Nghị quyết 23/2012/NQ-HĐND về thông qua đề án thành lập thành phố Cao Bằng thuộc tỉnh Cao Bằng
Số hiệu | 23/2012/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 05/07/2012 |
Ngày có hiệu lực | 15/07/2012 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Cao Bằng |
Người ký | Hà Ngọc Chiến |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Xây dựng - Đô thị |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2012/NQ-HĐND |
Cao Bằng, ngày 05 tháng 7 năm 2012 |
VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN THÀNH LẬP THÀNH PHỐ CAO BẰNG THUỘC TỈNH CAO BẰNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHÓA XV KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị; Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn;
Xét Tờ trình số 2412/TTr-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Đề án thành lập phường Hòa Chung, phường Duyệt Trung và thành lập thành phố Cao Bằng thuộc tỉnh Cao Bằng;
Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua thông qua Đề án thành lập thành phố Cao Bằng thuộc tỉnh Cao Bằng.
(có nội dung Đề án kèm theo)
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ trình Chính phủ, tổ chức triển khai thực hiện sau khi Đề án được Chính phủ phê duyệt và báo cáo kết quả với Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khóa XV, kỳ họp thứ 4 thông qua./.
|
CHỦ TỊCH |
VỀ VIỆC THÀNH LẬP THÀNH PHỐ CAO BẰNG THUỘC TỈNH
CAO BẰNG
(kèm theo Nghị quyết số23/NQ-HĐND ngày 05 tháng 7 năm 2012
của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng)
1. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
2. Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị; Thông tư liên tịch số 34/2009/TT- BXD ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng về quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ;
3. Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
4. Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn;
5. Căn cứ Quyết định số 3362/2004/QĐ-UB ngày 22 tháng 2 năm 2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Cao Bằng giai đoạn 2003 - 2020.
6. Căn cứ Quyết định số 736/QĐ-UBND ngày 23 tháng 04 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng đến năm 2020;
7. Căn cứ Chương trình số 09-CTr/TU ngày 29 tháng 04 năm 2011 của Tỉnh ủy Cao Bằng, về xây dựng, phát triển thị xã Cao Bằng giai đoạn 2011-2015;
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2012/NQ-HĐND |
Cao Bằng, ngày 05 tháng 7 năm 2012 |
VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN THÀNH LẬP THÀNH PHỐ CAO BẰNG THUỘC TỈNH CAO BẰNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHÓA XV KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị; Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn;
Xét Tờ trình số 2412/TTr-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Đề án thành lập phường Hòa Chung, phường Duyệt Trung và thành lập thành phố Cao Bằng thuộc tỉnh Cao Bằng;
Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua thông qua Đề án thành lập thành phố Cao Bằng thuộc tỉnh Cao Bằng.
(có nội dung Đề án kèm theo)
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ trình Chính phủ, tổ chức triển khai thực hiện sau khi Đề án được Chính phủ phê duyệt và báo cáo kết quả với Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khóa XV, kỳ họp thứ 4 thông qua./.
|
CHỦ TỊCH |
VỀ VIỆC THÀNH LẬP THÀNH PHỐ CAO BẰNG THUỘC TỈNH
CAO BẰNG
(kèm theo Nghị quyết số23/NQ-HĐND ngày 05 tháng 7 năm 2012
của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng)
1. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
2. Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị; Thông tư liên tịch số 34/2009/TT- BXD ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng về quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ;
3. Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
4. Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn;
5. Căn cứ Quyết định số 3362/2004/QĐ-UB ngày 22 tháng 2 năm 2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Cao Bằng giai đoạn 2003 - 2020.
6. Căn cứ Quyết định số 736/QĐ-UBND ngày 23 tháng 04 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng đến năm 2020;
7. Căn cứ Chương trình số 09-CTr/TU ngày 29 tháng 04 năm 2011 của Tỉnh ủy Cao Bằng, về xây dựng, phát triển thị xã Cao Bằng giai đoạn 2011-2015;
Cao Bằng là tỉnh miền núi vùng cao biên giới thuộc vùng Đông Bắc của Tổ quốc có diện tích tự nhiên 6.724,62 km2, dân số 513.100 người. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), có đường biên giới dài 332 km, phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Đông Nam giáp tỉnh Lạng Sơn. Có 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 01 thị xã và 12 huyện.
Tỉnh Cao Bằng có các tuyến đường giao thông quan trọng về tầm chiến lược quốc phòng - an ninh như quốc lộ 3, quốc lộ 4A, quốc lộ 34. Hệ thống sông ngòi chính gồm có sông Bằng Giang, sông Gâm, sông Bắc Vọng, sông Quây Sơn. Hiện nay tỉnh Cao Bằng có 02 cửa khẩu Quốc gia và một số cặp chợ đường biên đây là lợi thế quan trọng trong việc giao lưu kinh tế, dịch vụ du lịch, thương mại với bên ngoài nhất là với Trung Quốc, đang hình thành những trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội thúc đẩy sự phát triển của các địa phương trong tỉnh, các tỉnh lân cận và của vùng Đông Bắc.
1. Thị xã Cao Bằng là trung tâm chính trị, hành chính kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh, là một trong 13 đơn vị hành chính cấp huyện miền núi thuộc tỉnh Cao Bằng, là thị xã nằm ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, thị xã Cao Bằng đã có bước phát triển mạnh mẽ, Đảng bộ và và nhân dân thị xã đã tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ. Công tác quản lý đô thị được tăng cường, kinh tế phát triển khá (riêng năm 2010 tốc độ phát triển kinh tế đạt trên 14%), đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, tốc độ đô thị hóa nhanh, thị xã đã khẳng định được là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông, giao lưu của tỉnh và các tỉnh lân cận.
Ngày 18 tháng 10 năm 2010, Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 926/QĐ-BXD công nhận thị xã Cao Bằng là đô thị loại III. Dấu ấn quan trọng này khẳng định bước đi vững chắc trong chặng đường xây dựng và phát triển của thị xã Cao Bằng. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh Cao Bằng nói chung và nhân dân thị xã nói riêng đã tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư và phát triển thị xã Cao Bằng, củng cố vững chắc các tiêu chí đô thị loại III. Đầu tư phát triển hạ tầng kiến trúc, tạo tiền đề thành lập Thành phố Cao Bằng trực thuộc tỉnh Cao Bằng, với các tiêu chí của một đô thị hiện đại, sáng, xanh, sạch, đẹp.
