HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 253/NQ-HĐND
|
Sơn
La, ngày 12 tháng 12 năm 2008
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ THÔNG QUA ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SỸ, TIẾN SỸ Ở NƯỚC NGOÀI GIAI
ĐOẠN 2009 - 2016
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU
ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển và nâng
cao chất lượng giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực từ
nay đến năm 2010;
Xét Tờ trình số 172/TTr-UBND ngày
26 tháng 11 năm 2008 của UBND tỉnh về việc đề nghị phê duyệt Đề án cử cán bộ,
công chức đi đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài giai đoạn 2009 -
2016; Báo cáo thẩm tra số 424/BC-VHXH ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Ban Văn hóa
- Xã hội HĐND tỉnh và tổng hợp ý kiến thảo luận của các vị đại biểu HĐND tỉnh
khóa XII tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ
ở nước ngoài giai đoạn 2009 - 2016 (có Đề án
chi tiết kèm theo).
Điều 2. Hiệu lực thi hành: Nghị
quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban
nhân dân tỉnh
1.1. Phê duyệt "Đề án đào tạo
trình độ thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài giai đoạn 2009 - 2016"; hướng dẫn cụ
thể về quy trình xét tuyển chọn; hồ sơ, thủ tục tuyển chọn người đi học thạc sỹ,
tiến sỹ ở nước ngoài; hướng dẫn về việc ký kết hợp đồng kinh tế giữa Sở Giáo dục
và Đào tạo với người được cử đi học thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài và tổ chức
triển khai có hiệu quả Nghị quyết này.
1.2. Báo cáo HĐND tỉnh kết quả thực
hiện Đề án theo từng năm và khi kết thúc Đề án.
2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường
trực, các Ban và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển
khai thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Sơn La khóa XII, kỳ họp thứ 11 thông qua./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước;
- Vụ Công tác đại biểu Văn phòng Quốc hội;
- Các bộ: Nội vụ; Giáo dục và Đào tạo; Tài Chính; Kế hoạch và Đầu tư;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Thường trực UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- Thường trực Huyện ủy, Thành ủy;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh;
- Lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, NL230b.
|
CHỦ TỊCH
Thào Xuân Sùng
|
ĐỀ ÁN
ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SỸ, TIẾN SỸ Ở NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2009 – 2016
(Kèm theo Nghị quyết số 253/NQ-HĐND ngày 12/12/2008 của HĐND tỉnh Sơn La)
I. SỰ CẦN THIẾT
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Trong những năm qua, nhằm cụ thể hóa
các Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đào tạo, UBND tỉnh đã triển
khai những giải pháp, chính sách trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ, công chức để tạo nguồn cán bộ, đặc biệt đã triển khai chính sách thu hút,
tuyển dụng, bố trí cán bộ có trình độ cao vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị
Nhà nước. Ngoài việc thực hiện đầy đủ các chính sách chung của Trung ương ban
hành, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành một số Nghị quyết, Quyết định quy định
về chế độ, chính sách đào tạo áp dụng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
của tỉnh.
Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa thì đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh còn nhiều mặt bất cập.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn liền với công tác quy hoạch, sử dụng cán bộ;
thiếu giải pháp đột phá trong việc phát hiện, đào tạo cán bộ lãnh đạo, cán bộ
quản lý theo yêu cầu nhiệm vụ mới. Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức các cấp,
các lĩnh vực chưa đồng bộ trong khi đó việc quy hoạch, đào tạo chưa kịp thời,
việc bố trí cán bộ ở một số ngành và lĩnh vực còn bị động. Trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, năng lực thực tiễn và tính năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ,
công chức còn hạn chế.
Do thiếu lao động có trình độ chuyên
môn kỹ thuật cao nên những tiến bộ khoa học và công nghệ chậm được ứng dụng.
Trước yêu cầu phải đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề
đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn cao đang trở nên cấp bách. Đề án “Cử
cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài
giai đoạn 2009 - 2016” nhằm đáp ứng và giải quyết một phần nhu cầu này.
