QUỐC
HỘI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Nghị
quyết số: 27/2012/QH13
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2012
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ MỘT SỐ CẢI TIẾN, ĐỔI MỚI ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI
QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều
theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội
số 30/2001/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 83/2007/QH11;
Trên cơ sở Tờ trình số
143/TTr-UBTVQH13 ngày 18 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về Đề
án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội và ý
kiến của các vị đại biểu Quốc hội;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Triển khai thực hiện một số cải tiến, đổi mới trong các hoạt động sau đây của
Quốc hội
1. Hoạt động lập pháp;
2. Hoạt động giám sát;
3. Quyết định các vấn đề quan trọng;
4. Tổ chức kỳ họp Quốc hội;
5. Tổ chức phiên họp Ủy ban thường
vụ Quốc hội;
6. Hoạt động tiếp xúc cử tri của
đại biểu Quốc hội;
7. Công tác bảo đảm phục vụ hoạt
động của Quốc hội.
Điều 2. Một
số cải tiến, đổi mới trong hoạt động lập pháp
1. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của
Quốc hội hoặc Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội
tham gia thẩm tra và gửi ý kiến bằng văn bản đối với các đề nghị, kiến nghị về
luật, pháp lệnh, các chính sách pháp luật dự kiến đưa vào chương trình xây dựng
luật, pháp lệnh toàn khóa và hằng năm của Quốc hội theo lĩnh vực được phân công
phụ trách. Ủy ban pháp luật chủ trì thẩm tra và giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội
lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban
pháp luật phải phản ánh đầy đủ ý kiến tham gia thẩm tra của Hội đồng dân tộc,
các Ủy ban khác của Quốc hội. Không đưa vào dự kiến Chương trình các dự án
không đủ điều kiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Hội đồng dân tộc, Ủy ban của
Quốc hội giám sát việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thuộc
lĩnh vực được phân công phụ trách; hằng tháng có thông báo về tiến độ, chất lượng
chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh đã được phân công chủ trì thẩm tra gửi Uỷ
ban pháp luật để tổng hợp báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Khi đại biểu Quốc hội có đề nghị,
kiến nghị về luật, pháp lệnh, Viện nghiên cứu lập pháp của Ủy ban thường vụ Quốc
hội, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tư vấn, hỗ trợ đại biểu Quốc
hội trong việc lập, hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét đưa vào
Chương trình.
2. Cơ quan chủ trì thẩm tra và
cơ quan trình dự án luật, dự thảo nghị quyết chủ động, tích cực phối hợp ngay từ
khi bắt đầu và trong suốt quá trình xây dựng dự án; tổ chức các hoạt động với
cơ quan trình dự án để trao đổi thông tin, thảo luận các vấn đề còn có ý kiến
khác nhau; chủ động triển khai các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, tham vấn
chuyên gia về dự án luật, dự thảo nghị quyết, bảo đảm tính khách quan, toàn diện,
khoa học và tính phản biện độc lập của báo cáo thẩm tra.
Các cơ quan của Quốc hội tham
gia thẩm tra dự án luật, dự thảo nghị quyết gửi ý kiến bằng văn bản đến cơ quan
chủ trì thẩm tra để tổng hợp và thẩm tra.
Báo cáo thẩm tra ngoài việc
trình bày các nội dung đã có sự thống nhất với cơ quan trình dự án luật, dự thảo
nghị quyết , cần tập trung phân tích, trình bày rõ các vấn đề còn có ý kiến
khác nhau, đề xuất quan điểm và phương án xử lý của cơ quan chủ trì thẩm tra
trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, quyết định.
3. Trong thời gian giữa hai kỳ họp
Quốc hội, tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, Hội nghị trực tuyến
với sự tham gia của các vị đại biểu Quốc hội , các nhà quản lý, chuyên gia, nhà
khoa học. Tăng thời gian thảo luận về các dự án luật, dự thảo nghị quyết tại Ủy
ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại
biểu Quốc hội. Việc tổ chức thảo luận, tập hợp, tổng hợp, tổ chức nghiên cứu,
tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội đối với các dự án được tiến hành và
có giá trị như xin ý kiến Quốc hội về dự án luật, dự thảo nghị quyết tại kỳ họp
Quốc hội.