Thành lập thành phố Cao Bằng trực thuộc tỉnh sẽ phát huy mạnh mẽ hơn chức năng đô thị trung tâm của tỉnh Cao Bằng, tạo ra động lực mới cho sự phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, đảm bảo an ninh – quốc phòng, sắp xếp hợp lý lao động thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ - thương mại, các khu công nghiệp, mở mang các ngành nghề sản xuất kinh doanh, có điều kiện huy động mọi nguồn lực trong nước và nước ngoài. Xây dựng cơ sở kiến trúc hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang nâng cấp đô thị theo hướng văn minh hiện đaị, trở thành trung tâm phát triển công nghiệp, du lịch, thương mại - dịch vụ là phù hợp với quy hoạch chung và xu hướng phát triển đô thị của cả nước, phù hợp với định hướng phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thị xã Cao Bằng nói riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung.
2. Xã Hoà Chung và xã Duyệt Trung là 02 đơn vị hành chính trực thuộc thị xã Cao Bằng, cả 02 xã đều có lợi thế về giao thông như có đường Quốc lộ 4A, đường tỉnh lộ 209, đường quốc lộ (nối Quốc lộ 4A với Quốc lộ 3) là đầu mối giao thông quan trọng của thị xã, là đầu mối giao thông đi các huyện và các vùng xung quanh. Trong những năm gần đây 02 xã đều có những chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ - thương mại, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Xã Hoà Chung nằm ở phía Tây nam của thị xã Cao Bằng với diện tích tự nhiên là 544,27 ha, có 15 xóm với 1.030 hộ dân 4.120 nhân khẩu, trên địa bàn xã có các trường như trường trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông chuyên của tỉnh, trường Chính trị Hoàng Đình Giong… Ngoài ra còn có trụ sở của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn. Xã Duyệt Trung nằm ở phía Đông nam của thị xã Cao Bằng với diện tích tự nhiên là 997,36 ha, có 10 xóm với 1.054 hộ dân, 4.215 nhân khẩu. Trên địa bàn xã có cụm công nghiệp khai thác, chế biến xã Chu Trinh - Duyệt Trung và các cơ quan, xí nghiệp khác như Công ty cổ phần xi măng xây dựng công trình Cao Bằng, xí nghiệp sắt Nà Lủng; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Các công trình như: Khu tái định cư, khu tiểu thủ công nghiệp đã và đang được xây dựng.
Việc thành lập 02 phường Hoà Chung và Duyệt Trung là cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền cơ sở quản lý, điều hành theo mô hình chính quyền đô thị, từ đó thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái tại địa phương.
III. HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ HÒA CHUNG, XÃ DUYỆT TRUNG VÀ THỊ XÃ CAO BẰNG
1. Vị trí địa lý: xã Hoà Chung nằm ở phía Tây nam của thị xã Cao Bằng với diện tích tự nhiên là 544,27 ha, có 15 xóm với 1.030 hộ dân 4.120 nhân khẩu.
Phía Đông giáp phường Hợp Giang và phường Tân Giang; phia Tây giáp phường Sông Hiến và xã Lê Chung của huyện Hoà An; phía Nam giáp xã Lê Chung của huyện Hoà An; phía Bắc giáp phường Sông Hiến.
2. Quy mô dân số, diện tích và mật độ dân số
- Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã: 544,27 ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là: 394,09 ha; diện tích đất phi nông nghiệp là: 150.18 ha (Trong đó diện tích đất ở: 73,85 ha)
- Mật độ dân số: Tính theo diện tích tự nhiên là: 4.1120 người/5,44 km2 = 757 người/ km2); tính theo diện tích đất phi nông nghiệp là: 4.120 người /1,501 ha = 2.745 người/km2; tính theo diện tích đất ở là: 4.120 người/0,738 km2 = 5.583 người/km2
3. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
- Quy mô dân số của xã: 4120 người
- Tổng số lao động là: 2944 người (tỷ lệ lao động/dân số là: 71,56%), trong đó: Số lao động nông, lâm, ngư nghiệp là: 636 người; số lao động phi nông nghiệp là: 2.308 người.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là: 78,41%
4. Về xây dựng - phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị
Xã Hoà Chung có các cơ sở đào tạo và trụ sở của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn. Có đường tỉnh lộ 209, đường quốc lộ (nối quốc lộ 4A với quốc lộ 3).
- Về nhà ở: Tổng diện tích sàn nhà ở là 53.279 m2, trong đó tỷ lệ nhà ở kiên cố, bán kiên cố và cao tầng đạt 924 nhà/ 1030 nhà = 89,7%.
- Hệ thống cấp điện: 100% hộ dân trong xã được sử dụng điện sinh hoạt (điện lưới Quốc gia).
- Xã đã có mạng lưới điện chiếu sáng đô thị với tổng chiều dài 2 km đạt 33,3% các đường phố chính.
- Về hệ thống cấp nước: 100% hộ dân được sử dụng nước sạch (trong đó: 80% hộ dân sử dụng nước máy, còn lại sử dụng nước sạch tập trung và nước tự chảy). Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt: 120lít/người/ngày.
- Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường: Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường từng bước được xây dựng. Toàn xã có 596/1030 hộ = 57,86% hộ sử dụng hố xí tự hoại.
- Trên địa bàn xã hiện có 285,36 ha đất cây xanh, đạt mức bình quân: 836,8 m2/người. Trong đó đất trồng cây xanh công cộng khu vực dân dụng 4.320 m2, đạt mức bình quân: 1,47 m2/ người.
- Tỷ lệ hộ dân được thu gom rác: 492/1030 hộ = 47,8%. Khối lượng chất thải rắn thu gom được đưa về bãi chôn lấp Khuổi Kép của thị xã.
- Hệ thống thông tin liên lạc: Mạng lưới thông tin phát triển đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; bình quân số máy trên số dân đạt 60 máy/100 người dân
Hiện nay thị xã đang khẩn trương thực hiện các dự án nâng cấp, hạ tầng chỉnh trang đô thị như điện chiếu sáng đường Nà Lắc - Nà Chướng, điện chiếu sáng vào trường Trung học cơ sở Tân An (Ngã 3 tỉnh lộ 209 đến trường Trung học cơ sở Tân An); điện chiếu sáng tỉnh lộ 209 (Ngã 3 Tân An đến cầu Pác Cáy); mở cua đường 1 - 4, xây dưng kè bảo vệ nền đường, mở rộng lề đường và lắp đặt hộ lam trên đỉnh kè, cải tạo nâng cấp nền, mặt đường và hệ thống thoát nước đường vào trường Mầm non Hoà chung; đường Tân An (Ngã 4 Công an tỉnh đến cầu Tân An), cải tạo, nâng cấp mặt đường, vỉa hè và hệ thống thoát nước đường khu dân cư Công ty vận tải ô tô Nà Lắc, xây dựng 01 nhà văn hoá xã, bê tông hoá đường giao thông các xóm Nà Gà: 0,3 km, xóm 4A2: 0,12 km.
