Nghị quyết 272/NQ-HĐND13 thông qua Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên đến năm 2015, định hướng đến năm 2020

Số hiệu 272/NQ-HĐND13
Ngày ban hành 24/05/2012
Ngày có hiệu lực 18/05/2012
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Nguyễn Thanh Tùng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 272/NQ-HĐND13

Điện Biên, ngày 24 tháng 5 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA XIII - KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 23/3/2012 của Tỉnh uỷ Điện Biên về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;

Sau khi xem xét Tờ trình số 608/TTr-UBND ngày 24/4/2012 của UBND tỉnh về Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 16/BC-HĐND ngày 15/5/2012 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Về quan điểm chỉ đạo:

a) Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những khâu đột phá, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, sớm đưa Điện Biên thoát khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu từng bước trở thành tỉnh phát triển trong khu vực miền núi phía Bắc.

b) Phát triển nguồn nhân lực dựa trên nhu cầu của xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát triển nguồn nhân lực có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển nhân tài, lấy giáo dục phổ thông, đào tạo nghề làm nền tảng; tập trung đào tạo lao động chất lượng cao, gắn với bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên làm khâu đột phá; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức, lao động đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

c) Phát triển nguồn nhân lực nhằm hướng tới sự phát triển toàn diện về thể lực, trí lực, khả năng thích ứng, năng động, sáng tạo, kỹ năng, ý thức kỷ luật lao động; tăng cường giáo dục đạo đức, lý tưởng sống và truyền thống cách mạng, đảm bảo yêu cầu phát triển toàn diện con người.

d) Phát triển nguồn nhân lực là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc, nhằm huy động nguồn lực toàn xã hội để xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh có chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu trước mắt và lâu dài.

2. Mục tiêu tổng quát:

a) Tập trung đào tạo, nâng cao tỷ lệ, chất lượng lao động qua đào tạo; tăng cường đào tạo nghề, chú trọng đào tạo lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn; thu hút, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực. Chú trọng nâng cao kỹ năng, tác phong làm việc cho người lao động. Phân bổ nhân lực đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các ngành, nghề, khu vực.

b) Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, gắn với phát triển các ngành, lĩnh vực; mở rộng, đa dạng hóa ngành nghề đào tạo. Từng bước xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

c) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

3. Các chỉ tiêu cụ thể:

a) Phát triển nguồn nhân lực theo hướng đáp ứng yêu cầu về số lượng, đảm bảo chất lượng và cơ cấu hợp lý (lao động khu vực Nông, lâm nghiệp, thủy sản 67,5%; công nghiệp - xây dựng 13%; dịch vụ 19,5%).

b) Mỗi năm đào tạo nghề từ 7 - 8 ngàn lao động; tạo việc làm mới 8 - 8,5 ngàn lao động/năm. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 30,64% năm 2010 lên 44,8% năm 2015 và 65% năm 2020.

c) Toàn tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập trung học cơ sở; tỷ lệ học sinh các cấp lên lớp đạt trên 98%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 90%, trên 46% số trường đạt chuẩn quốc gia.

d) Huy động trẻ từ 3 đến 5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt trên 80% (trong đó trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo chuẩn bị vào lớp 1 đạt trên 97%); học sinh 6-10 tuổi đến trường đạt 99%, học sinh 11-14 tuổi đi học trung học cơ sở đạt trên 90%, học sinh 15-18 tuổi đi học trung học phổ thông đạt trên 55%.

đ) Đến năm 2015: Cán bộ lãnh đạo, quản lý từ trưởng, phó phòng trở lên 98% có trình độ từ đại học trở lên (trong đó 5% trở lên có trình độ trên đại học); 100% được đào tạo lý luận chính trị; 90% bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước. Cán bộ chuyên trách cơ sở: 100% có trình độ văn hóa từ trung học cơ sở trở lên (trong đó 60% có trình độ trung học phổ thông); 85% có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên; 100% được đào tạo chuyên môn (60% trở lên có trình độ trung cấp và tương đương).

e) Phấn đấu đến năm 2020, có 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn và lý luận từ trung cấp trở lên, trong đó trên 60% có trình độ cao đẳng, đại học; 100% viên chức đạt chuẩn về trình độ, trong đó 30% đạt trên chuẩn.

f) Nâng cao thể chất nguồn nhân lực: Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em <5 tuổi còn dưới 20% năm 2015 và dưới 15% năm 2020; tuổi thọ trung bình đạt 72 tuổi (toàn quốc 74 tuổi), đến năm 2020 tuổi thọ trung bình của tỉnh đạt 73 tuổi (toàn quốc 75 tuổi).

4. Các nhiệm vụ chủ yếu:

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