Nghị quyết 26/2016/NQ-HĐND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 26/2016/NQ-HĐND
Ngày ban hành 15/07/2016
Ngày có hiệu lực 25/07/2016
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Đặng Trọng Thăng
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2016/NQ-HĐND

Thái Bình, ngày 15 tháng 07 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;

Xét Tờ trình số 126/TTr-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 66/BCKTNS ngày 13 tháng 7 năm 2016 của Ban Kinh tế Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

(Có tóm tắt điều chỉnh Quy hoạch kèm theo)

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVI, Kỳ họp thứ hai thông qua ngày 15 tháng 7 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 25 tháng 7 năm 2016./.

 

 

CHỦ TỊCH




Đặng Trọng Thăng

 

TÓM TẮT

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 26/2016/NQHĐ-ND ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVI)

I. Mục tiêu của quy hoạch

1 . Mục tiêu tổng quát

- Cụ thể hóa chương trình phát triển ngành giao thông vận tải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020 và sau 2020 phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2011 đưa Thái Bình trở thành tỉnh “có trình độ phát triển ở mức khá của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước”.

- Xác lập kết quả quy hoạch trên cơ sở kế thừa Quy hoạch giao thông vận tải năm 2008 và các quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải khác, bảo đảm tính đồng bộ, kết nối trong nội bộ ngành, liên ngành, liên vùng trên phạm vi cả nước, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng hệ thống giao thông vận tải tỉnh Thái Bình dựa vào 3 phương thức: Đường bộ, đường thủy, đường sắt trong đó đường bộ giữ vai trò chủ lực; quan tâm dành nguồn lực phát triển đường thủy phục vụ vận tải hàng hóa giảm gánh nặng giao thông đường bộ nhất là vật liệu xây dựng, hàng nông sản,…; sớm đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Nam Định Thái Bình Hải Phòng.

- Đầu tư phát triển đội phương tiện có cơ cấu hợp lý, hiện đại, có năng lực cạnh tranh mạnh trên thị trường. Tập trung đầu tư đầu các công trình bến bãi phục vụ vận tải ở các vị trí đầu mối và thu hút vận tải.

- Tổng hợp nhu cầu vốn, nhu cầu quỹ đất và giải pháp tổ chức thực hiện phục vụ triển khai quy hoạch.

- Xây dựng kế hoạch phân kỳ đầu tư theo giai đoạn, giải pháp huy động vốn làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông và khai thác dịch vụ vận tải trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

- Thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; huy động tối đa mọi nguồn lực của trung ương, của tỉnh và các địa phương trong tỉnh để đầu tư phát triển giao thông vận tải; ưu tiên các tuyến giao thông huyết mạch có tính liên vùng trong tỉnh và trong vùng đồng bằng Bắc bộ gắn với mạng lưới giao thông quốc gia.

[...]