5. Về kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng
+ Về kinh tế: Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn xã năm 2010 đạt: 248.635.800 đồng/năm. Đây chủ yếu là các nguồn thu từ các đơn vị, cơ sở kinh doanh dịch vụ trrên địa bàn. Dự kiến trong thời gian tới nguồn thu ngân sách sẽ đạt cao hơn từ những nguồn thu có mục tiêu và ổn định, từ các khu tiểu thủ công nghiệp và các loại hình kinh doanh đa dạng trên địa bàn do sự phát triển của đô thị hóa, sự phát triển đa dạng của các thành phần kinh tế và sự thu hút đầu tư đối với các đơn vị có nhu cầu khai thác các thế mạnh và tiền năng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa bàn xã Hoà Chung.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt: 600USD
Tỷ lệ hộ nghèo trên địa xã còn 3,24%
+ Về giáo dục, đào tạo: Xã đã được công nhận duy trì và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, hệ thống lớp học được xây dựng cơ bản đảm bảo nhu cầu giảng dạy và học tập của con em trong toàn xã, có 2/5 trường đạt chuẩn quốc gia.
Tổng số 05 trường, 64 lớp và 1.827 học sinh
+ Về Y tế: Xã có trạm y tế được đầu tư xây dựng theo quy định của Bộ Y tế (có 2 giường bệnh, 01 bác sỹ, 01 y sỹ, 01 nữ hộ sinh, 01 điều dưỡng) đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
+ Công tác văn hóa - thông tin: Ngày càng được quam tâm đầu tư đúng mức, các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể thao của xã được duy trì, phát triển đến các xóm từng bước đáp ứng được nhu cầu về văn hoá tinh thần của nhân dân. Hiện nay toàn xã có 2 cụm loa truyền thanh, có 14/15 xóm có nhà văn hoá, có 07 sân thể thao, 01 điểm bưu điện văn hoá xã và 15/15 xóm đã xây dựng được quy ước, hương ước làng văn hóa.
+ Về tình hình an ninh, quốc phòng: Trên địa bàn luôn được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng công an và quân đội nên công tác an ninh - quốc phòng luôn được giữ vững và ổn định.
1. Vị trí địa lý: Xã Duyệt Trung nằm ở phía Đông Nam của thị xã Cao Bằng với diện tích tự nhiên là 997,36 ha, có 10 xóm với 1.054 hộ dân 4.215 nhân khẩu.
Phía Đông giáp phường Sông Bằng; Tây xã Lê Chung của huyện Hoà An; Nam giáp xã Chu Trinh; Bắc giáp phường Tân Giang.
2. Quy mô dân số, diện tích và mật độ dân số
- Tổng dân số: 4.215 người
- Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã: 997,36 ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp: 824,98 ha; diện tích đất phi nông nghiệp là: 144,13 ha (Trong đó tổng diện tích đất ở: 22,33 ha) diện tích đất chưa sử dụng: 28,25 ha
- Mật độ dân số: Tính theo diện tích tự nhiên là: 4.215 người/9,973 km2 = 423 người/km2; tính theo diện tích đất phi nông nghiệp là: 4.215 người/1,441km2 = 2.925 người/ km2; tính theo diện tích đất ở là: 4215 người/0,223 km2 = 18.986 người/km2.
3. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
- Tổng số lao động là: 2.962 người ( tỷ lệ lao động/dân số là: 70,27%), trong đó: Số lao động nông, lâm, ngư nghiệp là: 291 người; số lao động phi nông nghiệp là: 2.671 người.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là: 90,2%
4. Về xây dựng - phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị
Trên địa bàn xã đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng khu tái định cư II thị xã Cao Bằng - và Khu định cư I (công ty cổ phần xi măng xây dựng công trình Cao Bằng) với diện tích hơn 1,5 ha, có đường quốc lộ 4A đi qua.
- Về nhà ở:
+ Tổng diện tích sàn nhà ở là 43.200 m2, trong đó tỷ lệ nhà ở kiên cố và cao tầng đạt 824nhà/1054 nhà = 78,17%.
- Về hệ thống đường giao thông: Xã có tổng cộng 10 km đường giao thông (trong đó có 3 km đường giao thông chính; nhựa và bê tông hoá 2 km, còn có 5 km đường cấp phối).
- Hệ thống cấp điện: 100% hộ dân được sử dụng điện sinh hoạt (điện lưới Quốc gia).
- Xã đã có mạng lưới điện chiếu sáng đô thị với tổng chiều dài 3 km đạt 30%
- Về hệ thống cấp nước: 100% hộ dân được sử dụng nước sạch (trong đó: 75% hộ dân sử dụng nước máy, còn lại sử dụng nước giếng và nước tự chảy).
- Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt: 120 lít/người/ngày (số liệu toàn thị xã năm 2008 do Công ty cấp nước cung cấp)
- Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường: Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường đang từng bước được xây dựng. Toàn xã có 611/1054 hộ = 57,96 % hộ sử dụng hố xí tự hoại.
- Trên địa bàn xã hiện có 1.500 ha đất cây xanh, đạt mức bình quân: 55,6 m2/người. Trong đó đất trồng cây xanh công cộng khu vực dân dụng 500m2. Tỷ lệ hộ dân được thu gom rác: 497/1054 hộ= 47,15%.
- Hệ thống thông tin bưu điện: Mạng lưới thông tin, cáp quang, Internét phát triển đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; bình quân số máy trên dân số đạt 70 máy/100 người dân
Hiện nay thị xã đang khẩn trương thực hiện các dự án nâng cấp hạ tầng chỉnh trang đô thị như: Điện chiếu sáng trục đường quốc lộ 4A ( từ công ty cổ phần xi măng xây dựng công trình đến hết địa phận xã Chu Trinh), trụ sở làm việc Uỷ ban nhân dân xã Duyệt Trung, xây dựng nhà văn hoá xã, bê tông hoá đường giao thông xóm. Tổng số: 0,65 km (đường Nà Thỏ 0,3 km, đường vào trường Mầm non đến khu dân cư xóm Nà Kéo: 0,35 km)
5. Về kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng
+ Về kinh tế: Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn xã năm 2010 đạt: 151.529.800 đồng. Đây chủ yếu là các nguồn thu từ các đơn vị, cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn.
