Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Nghị quyết 23/NQ-HĐND năm 2016 thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2016-2020, tỉnh Hà Giang

Số hiệu 23/NQ-HĐND
Ngày ban hành 21/07/2016
Ngày có hiệu lực 21/07/2016
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Thào Hồng Sơn
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/NQ-HĐND

Hà Giang, ngày 21 tháng 7 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, TỈNH HÀ GIANG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XVII - KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét Tờ trình số 95/TTr-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2016 của UBND tỉnh về việc thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Hà Giang và Báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh;

Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đã thảo luận và nhất trí,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Hà Giang với các nội dung chủ yếu sau:

I. Về đánh giá phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 đạt 6,55%; tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2015 đạt 19,2 triệu đồng. Cơ cấu từng ngành kinh tế có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả. Nông nghiệp tăng trưởng khá ổn định; sản lượng lúa hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch; hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo. Công nghiệp - xây dựng tăng trưởng khá cao, công tác xúc tiến, thu hút đầu tư có chuyển biến tích cực, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp được nâng lên. Thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu tiếp tục phát triển. Kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế biên mậu được ưu tiên đầu tư; du lịch có nhiều khởi sắc. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, các hoạt động văn hóa, thông tin tuyên truyền được tổ chức tốt; công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân thường xuyên được quan tâm; an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, không để xảy ra bị động, bất ngờ. Quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế được mở rộng, phát triển có chiều sâu.

Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nên Hà Giang vẫn là một trong những tỉnh đặc biệt khó khăn, đời sống còn ở mức thấp; vùng biên giới vẫn còn chịu nhiều tàn dư của chiến tranh; hạ tầng giao thông yếu về năng lực kết nối vùng, miền là một trong những yếu tố trở ngại lớn; mặc dù các chính sách hỗ trợ của Trung ương đã có, nhưng vẫn không đủ mạnh để thu hút các doanh nghiệp lớn đến với địa phương. Công tác cải cách hành chính, quản lý điều hành, kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy nhà nước có mặt còn hạn chế.

II. Mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020:

1. Mục tiêu:

Đảm bảo triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Tập trung huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực lãnh đạo phát triển kinh tế, thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu xây dựng Hà Giang thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, có trình độ phát triển đạt mặt bằng chung của các tỉnh miền núi.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020:

a) Chỉ tiêu kinh tế:

- Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt tốc độ tăng bình quân 5 năm từ 8%/năm trở lên;

- Cơ cấu kinh tế: Thương mại - dịch vụ chiếm 42,1%, Công nghip - xây dựng 24,7%, Nông lâm nghiệp - thủy sản 28,6%, Thuế sản phẩm 4,6%;

- Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/năm;

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 2.500 tỷ đồng;

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 50.000 tỷ đồng;

- Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) đạt 8.000 tỷ đồng;

- Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu đạt 880 triệu USD;

- Tổng sản lượng lương thực đạt 42 vạn tấn. Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân/ha đất canh tác hằng năm đạt 50 triệu đồng. Tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp đạt 30%;

- Doanh thu du lịch, dịch vụ đạt 2.050 tỷ đồng.

- Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới là 38 (thêm 27 xã công nhận mới);

b) Chỉ tiêu xã hội:

[...]