Nghị quyết 30/2016/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 do tỉnh Ninh Bình ban hành

Số hiệu 30/2016/NQ-HĐND
Ngày ban hành 14/12/2016
Ngày có hiệu lực 01/01/2017
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Trần Hồng Quảng
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/2016/NQ-HĐND

Ninh Bình, ngày 14 tháng 12 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2017

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 23/2016/QH14 ngày 07/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình tại Tờ trình số 176a/TTr-UBND ngày 05/12/2016 về việc ban hành Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình năm 2017, báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2016

Năm 2016, bên cạnh những thuận lợi cơ bản cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kịp thời của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh cùng với sự quyết tâm của các cấp, các ngành, sự đoàn kết, nỗ lực của tầng lớp nhân dân, sự năng động của cộng đồng doanh nghiệp nên kinh tế có bước phát triển, GRDP tăng 7,76%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tiếp tục tăng; sản xuất nông nghiệp tăng khá; phong trào xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh, huyện Hoa Lư đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016; dịch vụ, du lịch có bước phát triển mới; thu ngân sách vượt kế hoạch, đạt cao nhất từ trước đến nay. Văn hóa - xã hội có tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Công tác xúc tiến đầu tư được quan tâm, công tác đối ngoại được mở rộng. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; quân sự, quốc phòng địa phương được tăng cường. Công tác cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí được tập trung chỉ đạo. Hoạt động của chính quyền các cấp có nhiều đổi mới, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng lên rõ rệt; lãnh đạo tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Tuy vậy, sản xuất công nghiệp chưa đạt mục tiêu, một số dự án đầu tư chậm tiến độ, không thực hiện đúng cam kết. Thu tiền sử dụng đất còn thấp; công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản ở một số địa bàn còn chưa chặt chẽ. Nợ xây dựng cơ bản còn lớn. Ô nhiễm môi trường, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn xảy ra. Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động còn gặp nhiều khó khăn. Việc nhân rộng mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp còn chậm. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vẫn còn tiềm ẩn phức tạp. Việc thực hiện các quy định về giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo ở một số cơ sở còn chưa nghiêm túc, chưa sát việc, có việc để kéo dài, giải quyết chưa hết thẩm quyền, biểu hiện còn né tránh, gây bức xúc trong xã hội. Hiệu quả cải cách hành chính chưa cao. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan tham mưu có việc chưa đồng bộ, chặt chẽ, kém hiệu quả.

Điều 2. Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017

1. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất xác định mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 như sau:

a) Mục tiêu tổng quát

Đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, coi trọng chất lượng tăng trưởng; tập trung tăng trưởng ngành công nghiệp và dịch vụ; phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển; đẩy mạnh xúc tiến thu hút đầu tư, ưu tiên thu hút đối với các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch, hiệu quả kinh tế lớn và đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Triển khai thực hiện tốt cơ chế quản lý đầu tư, quản lý ngân sách. Tiếp tục thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội, chú trọng công tác bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống nhân dân. Quản lý tốt quy hoạch, kế hoạch; tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế. Giữ vững quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện môi trường kinh doanh. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, giải quyết tốt đơn thư, khiếu nại, tố cáo. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác điều hành, quản lý nhà nước của chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở.

b) Các chỉ tiêu chủ yếu:

TT

Chỉ tiêu

Kế hoạch năm 2017

1

Tốc độ tăng GRDP (giá SS 2010)

6,5%

2

Tốc độ tăng GTSX (giá SS 2010)

 

-

Công nghiệp - xây dựng

6,85%

 

Riêng công nghiệp

7,2%

-

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

2,2%

-

Dịch vụ

8,2%

3

Cơ cấu GRDP (giá hiện hành)

 

-

Công nghiệp - xây dựng

43,1%

-

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

13,9%

-

Dịch vụ

43,0%

4

GRDP bình quân đầu người

44,0 tr.đồng

5

Vốn đầu tư toàn xã hội

22,5 ng.tỷ đồng

6

Giá trị sản xuất/ha canh tác

110 triệu đồng

7

Thu ngân sách trên địa bàn

5.985 tỷ đồng

8

Kim ngạch xuất khẩu

1,1 tỷ USD

9

Khách du lịch

6,7 tr.lượt

-

Khách lưu trú

550 ng. lượt

-

Doanh thu

1,8 nghìn tỷ

10

Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia

 