Dự kiến trong thời gian tới nguồn thu ngân sách sẽ đạt cao hơn từ những nguồn thu có mục tiêu và ổn định, từ các khu tiểu thủ công nghiệp và các loại hình kinh doanh đa dạng trên địa bàn do sự phát triển của đô thị hóa, sự phát triển đa dạng của các thành phần kinh tế và sự thu hút đầu tư đối với các đơn vị có nhu cầu khai thác các thế mạnh và tiền năng trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội của địa bàn xã Duyệt Trung.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt: 650 USD
Tỷ lệ hộ nghèo trên địa xã còn 4,41% .
+ Về giáo dục và đào tạo: Xã đã được công nhận đang duy trì và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục Mầm non, hệ thống lớp học được xây dựng cơ bản, các phương tiện và đồ dùng dạy học được trang bị khá đồng bộ, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập theo quy định của Nhà nước. Hiện nay trên địa bàn xã có 01 trường Mầm non, 01 trường tiểu học, Trường Tiểu học Duyệt Trung được công nhận đạt chuẩn Quốc gia.
Tổng số 02 trường, 18 lớp học và 488 học sinh.
+ Về Y tế: có 01 trạm y tế được đầu tư xây dựng theo quy định của Bộ y tế (có 2 giường bệnh, 01 bác sỹ, 01 y sỹ, 01 dược sỹ và 01 nữ hộ sinh) đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
+ Công tác văn hóa - thông tin: Công tác văn hóa xã hội ngày càng được quan tâm đầu tư đúng mức, các hoạt động văn hoá, văn nghệ của xã được phát triển đến các xóm và ngày chú trọng về chất lượng từng bước đáp ứng được nhu cầu về văn hoá tinh thần của nhân dân. Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" trên địa bàn xã được duy trì có nề nếp. Hiện nay toàn xã có 01 cụm loa truyền thanh, 09/10 xóm có nhà văn hoá , có 03 sân thể thao, 01 điểm bưu điện văn hoá xã và 10/10 xóm đã xây dựng được quy ước, hương ước làng văn hoá
+ Về an ninh, quốc phòng: Trên địa bàn luôn được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng công an và quân đội nên công tác an ninh – quốc phòng luôn được giữ vững và ổn định .
1. Vị trí, chức năng đô thị của thị xã Cao Bằng
Tổng diện tích tự nhiên là 10.762,81 ha. dân số là 84.421 người
Địa giới hành chính: Đông giáp xã Quang Trung, xã Hồng Nam, huyện Hoà An; Tây giáp xã Bạch Đằng, xã Hoàng Tung, huyện Hoà An; Nam giáp xã Kim Đồng, huyện Thạch An, xã Lê Trung, huyện Hoà An; Bắc giáp xã Bế Triều, xã Ngũ Lão huyện Hoà An;
Thị xã Cao Bằng có tuyến Quốc lộ 3, Quốc lộ 4A và tỉnh lộ 203 nối thị xã với thủ đô Hà Nội, các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và các cửa khẩu, trong đó có cửa khẩu Quốc gia Tà Lùng. Thị xã Cao Bằng có vị trí đặc biệt về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ phía Đông Bắc của Tổ quốc. Đây là những điều kiện thuận lợi để thị xã Cao Bằng tiếp nhận sự đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật, phát triển thị trường, đồng thời phát huy được vị thế chiến lược về kinh tế, quốc phòng - an ninh và tiềm năng vốn có của mình, tạo ra những bước đột phá về thế và lực trong thời kỳ phát triển mới.
Thị xã Cao Bằng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội, của tỉnh; là đầu mối giao thông quan trọng có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá; là trung tâm đào tạo các bậc cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật của tỉnh, hàng năm thu hút hàng nghìn con em các dân tộc trong tỉnh theo học, đáp ứng một phần nhu cầu về về nguồn nhân lực cho tỉnh.
2. Về quy mô dân số
Dân số của thị xã Cao Bằng đến 01 tháng 12 năm 2010 là 84.421 người (bao gồm: cả dân số thường trú và dân số quy đổi). Trong đó dân số khu vực nội thị là 67.268 người, chiếm 79,68% tổng dân số toàn thị xã; dân số ngoại thị là 17.153 người, chiếm 20,32%. Cơ cấu dân số thay đổi theo hướng tỷ lệ dân số nội thị ngày một tăng, tỷ lệ dân số ngoại thị giảm dần.
3. Về mật độ dân số
Mật độ dân số khu vực xây dựng nội thị là 67.268 người/7,62 km2 = 8.828 người/km2
Tỷ lệ dân số nội thị là: (67.268 người/84.421 người) x 100 = 79,68%
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
Số lao động làm việc trong ngành kinh tế quốc dân: 73.193 người. Trong đó: Lao động phi nông nghiệp: 58.810 người; lao động nông nghiệp: 14.383 người;
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp: 86,7%
5. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội
5.1. Về nhà ở
Thị xã Cao Bằng đã từng bước hoàn thiện các hệ thống công trình hạ tầng xã hội, người dân đã được sống trong những ngôi nhà khá khang trang, kiên cố.
Theo thống kê khu vực nội thị có 12.004 công trình nhà ở, trong đó công trình kiên cố, khá kiên cố và bán kiên cố là 5.955 công trình chiếm 49,71%. Diện tích nhà ở khu vực nội thị là 1.021.570m2, bình quân đạt khoảng 20 m2sàn/người.
5.2. Công trình dịch vụ công cộng
Thị xã đã đầu tư xây dựng, nâng cấp 02 chợ trung tâm và các chợ nhỏ ở phường, xã, tại dọc phố chính có nhiều cơ sở kinh doanh thương mại của các tổ chức và cá nhân. Hoạt động thương mại - dịch vụ của thị xã có vai trò trung tâm lưu chuyển, cung ứng hàng hóa cho toàn tỉnh. Tổng mức luân chuyển hàng hóa, số cơ sở kinh doanh thương mại trên địa bàn thị xã tăng khá nhanh, từ 900 cơ sở năm 2000, đến năm 2005 đã có 1.508 cơ sở và năm 2011 có khoảng 2.500 cơ sở, đã tạo việc làm cho khoảng 3.000 lao động.
5.3. Về giao thông
Trong những năm qua thị xã đã đầu tư xây dựng hệ thống giao thông ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân thị xã, của tỉnh và khu vực. Hiện đang xây dựng tuyến đường tránh Quốc lộ 3 (9,2 km) và QL4 (7,5 km) qua thị xã tạo điều kiện cho thị xã mở rộng và phát triển đô thị.
Trung tâm thị xã Cao Bằng đã có một mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh. Các khu dân cư, các công trình công cộng xây dựng tập trung dọc theo các tuyến đường. Hệ thống đường được thiết kế theo mạng ô vuông khá dầy, mật độ đường trung bình đạt 7km/km2.