II. NHỮNG CĂN CỨ
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26
tháng 11 năm 2003;
2. Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm
2005;
3. Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02
tháng 8 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Giáo dục;
4. Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày
10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ,
công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
5. Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày
10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ,
công chức trong các cơ quan nhà nước;
6. Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03 tháng
5 năm 2007 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 11-HD/BTCTW ngày 24 tháng 10 năm
2007 của Ban Tổ chức Trung ương quy định một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội
bộ Đảng;
7. Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16
tháng 6 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước;
8. Kết luận số 509-KL/TU ngày 11 tháng
10 năm 2007 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La về một số chủ trương trong
giáo dục - đào tạo năm học 2007 - 2008;
9. Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 25
tháng 4 năm 2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển và nâng cao chất
lượng giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực từ nay đến năm
2010;
10. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công
chức của tỉnh và nhu cầu công tác quy hoạch cán bộ nguồn nhân lực có trình độ
cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên các lĩnh vực phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
III. THỰC TRẠNG
NHÂN LỰC CỦA TỈNH SƠN LA
Theo số liệu thống kê lao động - việc
làm năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì lao động Sơn La có
566.388 người, trong công nghiệp có 24.826 người, chiếm 4,38%; nông nghiệp có
486.331 người, chiếm 85,86%; dịch vụ có 55.231 người, chiếm 9,76%.
Theo điều tra năm 2007 của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội, tỉnh Sơn La hiện có 94.982 người đã qua đào tạo chiếm
khoảng 17,5%, trong đó trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học là 16.147 người
chiếm 2,98%, trình độ trung học chuyên nghiệp là 20.801 người chiếm 3,83% và
trình độ công nhân kỹ thuật, sơ cấp là 58.034 người chiếm 10,69%.
Như vậy, hiện nay còn khoảng 82,50% lực
lượng lao động còn chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ hoặc mới
chỉ được đào tạo một cách chắp vá, trong một thời gian ngắn mang tính tập huấn
vụ việc.
Qua nhiều năm đào tạo và bồi dưỡng,
Sơn La đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ về các
lĩnh vực. Song đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có trình độ thạc sĩ và tiến sỹ
còn quá ít nên nhiều vấn đề kinh tế - xã hội của tỉnh chưa được giải quyết một
cách có hiệu quả.
Lực lượng lao động có trình độ cao đẳng,
đại học và trên đại học còn hạn chế không những về kiến thức khoa học, kỹ thuật,
công nghệ hiện đại mà còn cả về kiến thức quản lý, kinh tế, pháp luật, ngoại ngữ...
nên rất khó tiếp cận được với những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật công
nghệ, cũng như nắm bắt được những thông tin cần thiết khác.
Nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ
lao động khoa học, kỹ thuật và công nghệ trình độ thạc sĩ và tiến sỹ cho tỉnh rất
cao. Nhưng do còn nhiều khó khăn về điều kiện ăn, ở, đi lại, học tập, mặt khác
do chuyển đổi về phương thức quản lý theo cơ chế Nhà nước không bao cấp hoàn
toàn cho giáo dục và đào tạo nên số người theo học trình độ thạc sĩ và tiến sỹ
là hết sức hạn chế.
IV. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
TRÌNH ĐỘ THẠC SỸ VÀ TIẾN SỸ GIAI ĐOẠN 2009 - 2016
Đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ ở
nước ngoài giai đoạn 2009 - 2016 nhằm mục tiêu từng bước hình thành một đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh theo chủ
trương của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La. Phấn đấu đến năm 2016, tỉnh Sơn
La sẽ có 100 thạc sĩ (trong đó có 25 tiến sỹ) được đào tạo ở nước ngoài bằng
ngân sách của tỉnh.
V. CÁC CHUYÊN
NGÀNH ĐÀO TẠO VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Các nhóm ngành đào tạo và
chuyên ngành đào tạo
1.1. Nhóm ngành quản lý đô thị: quản
lý đô thị và công trình; quy hoạch đô thị; quản lý dự án; quản lý bất động sản;
giao thông công chính; tài nguyên môi trường; cấp, thoát và xử lý nước.
1.2. Nhóm ngành quản lý hành chính
Nhà nước: quản lý hành chính công; quản lý nguồn nhân lực; quản lý giáo dục; quản
lý y tế; quản lý văn hóa; quản lý báo chí; quản lý khoa học và công nghệ.
