Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Nghị quyết 25/2016/NQ-HĐND về kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách do tỉnh Quảng Trị quản lý năm 2017

Số hiệu 25/2016/NQ-HĐND
Ngày ban hành 14/12/2016
Ngày có hiệu lực 14/12/2016
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Nguyễn Văn Hùng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Xây dựng - Đô thị

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2016/NQ-HĐND

Quảng Trị, ngày 14 tháng 12 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH DO TỈNH QUẢN LÝ NĂM 2017

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017;

Xét Tờ trình số 4981/TTr-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh về Kế hoạch sử dụng nguồn vốn ngân sách do tỉnh quản lý năm 2017; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh; ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Kế hoạch sử dụng nguồn vốn ngân sách do tỉnh quản lý năm 2017, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tổng vốn ngân sách do địa phương quản lý trong kế hoạch 2017 là 804.110 triệu đồng, bao gồm:

a) Nguồn vốn đầu tư trong cân đối theo tiêu chí: 396.110 triệu đồng;

b) Nguồn vốn đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất: 375.000 triệu đồng;

c) Nguồn thu từ xổ số kiến thiết: 33.000 triệu đồng.

(Kế hoạch phân bổ chi tiết có 08 Biểu kèm theo)

2. Về nguyên tắc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2017:

a) Bố trí đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ theo quy định của Quốc hội;

b) Bố trí đầu tư các khoản thuộc trách nhiệm chung của tỉnh, bao gồm: Chi trả nợ các khoản vay (vốn vay kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn và vốn vay theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ); bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA thuộc trách nhiệm của tỉnh;

c) Phần còn lại thực hiện phân cấp tỉnh - huyện quản lý, trong đó:

- Cấp tỉnh quản lý 60%: Bố trí vốn chuẩn bị đầu tư; vốn quyết toán các dự án hoàn thành; xử lý một phần nợ đọng xây dựng cơ bản của tỉnh; hỗ trợ đầu tư cho cấp huyện theo chính sách riêng của tỉnh và bố trí cho một số công trình do các sở, ban, ngành cấp tỉnh quản lý (bao gồm thực hiện các chương trình mục tiêu từ Trung ương chuyển về chi từ ngân sách địa phương). Kế hoạch năm 2017, thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên bố trí vốn để hoàn thành toàn bộ các dự án của kế hoạch 2016 chuyển sang để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Phần còn lại để khởi công mới của một số dự án đã được tỉnh cho phép lập chủ trương đầu tư và đã bố trí vốn chuẩn bị đầu tư.

- Cấp huyện quản lý 40%: Bố trí các công trình do huyện quản lý theo đúng các nguyên tắc chung của tỉnh; bao gồm thực hiện các chương trình mục tiêu từ Trung ương chuyển về chi từ ngân sách địa phương (Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; di dân định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, phòng, tránh bão, lũ khu vực miền Trung theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ; phát triển kinh tế xã hội tuyến biên giới và đối ứng thực hiện các công trình, dự án được hỗ trợ theo chính sách riêng của tỉnh.

3. Các giải pháp thực hiện:

a) Tổ chức thực hiện đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 2/6/2016 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017;

b) Các cấp ngân sách chủ động bố trí vốn và thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, đảm bảo các điều kiện để được bố trí kế hoạch vốn thực hiện dự án theo đúng quy định hiện hành;

c) Tăng cường năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư. Nâng cao năng lực thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở, quyết toán công trình, cấp phát vốn đầu tư, giải phóng mặt bằng của các cơ quan quản lý nhà nước. Kiểm tra chặt chẽ tiến độ thực hiện dự án của các nhà thầu, của các đơn vị tư vấn;

d) Các dự án đã được quyết định đầu tư phải thực hiện đầu tư đúng theo mức vốn kế hoạch đã được giao, nghiêm cấm việc thực hiện vượt quá mức kế hoạch vốn được giao, gây nợ đọng xây dựng cơ bản. Trường hợp thật sự cần thiết phải bổ sung thêm vốn, hoặc phải điều chuyển vốn trong nội bộ ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý thì phải báo cáo cấp có thẩm quyền giao kế hoạch vốn xem xét quyết định;

[...]