Đến nay ngoài tuyến quốc lộ 3, quốc lộ 4, đường 203 (đoạn chạy qua thị xã), trên địa bàn Thị xã đã có 25 tuyến đường do thị xã quản lý với tổng chiều dài 25,98 km và 17 tuyến đường liên xã, phường dài 20,69 km và 62,27 km đường giao thông do các xã, phường quản lý.
5. 4. Về cấp nước
Hiện nay thị xã Cao Bằng đã được cấp nước bởi hệ thống cấp nước tập trung, công suất cấp nước hiện tại là 10.000m3/ngày đêm. Hệ thống cấp nước của thị xã Cao Bằng đã cung cấp nước sạch cho trên 10.000 hộ dân và 250 điểm cấp nước công cộng theo hệ thống nước tự chảy cho các tổ, xóm. Hệ thống cung cấp nước đáp ứng cho toàn bộ khu vực nội thị và một số xã ngoại thị được sử dụng nước sạch, mật độ sử dụng nước sạch chiếm trên 90% thị xã.
5.5. Về hoát nước và vệ sinh môi trường
Hệ thống thoát nước của thị xã hiện tại là hệ thống thoát chung gồm nước mưa, nước thải sinh hoạt… Sau khi được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trong khu dân cư, cơ quan và công trình công cộng, được gom về đường cống và chảy ra hạ lưu sông Bằng, sông Hiến. Thị xã Cao Bằng có tổng chiều dài đường thoát nước chính trong nội thị là 72,33 km với mật độ đường ống thoát nước chính là 9,48 km/km2. Hiện nay, thị xã đang triển khai thực hiện Dự án thoát nước và xử lý nước thải thị xã Cao Bằng, sử dụng vốn vay ưu đãi ODA của Chính phủ Đan Mạch, với tổng mức đầu tư là 8,9 triệu EUR. Dự án sẽ đầu tư cho các tuyến thoát nước chính (hạ tầng cấp 1 và cấp 2) và một trạm xử lý nước thải, thời gian đầu tư từ năm 2012 đến 2014.
Để làm tốt công tác môi trường, thị xã đã thành lập Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường thị xã, xây dựng và ban hành quy chế quản lý vệ sinh môi trường; phối hợp với Hội bảo vệ môi trường của tỉnh tổ chức các lớp tập huấn, các hội nghị triển khai các chủ trương chính sách của Đảng và các văn bản của Nhà nước về bảo vệ thiên nhiên - môi trường; tiến hành các thủ tục xây dựng bãi đổ chất thải rắn, lập dự án xây dựng các khu vực cây xanh của thị xã, nạo vét sông và tổ chức kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã.
5.6. Cấp điện và chiếu sáng đô thị
Hiện nay nguồn điện của thị xã được sử dụng từ lưới điện quốc gia và hệ thống đường dây cao thế 110 KV qua 02 trạm trung gian với 02 trạm biến áp đảm bảo cho 100% hộ dân nội thị được sử dụng điện. Lượng điện cấp trong năm là 13.823.002 Kwh/năm, với chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt là 354 Kwh/N/ng.
Từ nay đến tháng 8 năm 2012, thị xã sẽ triển khai lắp mới hệ thống điện chiếu sáng các tuyến đường Quốc lộ và tỉnh lộ đi qua địa bàn (tổng số 8 km). Lắp mới hệ thống điện chiếu sáng tại 67 ngõ hẻm (tỷ lệ ngõ hẻm được chiếu sáng đạt 40,1%). Bổ sung hệ thống điện trang trí tại khu vực trung tâm và các trục đường chính trên địa bàn, các khu vui chơi, vườn hoa… đều có đèn sân vườn và đèn trang trí. Đảm bảo tỉ lệ đường phố chính được chiếu sáng là 100%.
5.7. Công viên cây xanh
Hiện toàn thị xã có 01 công viên trung tâm, 02 vườn hoa tiểu khu phố Kim Đồng và 01 sân vận động cấp thị tại phường Hợp Giang. Hệ thống công viên cây xanh trục đường giao thông đô thị đang được tập trung đầu tư phát triển cùng với việc nâng cấp và chỉnh trang đô thị (khuôn viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, Vườn hoa trung tâm). Thực hiện Dự án trồng bổ sung cây xanh đô thị tại các trục đường tránh Quốc lộ 3, Đường phố Kim Đồng, Đường 3/10 và một số tuyến phố khác thuộc phường Hợp Giang.
5.8. Thông tin liên lạc
Duy trì, thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương và công tác đưa văn hóa, thông tin về cơ sở; đội thông tin lưu động hàng năm đã tổ chức được nhiều đợt đưa văn hóa thông tin về cơ sở; chất lượng phát thanh, truyền hình được nâng lên rõ rệt với nội dung thiết thực, phản ánh kịp thời các hoạt động diễn ra trên địa bàn và chương trình tiếp âm của đài Trung ương, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật Nhà nước.
Hệ thống bưu chính viễn thông trên địa bàn thị xã được trang bị hiện đại, công nghệ cao và chất lượng tương đối đồng bộ, nối mạng hoàn chỉnh đến tất cả các đơn vị hành chính trong tỉnh Cao Bằng, số thuê bao cố định đạt 37 máy/100 dân. Hiện tại 100% xã, phường được phủ sóng phát thanh, truyền hình, 90% số hộ gia đình có phương tiện nghe nhìn.
5.9. Về giáo dục và đào tạo
Trong những năm qua, ngành giáo dục - đào tạo của thị xã đã có bước phát triển toàn diện, chất lượng dạy và học không ngừng được nâng cao, quy mô trường lớp được mở rộng, huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi đến trường, công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia, phổ cập giáo dục thường xuyên được coi trọng.
- Duy trì thường xuyên và hiệu quả phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thường xuyên được tăng cường đổi mới phương pháp quản lý và dạy, đã làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu.
- Thị xã được công nhận phổ cập giáo dục Trung học cơ sở từ tháng 10 tháng 2001, công nhận phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi tháng 8 tháng 2005. Tỷ lệ huy động các cháu trong độ tuổi đến nhà trẻ đạt 44%, đến mẫu giáo 5 tuổi đạt 100%, đến trường tiểu học đạt 99,8% (trong đó trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%), đến trường trung học cơ sở đạt 99% và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học bậc trung học đạt 98%. Chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện các bậc học đạt tỷ lệ cao, có tính bền vững. Tỷ lệ huy động các bậc học từ Mẫu giáo đến Trung học cơ sở đều đạt 100%. Duy trì sĩ số các cấp học đạt từ 98% trở lên.