1.3. Nhóm ngành khoa học công nghệ:
công nghệ sinh học; công nghệ thông tin; kỹ thuật - công nghệ; chuyên khoa sâu
ngành y tế; bảo vệ thực vật; thú y...
1.4. Nhóm ngành kinh tế: quản lý thị
trường tài chính - chứng khoán; quản lý kinh tế - kinh tế phát triển; thương mại
quốc tế; kế toán - kiểm toán; ngân hàng; nông lâm nghiệp; du lịch...
1.5. Nhóm ngành luật: sở hữu trí tuệ;
kinh tế quốc tế; hành chính; thương mại; dân sự...
2. Tiến độ thực hiện
2.1. Năm 2009: Liên kết với các cơ
sở đào tạo trong nước để đào tạo đạt chuẩn ngoại ngữ; thời gian đào tạo từ 1 đến
1,5 năm, gồm 33 chỉ tiêu.
2.2. Năm 2010
a) Cử 33 chỉ tiêu cán bộ đã đào tạo
xong trình độ ngoại ngữ và bồi dưỡng chuyên môn (năm 2009) để cử đi nước ngoài
đào tạo trình độ thạc sĩ theo từng chuyên ngành, cụ thể như sau:
TT
|
Nhóm ngành
|
Chỉ tiêu cử đi đào tạo
|
Nước đào tạo
|
1
|
Quản lý đô thị
|
7
|
Nhật Bản, Trung Quốc, Nga
|
2
|
Quản lý hành chính nhà nước
|
8
|
Pháp, Singapo, Nga
|
3
|
Khoa học công nghệ
|
7
|
Pháp, Mỹ, Nga
|
4
|
Kinh tế
|
6
|
Trung Quốc, Singapo, Thái Lan, Nga
|
5
|
Luật
|
5
|
Anh, Pháp, Mỹ, Nga
|
Thời gian đào tạo thạc sĩ: 2 năm.
b) Xét chọn cử 35 chỉ tiêu đi đào tạo
trong nước trình độ đạt chuẩn ngoại ngữ và bồi dưỡng chuyên môn; thời gian đào
tạo 1 đến 1,5 năm, liên kết với Bộ Giáo dục và Đào tạo học tại các cơ sở đào tạo
trong nước.
2.3. Năm 2011
a) Cử 35 chỉ tiêu cán bộ đã đào tạo
xong trình độ ngoại ngữ và bồi dưỡng chuyên môn (năm 2010) đi nước ngoài đào tạo
trình độ thạc sĩ theo từng chuyên ngành, cụ thể như sau:
* Chỉ tiêu phân bổ theo nhóm ngành và
nước đào tạo
TT
|
Nhóm ngành
|
Chỉ tiêu cử đi đào tạo
|
Nước đào tạo
|
1
|
Quản lý đô thị
|
8
|
Nhật Bản, Trung Quốc, Nga
|
2
|
Quản lý hành chính nhà nước
|
8
|
Pháp, Singapo, Nga
|
3
|
Khoa học công nghệ
|
7
|
Pháp, Mỹ, Nga
|
4
|
Kinh tế
|
8
|
Trung Quốc, Singapo, Thái Lan, Nga
|
5
|
Luật
|
4
|
Anh, Pháp, Mỹ, Nga
|
Thời gian đào tạo thạc sĩ: 02 năm.
b) Xét chọn cử 32 chỉ tiêu đi đào tạo
trong nước trình độ đạt chuẩn ngoại ngữ và chuyên môn nghiệp vụ, thời gian đào
tạo từ 1 đến 1,5 năm, liên kết với Bộ Giáo dục và Đào tạo học tại các cơ sở đào
tạo trong nước.
2.4. Năm 2012
Cử 32 chỉ tiêu cán bộ đã đào tạo xong
trình độ ngoại ngữ và bồi dưỡng chuyên môn (năm 2011) cử đi nước ngoài đào tạo
trình độ thạc sĩ theo từng chuyên ngành, cụ thể như sau:
* Chỉ tiêu phân bổ theo nhóm ngành và
nước đào tạo
TT
|
Nhóm ngành
|
Chỉ tiêu cử đi đào tạo
|
Nước đào tạo
|
1
|
Quản lý đô thị
|
7
|
Nhật Bản, Trung Quốc, Nga
|
2
|
Quản lý hành chính nhà nước
|
5
|
Pháp, Singapo, Nga
|
3
|
Khoa học công nghệ
|
7
|
Pháp, Mỹ, Nga
|
4
|
Kinh tế
|
8
|
Trung Quốc, Singapo, Thái Lan, Nga
|
5
|
Luật
|
5
|
Anh, Pháp, Mỹ, Nga
|
2.5. Từ năm 2013 đến 2016: Xem xét, lựa
chọn cử các đối tượng đã tốt nghiệp trình độ thạc sĩ của các năm 2012, 2013,
2014 tiếp tục đào tạo lên tiến sỹ.