-

Mầm non

81,3%

-

Tiểu học mức độ 2

61,3%

-

THCS

81,7%

-

THPT

40,7%

11

Trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

13,3%

12

Tỷ lệ bao phủ BHYT

85,46%

13

Tỷ lệ lao động đào tạo nghề

46,0%

14

Tỷ lệ hộ nghèo

5,0%

15

Xây dựng nông thôn mới

14 xã, TP Tam Điệp

16

Tỷ lệ dân số:

 

-

Sử dụng nước hợp vệ sinh ở nông thôn

94,0%

-

Sử dụng nước sạch ở thành thị

98,5%

2. Hội đồng nhân dân tỉnh cơ bản tán thành với các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong Tờ trình số 176a /TTr-UBND ngày 05/12/2016 của UBND tỉnh và Báo cáo số 176/BC-UBND ngày 05/12/2016 của UBND tỉnh tình hình kinh tế - xã hội năm 2016, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, đồng thời nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây:

Về phát triển kinh tế: Đổi mới, nâng cao nhận thức và hành động theo tinh thần nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế toàn tỉnh; đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, đảm bảo tính bền vững; cải thiện môi trường đầu tư, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh; tăng cường hiệu quả công tác quản lý quy hoạch đặc biệt là quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, vùng, quy hoạch đất đai, tài nguyên và phát triển đô thị; đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.

a) Về phát triển công nghiệp - xây dựng và đầu tư phát triển

Thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020; chú trọng triển khai thực hiện kế hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp; phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững; nâng cao chất lượng sản phẩm; khuyến khích thu hút các dự án có công nghệ cao, các lĩnh vực sản xuất sản phẩm có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; nâng cao tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm gia công, lắp ráp; tăng cường thu hút và phát triển công nghiệp phụ trợ.

Quan tâm, tạo điều kiện mở rộng Nhà máy sản xuất ô tô Thành Công. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; ưu tiên thu hút vốn đầu tư cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp và các vùng kinh tế ven biển, vùng đồi núi, vùng khó khăn. Chỉ đạo kịp thời để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực hiện có, nhất là các sản phẩm: Xi măng, thép, lắp ráp ô tô, kính nổi...; đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công các nhà máy công nghiệp lớn đang triển khai đầu tư trên địa bàn.

Sắp xếp kiện toàn mô hình tổ chức các Ban quản lý dự án theo quy định nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, chống phát sinh nợ đọng. Đẩy mạnh việc thực hiện huy động các nguồn lực xã hội hóa đầu tư, xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư các dự án sản xuất kinh doanh. Tiếp tục tăng cường công tác quản lý phát triển đối với tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gắn với quy hoạch bố trí sản xuất trong xây dựng nông thôn mới.

b) Về phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản, xây dựng nông thôn mới

Tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 24/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 1111/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh ban hành Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015 - 2020.

Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; tiếp tục thực hiện Quyết định số 140-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc phân công các cơ quan, đơn vị phụ trách và các doanh nghiệp kết nghĩa với các xã có tính chất đặc thù. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới theo hướng thực chất, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nợ xây dựng cơ bản. Mỗi huyện lựa chọn 1 xã đã đạt chuẩn để thực hiện mô hình xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Thực hiện tốt chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết số 13/2015/NQ-HĐND ngày 22/7/2015 của HĐND tỉnh và Kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 16/9/2015 của UBND tỉnh; quan tâm thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế vùng ven biển Kim Sơn.

Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản; phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ ở nông thôn, gắn với bảo vệ môi trường. Xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia trại, khu nông nghiệp công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hóa, kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng cường gắn kết sản xuất nông sản với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm; mở rộng diện tích lúa chất lượng cao, lúa đặc sản, tiếp tục thực hiện sản xuất vụ đông với quy mô phù hợp. Đẩy mạnh thâm canh, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản nhất là vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn.

c) Về phát triển các ngành dịch vụ

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