- Đã tăng cường xây dựng, nâng cấp, bổ sung cơ sở vật chất kỹ thuật trường, lớp học và trang thiết bị phục vụ dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Tỷ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp đạt trên 80%. Trên 50% cán bộ, giáo viên biết sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và giảng dạy.
5.10. Y tế, dân số gia đình và trẻ em:
- Trong những năm qua, ngành y tế đã tích cực chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, điều tra chống dịch bệnh kịp thời, nên đã không để xảy ra dịch lớn trên địa bàn.
Công tác khám chữa bệnh được quan tâm chú trọng, đã thực hiện khám bảo hiểm y tế tại các trạm y tế xã, phường, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ngày càng tăng, do đó số lượt người đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế xã, phường ngày một tăng.
- Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm đúng mức, thường xuyên tổ chức tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng chế biến và kinh doanh thực phẩm. Tiến hành nhiều đợt kiểm tra liên ngành về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong các dịp lễ, tết và trong những tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
5.11. Văn hóa - Thông tin, Thể thao - Du lịch
Trong những năm qua, công tác văn hóa, thông tin, thể thao đã được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì và phát triển tốt, từng bước đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và hưởng thụ của nhân dân.
*Về văn hóa: Các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở thị xã luôn được các cấp, các ngành quan tâm, đông đảo quần chúng tham gia tích cực, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Tại địa bàn cơ sở đã chú ý khai thác các hạt nhân văn nghệ dân gian để khơi dậy, phát huy các giá trị nghệ thuật dân tộc và bản sắc văn hóa độc đáo của địa phương.
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và xây dựng nhà văn hóa tạo nơi sinh hoạt cộng đồng và vui chơi giải trí cho nhân dân. Đến nay trên địa bàn thị xã đã có 03 nhà văn hóa xã, phường (Tân Giang, Đề Thám, Ngọc Xuân) và 65 nhà văn hóa tổ, xóm. Số lượng gia đình văn hóa, tổ, xóm văn hóa, đơn vị văn hóa ngày càng tăng. Dự kiến từ nay đến năm 2012, thị xã sẽ đầu tư xây dựng thêm 04 nhà văn hóa xã, phường (Duyệt trung, Sông Bằng, Sông Hiến và Hợp Giang) và 12 nhà văn hóa tổ, xóm.
Công tác quản lý Nhà nước về các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa ngày được tăng cường, đội kiểm tra liên ngành 87/CP luôn duy trì tốt công tác kiểm tra về lĩnh vực văn hóa, thực hiện quy chế văn minh trong việc cưới, tang, tổ chức lễ hội.
Mạng lưới truyền thanh duy trì hoạt động tốt, tiếp âm các chương trình thời sự của Đài tiếng nói Việt Nam 3 giờ/ngày, các chương trình truyền thanh thị xã đã chuyển tải kịp thời thông tin về tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương tới nhân dân. Thị xã hiện có 32 cụm loa với 48 loa truyền thanh.
*Về công tác thể dục thể thao: Trong những năm qua, thị xã đã tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Trung tâm Thể dục Thể thao trong việc tổ chức, quản lý các cơ sở; xây dựng phong trào thể dục thể thao. Thường xuyên tổ chức giải thể thao cấp thị thu hút đông đảo lực lượng vận động viên tham gia, tham gia đầy đủ các giải thể thao do tỉnh tổ chức và đạt nhiều kết quả cao. Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển sâu rộng, ước tính có khoảng 50% số dân và 60% số hộ gia đình ở thị xã thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
*Về du lịch: Tiềm năng du lịch của thị xã khá đa dạng, phong phú với nhiều loại hình du lịch, như du lịch về nguồn, du lịch sinh thái, nghỉ mát, du lịch văn hoá, cảnh quan môi trường. Doanh thu từ ngành du lịch trên địa bàn đạt khoảng 13 - 14 tỷ đồng/năm.
5.12. Chính sách xã hội:
- Công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn thị xã được triển khai tương đối có hiệu quả với các giải pháp tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo để nhân dân nắm và hiểu được, tạo điều kiện giúp đỡ lẫn nhau, từng bước ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo. Thực hiện lồng ghép chương trình xóa đói giảm nghèo với các chương trình xóa nhà dột nát, xây dựng nhà Đại đoàn kết, nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách; tổ chức các lớp hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, khuyến khích vay vốn giải quyết việc làm. Từ năm 2001 – 2005, đã giảm được 822 hộ nghèo (theo tiêu chí cũ) đưa tỷ lệ hộ nghèo của thị xã từ 7,3% năm 2000 xuống còn 0,9% năm 2005.
- Hiện nay thị xã đã hoàn thành công tác điều tra, khảo sát hộ nghèo giai đoạn 2011-2015 (theo tiêu chí mới), xây dựng kế hoạch giảm nghèo cho từng năm và tập trung chỉ đạo sát sao công tác giảm nghèo tới từng phường, xã. Năm 2011, thị xã phấn đấu giảm nghèo 140/749 hộ, bằng 3,13% tổng số hộ dân trên địa bàn, giải ngân vốn vay ưu đãi 2,8 tỷ đồng, hỗ trợ giải quyết việc làm cho 1.130 lao động; Giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách hỗ trợ hộ nghèo theo đúng quy định của Nhà nước như: Trợ cấp khó khăn, cứu đói, hỗ trợ tiền điện, cấp thẻ bảo hiểm y tế, chứng nhận học sinh nghèo....
-Công tác chăm sóc các đối tượng chính sách Thương binh, bệnh binh, người có công, gia đình liệt sỹ và các đối tượng trong diện bảo trợ xã hội luôn được quan tâm chỉ đạo kịp thời. Giải quyết tốt các chế độ chính sách cho các đối tượng theo các văn bản hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh đảm bảo đầy đủ, kịp thời. Mỗi dịp lễ, tết, ngày thương binh liệt sỹ 27 tháng 7, Cấp ủy và Chính quyền thị xã đều tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng và hỗ trợ các hoạt động bảo trợ xã hội mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
5.13. Quốc phòng - An ninh
Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị xã luôn được ổn định và giữ vững. Các ngành các cấp đã phối hợp chặt chẽ trong công tác giữ gìn an ninh, chính trị và trật an toàn xã hội; Cơ quan công an, quân sự làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương, kịp thời phát hiện, đề xuất các biện pháp xử lý, đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn. Thực hiện tốt phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, phát huy hiệu quả các cụm an ninh liên hoàn, tổ liên gia tự quản cùng lực lượng công an đấu tranh phòng chống tội phạm.