VI. DỰ KIẾN KINH
PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Dự kiến mức kinh phí trung bình tạm
tính để đào tạo
- Đào tạo thạc sĩ (2 năm): Khoảng
35.000 USD/người/khóa.
- Đào tạo tiến sỹ (3 - 4 năm): Khoảng
60.000 USD/người/khóa.
2. Bồi dưỡng đạt chuẩn ngoại ngữ và bồi
dưỡng chuyên môn trong nước (từ 1 - 1,5 năm): Khoảng 5.000 USD/người/năm.
3. Chi phí dịch vụ cho các đơn vị tư
vấn: Khoảng 100 triệu VNĐ.
4. Tổng kinh phí để thực hiện Đề án:
Khoảng 5.500.000 USD (Năm triệu năm trăm nghìn đô la Mỹ - tương đương 91 tỷ
VNĐ).
5. Dự kiến kinh phí hàng năm: Theo tỷ
giá 01 USD = 16.500 VNĐ.
Năm
|
Kinh
phí tính theo từng trình độ đào tạo
|
Ngoại
Ngữ
|
Thạc
sĩ (2 năm)
|
Tiến
sĩ (3 năm)
|
Tổng
cộng
|
2009
|
33
người x 5.000 USD = 165.000 USD
|
|
|
165.000
USD = 2.722.500.000VNĐ
|
2010
|
35
người x 5.000 USD = 175.000 USD
|
33 người
x 17.500 USD = 577.500 USD
|
|
752.500
USD = 12.416.250.000 VNĐ
|
2011
|
32
người x 5.000 USD = 160.000 USD
|
33
người x 17.500 USD = 577.500 USD; 35 người x 17.500 USD = 612.500 USD
|
|
1.350.000
USD = 22.275.000.000 VNĐ
|
2012
|
|
35 người
x 17.500 USD = 612.500 USD; 32 người x 17.500 USD = 560.000 USD
|
08
người x 20.000 USD = 160.000 USD
|
1.332.500
USD = 21.986.250.000 VNĐ
|
2013
|
|
32
người x 17.500 = 560.000 USD
|
16
người x 20.000 USD = 320.000 USD
|
880.000
USD = 14.520.000.000 VNĐ
|
2014
|
|
|
25
người x 20.000 USD = 500.000 USD
|
500.000
USD = 8.250.000.000 VNĐ
|
2015
|
|
|
17
người x 20.000 USD = 340.000 USD
|
340.000
USD = 5.610.000.000 VNĐ
|
2016
|
|
|
9
người x 20.000 USD = 180.000 USD
|
180.000
USD = 2.970.000 VNĐ
|
|
Tổng
Cộng
|
|
|
5.500.000
USD = 91.750.000.000 VNĐ
|
VII. ĐỐI TƯỢNG,
TIÊU CHUẨN TUYỂN CHỌN
1. Đối tượng chọn cử đi đào tạo
1.1. Là cán bộ, công chức, viên chức trong
biên chế đang công tác tại các cơ quan của Đảng, đoàn thể, cơ quan nhà nước,
đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh Sơn La; cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang; các
doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh (riêng các đối tượng ở doanh nghiệp nhà nước
thuộc tỉnh phải từ cấp phó trưởng phòng trở lên).
1.2. Con em các dân tộc tỉnh Sơn La
đã tốt nghiệp loại khá đại học hệ chính quy, có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Sơn
La, có người bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
2. Điều kiện, tiêu chuẩn
2.1. Điều kiện, tiêu chuẩn
chung
- Tuổi đời: Dưới 35 tuổi đối với nữ,
dưới 40 tuổi đối với nam; những người giữ chức vụ từ phó trưởng phòng cấp sở,
ngành, huyện và tương đương trở lên thì độ tuổi có thể cao hơn nhưng không quá
5 tuổi so với tuổi quy định.