4. Tại kỳ họp Quốc hội, tổ chức
thảo luận tổ đối với một số dự án luật, dự thảo nghị quyết trình lần đầu còn
nhiều ý kiến khác nhau. Theo đề nghị của cơ quan chủ trì thẩm tra, Ủy ban thường
vụ Quốc hội dự kiến một số vấn đề quan trọng, ý kiến còn khác nhau đề nghị đại
biểu Quốc hội tập trung thảo luận. Các dự án luật, dự thảo nghị quyết trình
thông qua được bố trí trình đầu kỳ họp để có thời gian tập hợp, tổng hợp ý kiến
đại biểu Quốc hội và dự kiến tiếp thu, chỉnh lý.
Tại phiên họp toàn thể, Quốc hội
tập trung thảo luận về những vấn đề quan trọng, ý kiến còn khác nhau của dự án
luật, dự thảo nghị quyết; đại diện cơ quan trình báo cáo, giải trình làm rõ
thêm những vấn đề liên quan đến dự án mà đại biểu Quốc hội nêu.
Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo
cơ quan thẩm tra, cơ quan trình, Đoàn Thư ký kỳ họp dự kiến những nội dung cơ bản,
những vấn đề quan trọng còn nhiều ý kiến khác nhau của dự án luật, dự thảo nghị
quyết cần xin ý kiến đại biểu Quốc hội, làm cơ sở cho việc tiếp thu, chỉnh lý.
Các ý kiến của đại biểu Quốc hội được tổng hợp, tiếp thu, giải trình và báo cáo
đầy đủ với Quốc hội.
Điều 3. Một
số cải tiến, đổi mới trong hoạt động giám sát
1. Tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm, lấy
phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê
chuẩn. Giao Ủy ban thường vụ Quốc hội xây dựng Quy chế quy định cụ thể đối tượng,
quy trình, thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm và việc xử lý kết quả
trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10-2012).
2. Quốc hội dành toàn bộ thời
gian của phiên họp chất vấn tại hội trường để chất vấn trực tiếp. Trên cơ sở chất
vấn của đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến lựa chọn một số
nhóm vấn đề quan trọng, được cử tri, đại biểu Quốc hội quan tâm để chất vấn tại
Hội trường. Đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn theo nhóm vấn đề, tiến hành chất
vấn từng nhóm vấn đề theo hướng đối thoại, tranh luận. Câu hỏi chất vấn ngắn gọn,
rõ ý, không giải thích dài hoặc chỉ hỏi thông tin. Thời gian tối đa cho một lần
hỏi không quá 2 phút. Người trả lời chất vấn phải trả lời ngắn gọn, trực tiếp,
cụ thể vào nội dung của câu hỏi; thời gian trả lời theo yêu cầu của chủ tọa.
Căn cứ vào kết quả chất vấn và trả lời chất vấn, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem
xét và khi cần thiết trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất
vấn. Nghị quyết nêu rõ kết quả phiên chất vấn, yêu cầu đặt ra đối với người trả
lời chất vấn; trách nhiệm của người trả lời chất vấn và cơ quan, tổ chức hữu
quan; các đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật; trách nhiệm của người
trả lời chất vấn thực hiện lời hứa trước Quốc hội và việc giám sát thực hiện.
Hằng năm, tổ chức ít nhất 2 lần
chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội về những vấn đề được Quốc hội
giao, do đại biểu Quốc hội chất vấn hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội lựa chọn;
tăng cường hoạt động giải trình tại Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội về những
vấn đề thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách. Đại biểu
Quốc hội hoạt động chuyên trách ở trung ương và đại biểu Quốc hội quan tâm đăng
ký tham dự phiên họp chất vấn của Ủy ban thường vụ Quốc hội, phiên họp giải
trình của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. Tùy theo nội dung có thể thông
báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động chất vấn,
giải trình; tổ chức phát thanh, truyền hình trực tiếp và truyền hình trực tuyến
để các đại biểu Quốc hội tham gia và nhân dân theo dõi, giám sát. Giao Ủy ban
thường vụ Quốc hội xây dựng quy chế quy định cụ thể quy trình, thủ tục tổ chức
chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, tổ chức giải trình tại Hội đồng
dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
3. Chương trình hoạt động giám
sát của Quốc hội được thông qua tại kỳ họp thứ nhất của năm trước để có thời
gian, điều kiện cho các đại biểu Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Đoàn giám
sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn giám sát của Hội đồng dân tộc, các Ủy
ban của Quốc hội triển khai việc thực hiện tại địa bàn, đơn vị liên quan.
4. Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ
đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của
Quốc hội tại địa phương, bảo đảm trong cùng một thời điểm chỉ có một đoàn giám
sát của cơ quan của Quốc hội tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Đoàn giám sát phải gửi chương trình, kế hoạch làm việc đúng thời gian quy định,
xác định cụ thể nội dung làm việc; thành phần đoàn phải thiết thực, gọn nhẹ.
Điều 4.
Một số cải tiến, đổi mới trong việc quyết định các vấn đề quan trọng
1. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của
Quốc hội hoặc Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội
tham gia thẩm tra và có ý kiến bằng văn bản về dự toán ngân sách nhà nước, quyết
toán ngân sách nhà nước hằng năm của bộ, ngành thuộc lĩnh vực được phân công phụ
trách; Ủy ban tài chính, ngân sách chủ trì thẩm tra toàn bộ dự toán ngân sách
nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương hằng
năm. Nội dung báo cáo thẩm tra của Uỷ ban tài chính, ngân sách phải phán ánh ý
kiến tham gia thẩm tra của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội.
Chính phủ phải bảo đảm để đại biểu Quốc hội có đầy đủ thông tin cần thiết khi
tham gia quyết định ngân sách nhà nước.
2. Khi cần thiết, áp dụng quy
trình xem xét tại 2 kỳ họp Quốc hội đối với dự án, công trình quan trọng quốc
gia trình Quốc hội xem xét, quyết định. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
hoặc Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội thẩm tra và
có ý kiến bằng văn bản đối với dự án, công trình thuộc lĩnh vực được phân công
phụ trách. Cơ quan chủ trì thẩm tra chủ động nghiên cứu, thu thập thông tin, tư
liệu liên quan đến dự án, công trình; phối hợp với cơ quan trình ngay từ đầu
quá trình chuẩn bị để trao đổi, xử lý các vấn đề thuộc nội dung của dự án, công
trình; tổ chức hội nghị chuyên gia, thu hút các nhà khoa học, cơ quan chuyên
môn độc lập thẩm định các vấn đề khoa học - công nghệ; tổ chức lấy ý kiến các đối
tượng chịu sự tác động của dự án, công trình.
Điều 5. Một
số cải tiến, đổi mới trong việc tổ chức kỳ họp Quốc hội
1. Sau mỗi kỳ họp Quốc hội, Ủy
ban thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình kỳ họp tiếp theo gửi các cơ quan, tổ
chức hữu quan cho ý kiến hoàn thiện về các nội dung có liên quan. Chỉ đưa vào
chương trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến hoặc quyết định những vấn đề đã được
chuẩn bị chu đáo về nội dung, trình đúng thời hạn, thẩm quyền, quy trình, thủ tục
theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời gian giữa 2 kỳ họp
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội,
các đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội chuyên trách, các Đoàn đại biểu Quốc
hội tăng thời gian thảo luận, nghiên cứu, góp ý kiến vào các nội dung chuẩn bị
trình Quốc hội bằng nhiều hình thức khác nhau. Ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc
hội tại tổ, hội trường và bằng văn bản có giá trị như nhau.
3. Các đại biểu Quốc hội dành thời
gian nghiên cứu kỹ nội dung dự án, đề án, báo cáo trước khi dự họp. Ngoài dự
án, báo cáo, đề án và báo cáo thẩm tra đầy đủ, c ơ quan trình và cơ quan thẩm
tra chuẩn bị báo cáo tóm tắt để trình bày; rút ngắn thời gian trình bày tại hội
trường xuống còn khoảng 10 đến 15 phút, thời gian trình bày cụ thể đối với báo
cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước
do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Văn bản của cơ quan, tổ chức
trình phải nêu rõ nội dung cần báo cáo, những vấn đề quan trọng, ý kiến còn
khác nhau cần xin ý kiến Quốc hội.
Báo cáo thẩm tra tập trung phân
tích, phản biện và đưa ra kiến nghị thể hiện rõ chính kiến của cơ quan thẩm tra
về các chính sách được đề xuất trong dự án, đề án, báo cáo; nêu rõ những vấn đề
tán thành, những vấn đề bổ sung, hoàn chỉnh và lý do cụ thể; đồng thời, nêu rõ
những vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau và đề xuất phương án xử lý.
Bố trí thời gian thảo luận tại Hội
trường phù hợp với nội dung và phạm vi của từng dự án, đề án, báo cáo; tăng cường
đối thoại, tranh luận về các vấn đề quan trọng còn nhiều ý kiến khác nhau. Thời
gian phát biểu của đại biểu Quốc hội tại hội trường lần đầu không quá 7 phút, lần
sau không quá 3 phút.