Luôn đảm bảo an toàn về an ninh trật tự, phục vụ tốt việc tổ chức các hoạt động Chính trị – Văn hóa - Xã hội diễn ra trên địa bàn như Đại hội Đảng bộ các cấp, bảo vệ các đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước, các đoàn khách Quốc tế đến thăm và làm việc tại tỉnh Cao Bằng và các hoạt động kỷ niệm khác.
Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP, Nghị quyết 13/CP, 32/CP của Chính phủ và các chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm. Thường xuyên tổ chức ra quân thực hiện đề án 3 giảm, giải tỏa các điểm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, thực hiện tuần lễ, tháng an toàn giao thông, tháng cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội...
Tuy nhiên, hoạt động tội phạm vẫn còn phức tạp, nhất là tội phạm và tệ nạn liên quan đến ma túy. Tình hình trật tự an toàn giao thông còn diễn biến phức tạp. Đây là những vấn đề cần được quan tâm giải quyết trong những năm tới.
Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được đặc biệt chú trọng; đã thực hiện tốt công tác quốc phòng toàn dân; thường xuyên duy trì các chế độ trực, sẵn sàng đối phó kịp thời với mọi tình huống có thể xảy ra, nêu cao cảnh giác chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. Tập trung xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân ngày càng vững chắc, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ với đầy đủ các binh chủng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho các đối tượng; thực hiện tốt công tác khám tuyển nghĩa vụ quân sự, hàng năm luôn hoàn thành 100% chỉ tiêu gọi thanh niên nhập ngũ. Hoàn thành kế hoạch huấn luyện dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, diễn tập chiến đấu trị an theo quy định.
6. Hệ thống chính quyền
Thị xã Cao Bằng hiện có 11 đơn vị hành chính, gồm 6 phường (Hợp Giang, Sông Bằng, Tân Giang, Sông Hiến, Đề Thám, Ngọc Xuân) và 05 xã (Hoà Chung, Duyệt Trung, Chu Trinh, Hưng Đạo, Vĩnh Quang), trong đó 02 xã Hòa Chung và Duyệt Trung dự kiến đến năm 2012 sẽ thành lập phường Hòa Chung và Duyệt Trung), toàn thị xã hiện có 215 tổ dân phố, xóm (gồm 149 tổ dân phố và 66 xóm).
Bộ máy quản lý Nhà nước từ thị xã đến phường, xã thường xuyên được củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, nhất là về năng lục tổ chức, quản lý, điều hành. Các chỉ tiêu chủ yếu của thị xã hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch được giao.
Công tác cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính theo mô hình "một cửa" có nhiều tiến bộ, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tổ chức tốt công tác tiếp công dân, kịp thời giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân và những tranh chấp trong nội bộ nhân dân, không để xảy ra điểm nóng, khiếu kiện đông người.
Trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý đô thị của cán bộ địa phương đã từng bước được nâng cao; cán bộ quản lý đô thị của thị xã có trình độ đạt chuyên ngành xây dựng, kiến trúc, giao thông; cán bộ xây dựng đô thị các phường xã có trình độ trung cấp trở lên.
Căn cứ các tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 05 năm 2009 của Chính phủ về phân loại đô thị và Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn: 02 xã Hòa Chung, Duyệt Trung và thị xã Cao Bằng cơ bản đã đạt các tiêu chuẩn để thành lập phường Hòa Chung, phường Duyệt Trung và thành lập thành phố Cao Bằng thuộc tỉnh Cao Bằng.
IV. NỘI DUNG THÀNH LẬP HAI PHƯỜNG THUỘC THỊ XÃ CAO BẰNG VÀ THÀNH LẬP THÀNH PHỐ CAO BẰNG
A. Thành lập hai phường Hoà Chung và Duyệt Trung
1. Thành lập phường Hoà Chung trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ 544,27 ha diện tích tự nhiên và 4.120 nhân khẩu của xã Hoà Chung.
Phường Hoà Chung có 544,27 ha diện tích tự nhiên, 4.120 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Hoà Chung: Đông giáp phường Hợp Giang và phường Tân Giang; Tây giáp phường Sông Hiến và xã Lê Chung của huyện Hoà An; Nam giáp xã Lê Chung của huyện Hoà An; Bắc giáp phường Sông Hiến.
2. Thành lập phường Duyệt Trung trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ 997,36 ha diện tích tự nhiên và 4.215 nhân khẩu của xã Duyệt Trung.
Phường Duyệt Trung có 997,36 ha diện tích tự nhiên, 4.215 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Duyệt Trung: Đông giáp phường Sông Bằng; Tây giáp xã Lê Chung của huyện Hoà An; Nam giáp xã Chu Trinh; Bắc giáp phường Tân Giang.
B. Thành lập thành phố Cao Bằng
Thành lập thành phố Cao Bằng trực thuộc tỉnh Cao Bằng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên (10.762,81 ha), dân số thị xã Cao Bằng (84.421 nhân khẩu), 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: 08 phường (Hợp Giang, Tân Giang, Sông Bằng, Sông Hiến, Ngọc Xuân, Đề Thám, Hòa Chung, Duyệt Trung) là phường nội thị của thành phố, và 03 xã (Hưng Đạo, Vĩnh Quang và Chu Trinh) trở thành các xã ngoại thành của thành phố.
Địa giới hành chính thành phố Cao Bằng: Đông giáp xã Quang Trung, xã Hồng Nam, huyện Hoà An; Tây giáp xã Bạch Đằng, xã Hoàng Tung, huyện Hoà An; Nam giáp xã Kim Đồng, huyện Thạch An, xã Lê Trung, huyện Hoà An; Bắc giáp xã Bế Triều, xã Ngũ Lão huyện Hoà An;
1. Tên thành phố: THÀNH PHỐ CAO BẰNG
2. Trụ sở chính quyền thành phố: Số 032, Phố Đàm Quang Trung, phường Hợp Giang, Thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng (trụ sở Thị ủy – Hội đồng nhân dân-Uỷ ban nhân dân Thị xã Cao Bằng hiện nay)
3. Số đơn vị hành chính khi thành lập thành phố: Thành phố Cao Bằng được thành lập trên cơ sở vị trí, ranh giới, diện tích tự nhiên và dân số hiện trạng của thị xã Cao Bằng hiện nay. Thành phố Cao Bằng có 11 đơn vị hành chính gồm:
- 08 phường nội thành: Hợp Giang, Tân Giang, Sông Bằng, Sông Hiến, Đề Thám, Ngọc Xuân, Hoà Chung, Duyệt Trung.
- 03 xã ngoại thành: Hưng Đạo, Vĩnh Quang, Chu Trinh.