- Có phẩm chất, đạo đức tốt; có lịch
sử chính trị rõ ràng; hoàn thành tốt nhiệm vụ, có ý thức tổ chức kỷ luật,
nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Trình độ ngoại ngữ: Biết đọc, nghe,
nói, viết thông thường 01 trong các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn Quốc,
Nga, Trung Quốc. Trình độ tin học: Sử dụng thành thạo, khai thác và ứng dụng
tin học theo chuyên ngành đào tạo.
- Có triển vọng trở thành cán bộ quản
lý, chuyên gia, cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi để phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát
triển tỉnh Sơn La.
- Có cam kết làm việc lâu dài tại các
cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh Sơn La ít nhất 10 năm sau khi hoàn thành
chương trình đào tạo. Việc cam kết được thực hiện bằng hợp đồng trách nhiệm
theo quy định của pháp luật và quy định của Đảng (nếu người được cử đi học là đảng
viên).
2.2. Điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể
- Đối với đào tạo tiến sỹ: Có bằng tốt
nghiệp thạc sĩ phù hợp hoặc gần với chuyên ngành đăng ký đào tạo tiến sỹ; có đủ
điều kiện đăng ký dự thi nghiên cứu sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đối với đào tạo thạc sĩ: Có bằng tốt
nghiệp đại học hệ chính quy, đạt từ loại khá trở lên, chuyên ngành đào tạo phù
hợp hoặc cùng nhóm ngành với chuyên ngành đăng ký đào tạo thạc sỹ.
- Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Đi học
thạc sỹ, tiến sỹ điểm thi ngoại ngữ phải đạt tối thiểu 650 TOEFL.
VIII. QUYỀN LỢI,
NGHĨA VỤ, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CỬ ĐI ĐÀO TẠO
1. Quyền lợi
1.1. Được cơ quan, đơn vị bố trí thời
gian, sắp xếp công việc và tạo điều kiện thuận lợi để đi học.
1.2. Trong thời gian đào tạo ở trong
nước được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định hiện
hành.
1.3. Trong thời gian đi đào tạo ở nước
ngoài cán bộ, công chức, viên chức được giữ nguyên chỉ tiêu biên chế, hưởng chế
độ tiền lương theo khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12
năm 2004 của Chính phủ. (hưởng 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ
lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)); và hưởng các chế độ trợ cấp
theo quy định hiện hành.
1.4. Được nâng bậc lương theo quy định.
1.5. Cán bộ, công chức, viên chức được
cử đi đào tạo là đảng viên thực hiện sinh hoạt Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng
Cộng sản Việt Nam.
1.6. Kinh phí sẽ chi trả những khoản
sau
- Kinh phí để học ngoại ngữ trong thời
gian từ một năm đến một năm rưỡi (nếu chưa đạt trình độ theo yêu cầu của cơ sở
đào tạo nước ngoài).
- Học phí và các khoản chi phí đào tạo
theo quy định của các cơ sở đào tạo ở nước ngoài.
- Chi phí ăn, ở.
- Chi phí đi lại (một lượt đi và về)
cho cả khóa học, lệ phí sân bay.
- Chi phí bảo hiểm y tế trong thời
gian đào tạo (nếu có).
- Chi phí làm thủ tục xuất, nhập cảnh.
- Chi
phí dịch vụ phải trả cho tổ chức thực hiện dịch vụ đào tạo ở trong nước.
- Chi phí phục vụ yêu cầu về xử lý rủi
ro, bất khả kháng xảy ra đối với lưu học viên trong quá trình triển khai Đề án.
- Quản lý phí và các chi phí khác có
liên quan đến Đề án.
- Khen
thưởng, động viên lưu học viên có thành tích trong quá trình học tập.
Các chi phí nêu trên thực hiện theo chế
độ, quy định hiện hành của Nhà nước và theo hợp đồng với các cơ sở đào tạo
trong nước và nước ngoài.
1.7. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo
được phân công, bố trí công tác theo đúng ngành nghề và yêu cầu quy hoạch cán bộ
của tỉnh.