4. Đối với các dự án, đề án, báo
cáo trình Quốc hội mà có nội dung cần ban hành nghị quyết thì cơ quan, tổ chức
trình phải trình dự thảo nghị quyết cùng với dự án, đề án, báo cáo; cơ quan thẩm
tra chủ trì việc tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, hoàn thiện dự thảo
nghị quyết trình Quốc hội. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được giao tổ
chức giám sát chuyên đề chủ trì chuẩn bị dự thảo nghị quyết giám sát chuyên đề.
Đoàn thư ký kỳ họp chủ trì chuẩn bị dự thảo nghị quyết về chất vấn và trả lời
chất vấn. Cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo nghị quyết chủ động tổ chức ban soạn
thảo hoặc tổ biên tập để chuẩn bị dự thảo nghị quyết. Dự thảo Nghị quyết phải
được Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến trước khi trình Quốc hội
xem xét, quyết định.
5. Khi cần thiết, Chủ tịch Quốc
hội tổ chức họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để thảo luận, chỉ đạo điều
hành những nội dung quan trọng, bảo đảm thành công của kỳ họp Quốc hội.
Điều 6.
Một số cải tiến, đổi mới trong việc tổ chức phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Thời gian bắt đầu phiên họp Ủy
ban thường vụ Quốc hội vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 15 hằng tháng, trừ trường
hợp đặc biệt theo quyết định của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Các cơ quan trình dự án luật,
dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo phải nghiêm túc thực hiện quy định về việc gửi
tài liệu; không đưa vào chương trình kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ
Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội các dự án luật, dự thảo nghị
quyết, đề án, báo cáo không thực hiện đúng quy định về thời gian gửi tài liệu;
đồng thời, yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của người
đứng đầu cơ quan trình dự án luật, dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo đó.
3. Kết luận của Ủy ban thường vụ
Quốc hội về dự án luật, dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án được thông báo đến
các cơ quan, tổ chức hữu quan để nghiên cứu tiếp thu hoặc triển khai thực hiện;
đối với các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì
ban hành nghị quyết.
4. Đối với nội dung Ủy ban thường
vụ Quốc hội cho ý kiến, tập trung thảo luận các vấn đề về quan điểm, chủ trương,
chính sách lớn hoặc còn nhiều ý kiến khác nhau được cơ quan trình, Ủy ban thẩm
tra đề nghị; tiến độ, điều kiện trình dự án. Đối với nội dung Ủy ban thường vụ
Quốc hội quyết định theo thẩm quyền thì dành thời gian để thảo luận, hoàn chỉnh
dự thảo nghị quyết.
5. Khi cần thiết, Ủy ban thường
vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để thảo luận, cho ý
kiến về dự án, đề án, báo cáo.
Điều 7. Một
số cải tiến, đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội
1. Bảo đảm các điều kiện để đại
biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri ở nơi ứng cử, nơi cư trú, nơi làm việc; tiếp xúc
cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu Quốc hội quan
tâm. Đại biểu Quốc hội dành thời gian gặp, nắm bắt, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng
của cử tri; gắn nội dung tiếp xúc cử tri với việc chuẩn bị kỳ họp Quốc hội, hoạt
động của các cơ quan của Quốc hội.
Căn cứ vào thực tế của từng địa
phương, Đoàn đại biểu Quốc hội chủ động phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và
chính quyền địa phương các cấp tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội có hình thức
tiếp xúc cử tri phù hợp.
2. Nội dung, chương trình, lịch
tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội được thông báo công khai; tạo điều kiện
thuận lợi để cử tri có thể tham dự các cuộc tiếp xúc; bảo đảm để đại biểu Quốc
hội có điều kiện trực tiếp gặp gỡ với cử tri; tạo không khí cởi mở, dân chủ,
trao đổi thẳng thắn giữa cử tri với đại biểu và dành thời gian thích đáng để cử
tri nêu ý kiến, kiến nghị.
Tăng cường tiếp xúc trực tiếp;
phân định trách nhiệm giải quyết kiến nghị của từng cấp, từng cơ quan, tổ chức;
tiếp nhận, xử lý các kiến nghị hoặc kịp thời chuyển các kiến nghị đến cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền giải quyết; thông báo công khai, kịp thời kết quả tiếp
xúc cử tri trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương. Có kế hoạch
theo dõi, giám sát việc giải quyết kiến nghị và thông báo kết quả giải quyết đến
cử tri, bảo đảm để mọi kiến nghị của cử tri đều được trả lời công khai, đúng thời
hạn.
