2: 1x40 MVA, Thanh Thủy: 1x25 MVA, Tân Sơn:
1x25 MVA, Hạ Hòa: 1x25 MVA.
+ Nâng công suất
tăng thêm 170 MVA gồm các trạm biến áp: Phù Ninh 40 MVA, Việt Trì 240 MVA, Hợp
Hải 25 MVA, Cẩm Khê 40 MVA, Giáp Lai 25 MVA.
5. Vốn đầu
tư lưới điện:
Đến 2015, tổng
vốn đầu tư cần cho xây dựng mới và cải tạo lưới điện toàn tỉnh Phú Thọ là
2.723,79 tỷ đồng.
6. Các giải
pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch
a) Giải pháp về
quy hoạch:
- Tiến hành
công bố công khai quy hoạch; lập quy hoạch phát triển điện lực chi tiết các huyện,
thành, thị để đầu tư theo quy hoạch, đảm bảo cấp điện cho phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương.
- Các sở, ban,
ngành trong tỉnh cùng với các cấp chính quyền ở địa phương phối hợp với chủ đầu
tư các công trình nhanh chóng thực hiện các thủ tục đầu tư các công trình điện,
như: Thỏa thuận hướng tuyến, lập dự án đầu tư, bồi thường, giải phóng mặt bằng.
b) Giải pháp về
vốn: Đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công Thương đầu tư nguồn, lưới điện
cao áp và trung áp theo tiến độ quy hoạch đã được duyệt. Tập trung thu hút đầu
tư của các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế lớn, đảm bảo đủ khả năng phát triển
lưới điện phụ tải trong hàng rào của doanh nghiệp; tiếp tục duy trì một phần
kinh phí cho các dự án trong khu, cụm công nghiệp (công tác giải phóng mặt bằng,
cơ sở hạ tầng, điện chiếu sáng...).
c) Giải pháp về
kỹ thuật: Ngành điện năng tăng cường đầu tư cải tạo lưới điện theo cấp điện áp
chuẩn như quy hoạch: ưu tiện cấp điện cho các Khu công nghiệp mới và hiện có nhằm
đảm bảo tính liên tục, ổn định chất lượng điện cho sản xuất, trang bị thiết bị
hiện đại, có độ bảo vệ tin cậy, thao tác đóng cắt lưới điện nhanh chóng và
chính xác nhằm vận hành lưới điện an toàn, truyền tải điện liên tục; hạn chế sự
cố do thiết bị cũ, lạc hậu gây ra.
d) Giải pháp về
công nghệ: Sử dụng các công nghệ mới như sử dụng đường dây đi chung nhiều mạch,
nhiều cấp điện áp hoặc cột lại compact... để giảm hành lang tuyến, giảm diện
tích chiếm đất, đảm bảo môi trường sinh thái và giảm tối thiểu tác hại do ô nhiễm,
mất đất, điện từ trường... tác động bất lợi của di dân.
e) Giải pháp về
chống thất thoát điện và giảm sự cố điện:
- Đối với ngành
điện: Tiến hành thay thế các thiết bị trạm biến áp bằng thiết bị tiên tiến (máy
cắt, rơ le); nâng cấp thường xuyên các công trình đường dây và trạm biến áp; áp
dụng các phương thức và thiết bị điều khiển, vận hành tiến bộ (hệ thống SCADA,
trang bị tự đóng lại, truyền dữ liệu bằng cáp quang, phương tiện bảo dưỡng lưới
điện, bổ sung các thiết bị dự phòng...).
- Đối với các hộ
sử dụng điện: Thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Điện lực, các văn bản
pháp luật hiện hành về tiết kiệm điện. Các hộ sử dụng điện lớn phải thực hiện
đúng biểu đồ phụ tải đã đăng ký với ngành điện: đầu tư các thiết bị tiên tiến
có hiệu suất sử dụng điện cao, tiêu thụ điện năng thấp.
f) Giải pháp về
môi trường: Đảm bảo bố trí đủ quỹ đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng để xây dựng
lưới điện cao áp, đảm bảo hành lang lưới điện theo quy định. Các dự án cụ thể,
đặc biệt các dự án đầu tư về nhà máy nhiệt điện, thủy điện, phải có đánh giá
tác động môi trường.
g) Các giải
pháp khác:
- Đào tạo, bồi
dưỡng cho cán bộ, công nhân ngành điện có trình độ kỹ thuật và quản lý kinh tế
để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Thực hiện tốt các biện
pháp tiết kiệm điện, giảm sử dụng điện và các giờ cao điểm bằng việc dùng công
tơ ba giá; lập kế hoạch tiến hành sửa chữa, đại tu lưới điện và giảm bớt sử dụng
điện vào mùa khô.
- Tăng cường quản
lý vận hành, kiểm tra chặt chẽ trong các khâu thiết kế, thi công các công trình
điện để khi vận hành không xảy ra sự cố để bảo đảm chất lượng điện, giảm thiểu
sự cố, tăng cường độ tin cậy cung cấp điện.
Điều 2. Hội đồng
nhân dân tỉnh giao:
- Ủy ban nhân
dân tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết:
- Thường trực Hội
đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
giám sát, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết
này được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 11
tháng 8 năm 2011.
|
CHỦ
TỊCH
Nguyễn Doãn Khánh
|