2. Nghĩa vụ
2.1. Tôn trọng và chấp hành luật pháp
Việt Nam và nước cử đến học; quy định của cơ sở đào tạo và hợp đồng đã được ký
kết theo quy định.
2.2. Kết thúc mỗi năm học phải báo
cáo kết quả học tập, nghiên cứu, tình hình sinh hoạt với Ban Chỉ đạo để theo
dõi.
2.3. Sau khi hoàn thành khóa học phải
về nước đúng hạn, trình diện tại Ban Chỉ đạo chậm nhất 15 ngày theo Quyết định
của UBND tỉnh và chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc chương trình đào tạo
phải đến nhận công tác tại các cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức cử
đi đào tạo.
Tùy theo ngành đào tạo cần thiết, nếu
cá nhân có nguyện vọng ở lại nước ngoài để trau dồi thêm nghề nghiệp thì phải
được Thường trực Tỉnh ủy hoặc UBND tỉnh đồng ý bằng văn bản.
3. Trách nhiệm vật chất
Người được cử đi đào tạo nếu thực hiện
không đúng hợp đồng đã ký kết hoặc có những vi phạm sau đây phải chịu trách nhiệm
vật chất như sau:
3.1. Hoàn trả chi phí đào tạo đã tạm ứng
khi kết quả học tập, sinh hoạt của năm học không đạt yêu cầu, phải chấm dứt việc
học tập; thời hạn hoàn trả không quá 01 (một) năm kể từ khi có quyết định chấm
dứt học tập và bồi thường chi phí đào tạo có hiệu lực.
3.2. Bồi thường vật chất theo hợp đồng
kinh tế ký kết giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với người được cử đi học thạc sỹ, tiến
sỹ ở nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
- Tự ý bỏ học.
- Sau khi hoàn thành khóa đào tạo
không trở về công tác tại tỉnh Sơn La.
- Không thực hiện đúng cam kết, không
chấp hành sự phân công, bố trí công tác của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
IX. QUẢN LÝ VÀ SỬ
DỤNG KINH PHÍ ĐÀO TẠO
1. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án
1.1. Ngân sách của tỉnh.
1.2. Kinh phí đào tạo do Chính phủ, Bộ
Giáo dục và Đào tạo; các bộ, ngành Trung ương cấp (nếu có).
1.3. Các nguồn tài trợ khác.
2. Lập dự toán và chi trả
2.1. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì lập
dự toán kinh phí đào tạo hàng năm trình Sở Tài chính thẩm định và tổng hợp báo
cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định trong dự toán ngân sách hàng
năm của tỉnh.
2.2. Kinh phí đào tạo được cấp phát,
quản lý, quyết toán qua Sở Giáo dục và Đào tạo. Sở Giáo dục và Đào tạo tạm ứng,
thanh toán, chi trả trực tiếp với đối tượng được cử đi học.
2.3. Kinh phí được chi tạm ứng hàng
năm cho những người được cử đi học. Năm đầu tiên, kinh phí được chuyển ngay sau
khi hợp đồng trách nhiệm giữa các bên được ký kết; các năm học tiếp theo, sẽ được
chuyển nếu kết quả học tập, sinh hoạt của từng năm đạt yêu cầu. Trường hợp kết
quả học tập, sinh hoạt không đạt yêu cầu thì không được chuyển tiếp kinh phí.
2.4. Kinh phí của toàn bộ khóa học sẽ
được thanh toán đầy đủ trên cơ sở bằng tốt nghiệp, bảng điểm hoặc biên bản của
Hội đồng bảo vệ đề tài tốt nghiệp đánh giá đạt yêu cầu.
3. Thủ tục để chuyển kinh phí
3.1. Những người được cử đi học phải
có báo cáo kết quả học tập, sinh hoạt, có nhận xét của cơ sở đào tạo hoặc văn bằng
tốt nghiệp hoặc biên bản của Hội đồng nghiệm thu.
3.2. Quyết định cấp kinh phí đào tạo
của UBND tỉnh.
Đề án cử
cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài
là tạo nguồn nhân lực trẻ có trình độ cao phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi
các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành có sự phối kết hợp tổ chức thực hiện có
hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện
công vụ của tỉnh, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo có năng lực, trình độ cao để đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà./.