Điều 8.
Một số cải tiến, đổi mới công tác bảo đảm
1. Tạo điều kiện thuận lợi để
báo chí tiếp cận, đưa tin về hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội,
Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, các Đoàn đại
biểu Quốc hội và bảo đảm việc đưa tin chính xác, khách quan theo quy định của pháp
luật về báo chí. Tăng thời lượng các chương trình phát thanh và truyền hình về
Quốc hội trên các kênh truyền hình phủ sóng toàn quốc; xây dựng Kênh truyền
hình Quốc hội phù hợp với điều kiện của nước ta.
2. Cung cấp đầy đủ thông tin về
việc chuẩn bị các dự án, đề án, báo cáo trình Quốc hội cho đại biểu Quốc hội; tổ
chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm thông qua truyền hình trực tuyến từ trụ sở Quốc
hội đến các khu vực và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tổ chức Thư viện
Quốc hội, cổng thông tin điện tử Quốc hội; chuẩn bị điều kiện, cơ sở vật chất -
kỹ thuật nâng cao chất lượng Quốc hội điện tử.
3. Sửa đổi, bổ sung một số chế độ
chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Quốc hội, đại biểu Quốc hội; ban hành
chế độ thuê chuyên gia, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động của đại biểu Quốc
hội, bảng lương, chế độ phụ cấp cho đại biểu Quốc hội chuyên trách, một số chế
độ, chính sách đặc thù phục vụ hoạt động của đại biểu Quốc hội và chế độ, chính
sách đối với cán bộ, công chức Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc
hội và Hội đồng nhân dân.
4. Kiện toàn bộ máy cơ quan tham
mưu, giúp việc theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả; phân công, phân nhiệm cụ thể,
rõ ràng; có sự liên thông, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, bảo đảm không chồng chéo
và phân tán nguồn lực. Tổng kết hoạt động của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội
và Hội đồng nhân dân, xây dựng cơ chế hoạt động hiệu quả, bảo đảm liên thông, gắn
kết với Văn phòng Quốc hội trong việc phục vụ hoạt động của đại biểu Quốc hội tại
Đoàn đại biểu Quốc hội.
Điều 9.
Điều khoản thi hành
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội
đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội,
các đại biểu Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội; Chính phủ, Tòa án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các cơ quan, tổ chức hữu quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
2. Giao Ủy ban thường vụ Quốc hội:
a) Hoàn thành việc sửa đổi, bổ
sung các văn bản sau đây trước ngày 31 tháng 12 năm 2012:
- Nghị quyết số 228/NQ-UBTVQH10
ngày 15/11/1999 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc đại biểu Quốc hội tiếp
công dân và xử lý đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân;
- Nghị quyết số
417/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 01/10/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội;
- Nghị quyết liên tịch số
06/2004/ NQLT/UBTVQH11-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 10/9/2004 giữa Ủy ban thường vụ Quốc
hội khóa XI và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng
dẫn về việc đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri;
- Nghị quyết số
545/2007/UBTVQH12 ngày 11/12/2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập và
quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Văn phòng
Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
- Nghị quyết số
773/2009/UBTVQH12 ngày 31/3/2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội q uy định một số
chế độ chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Quốc hội.
b) Ban hành bảng lương, chế độ
phụ cấp cho đại biểu Quốc hội chuyên trách, một số chế độ chính sách đặc thù phục
vụ hoạt động của đại biểu Quốc hội và một số chế độ, chính sách đối với cán bộ,
công chức Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân
dân trước ngày 31 tháng 12 năm 2012;
c) Ban hành Quy chế quy định cụ
thể về quy trình, thủ tục tổ chức chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc
hội; quy trình, thủ tục tổ chức giải trình tại phiên họp Hội đồng dân tộc, Ủy
ban của Quốc hội trước ngày 31 tháng 12 năm 2012;
d) Xây dựng Quy chế về việc bỏ
phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc
hội bầu hoặc phê chuẩn trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII.
3. Nghị quyết này có hiệu lực
thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2012.
Nghị quyết số 271/NQ-UBTVQH13
ngày 01/11/2011 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về một số cải tiến, đổi mới để
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội hết hiệu lực kể từ ngày
Nghị quyết này có hiệu lực.
Nghị quyết này đã được Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội c h ủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua
ngày 21 tháng 6 năm 201 2.
|
CHỦ
TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Sinh Hùng
|