4. Dân số: Dân số toàn thị xã là 84.421 người (trong đó dân số thường trú là: 67.411 dân số quy đổi là: 17.010 người).
V. PHƯỚNG HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ CAO BẰNG
a) Công nghiệp:
- Chủ động tham mưu, đề xuất để tỉnh ban hành cơ chế, chính sách tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài để xây dựng các khu công nghiệp, trong đó tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; công nghiệp chế biến nông - lâm sản, vật liệu xây dựng; công nghiệp cơ khí chế tạo và công nghiệp nông thôn.
- Tập trung mọi nguồn lực, phát huy tối đa những tiềm năng, thế mạnh của thị xã, khuyến khích mọi thành phần kinh tế trên địa bàn thị xã và huy động vốn để xây dựng khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của thị xã và đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng. Tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của ngành và đào tạo nghề cho người lao động để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất.
b) Xây dựng:
Tập trung xây dựng khu Trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh, hoàn chỉnh hệ thống đường nội thị, xây dựng các khu tái định cư, xây dựng khu công nghiệp, thương mại tập trung, xây dựng các cơ sở công trình công cộng, đầu tư nâng công suất nhà máy nước sông Bằng và nhà máy nước ngầm, khu xử lý nước thải. Tổ chức triển khai xây dựng khu đô thị mới Đề Thám, khu Gia Cung – Nà Cáp, khu Lâm viên Kỳ Sầm, khu đô thị mới Sông Hiến theo quy hoạch.
- Đối với xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực ngoại thị, tập trung vào việc đầu tư xây dựng khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông, hệ thống công trình công cộng (chú ý xây dựng nhà văn hóa xã và xóm, trường học, cơ sở y tế); cải tạo các khu dân cư ven sông Bằng, xây dựng hệ thống cây xanh ven sông, đảm bảo cảnh quan môi trường và xây dựng các khu vui chơi, nghỉ dưỡng cuối tuần phục vụ nhân dân trong tỉnh, du khách trong và ngoài nước.
2. Thương mại - dịch vụ - du lịch
- Đầu tư xây dựng khu Trung tâm thương mại - dịch vụ tổng hợp để đẩy mạnh hoạt động thương mại. Xây dựng các khu vực giao dịch, giới thiệu sản phẩm, bán hàng công nghiệp và thực phẩm công nghệ, kho chứa hàng trung chuyển…. Cải tạo nâng cấp và xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới chợ xã, phường, chợ dân sinh theo quy hoạch được duyệt.
- Phát triển đa dạng các hoạt động dịch vụ, trong đó chú trọng đến hoạt động du lịch, khách sạn, nhà hàng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách địa phương.
- Đầu tư xây dựng các khu du lịch, khu vui chơi giải trí để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
- Đầu tư xây dựng mạng lưới khách sạn để đưa số phòng nghỉ lên khoảng 2.000 phòng. Xây dựng một số khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 - 3 sao phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
- Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông như các bến xe, các điểm đỗ xe theo quy hoạch. Thành lập các hợp tác xã vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa trên địa bàn.
- Đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống mạng lưới hoạt động ngân hàng, tín dụng để đảm bảo thực hiện tốt công tác thanh toán, huy động tiền gửi, cho vay vốn, đảm bảo giải ngân các chương trình, dự án đúng tiến độ, tạo điều kiện cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
3. Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản
a) Về nông nghiệp:
Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển một nền nông nghiệp ven đô, sinh thái; sản xuất nông sản đạt chất lượng cao, an toàn thực phẩm đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm thiết yếu (rau xanh, thịt, trứng…).
- Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ, đưa giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nhằm tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích và đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững.
b) Về lâm nghiệp:
- Tăng cường công tác tu bổ, chăm sóc bảo vệ rừng hiện có, đảm bảo không để mất rừng do bị cháy rừng hoặc khai thác không đúng quy trình kỹ thuật.
- Chuyển dần một số diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh, phát triển chậm, rừng cây bụi sang trồng rừng sản xuất gắn với chế biến lâm sản để nâng cao giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp.
- Kết hợp kinh tế vườn đồi, vườn rừng với bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái, phát triển du lịch.
c) Về thủy sản:
- Khai thác tối đa diện tích mặt nước trên địa bàn để nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, nhằm tăng giá trị sản xuất, cung cấp thực phẩm cho nhu cầu của thị xã.
- Đi đôi với việc đẩy mạnh nuôi cá ao, hồ, mở rộng nuôi cá lồng trên sông và nuôi cá ruộng, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng nuôi trồng thủy sản của thị xã.
a) Về giáo dục - đào tạo:
- Củng cố, xây dựng và phát triển hệ thống trường học để đảm bảo đủ trường lớp cho học sinh đi học. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo sau năm 2015 có khoảng 75% số trường học đạt chuẩn Quốc gia. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý, dạy và học để đáp ứng nhu cầu học tập của cán bộ và nhân dân các dân tộc.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, đa dạng các loại hình đào tạo đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người học để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thị xã.
- Nâng cao công tác quản lý giáo dục, tăng cường chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương, thực hiện thanh tra, kiểm tra, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về giáo dục, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ổn định và đảm bảo chuẩn hóa, đảm đương tốt nhiệm vụ được giao.
b) Về y tế:
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh và nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ y tế, nâng cấp bệnh viện Đa khoa tỉnh và đến năm 2015 có 100% số xã, phường của thị xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo quy định của Bộ Y tế. Phấn đấu đến năm 2020 số bác sĩ thuộc các cơ sở y tế trên địa bàn đạt khoảng 7 bác sĩ/1 vạn dân.
- Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở y tế trên địa bàn thị xã theo hướng từng bước hiện đại, hoàn chỉnh, đồng bộ. Phát triển mạng lưới y tế dự phòng, mạng lưới khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, mạng lưới y học cổ truyền và mạng lưới lưu thông cung ứng thuốc.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức ngành y dược.
c) Về văn hóa thông tin - thể dục thể thao:
- Đẩy mạnh xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở, tiếp tục quan tâm ưu tiên quỹ đất để xây dựng nhà văn hoá, phấn đấu thực hiện mục tiêu đến năm 2020 có 100% xã, phường và tổ, xóm có nhà văn hóa cộng đồng.
- Giữ gìn và phát huy các giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc, đẩy mạnh các phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần trong nhân dân. Phấn đấu 50% tổ, xóm có đội văn nghệ và duy trì hoạt động thường xuyên, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn.
- Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thể dục, thể thao.
d) Về chính sách xã hội:
- Phát huy mọi nguồn lực xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động.
- Đề xuất với tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách thu hút lao động kỹ thuật, ưu tiên đào tạo, sắp xếp lao động chuyển đổi nghề nghiệp cho nông dân mất đất trong quá trình đô thị hóa, để số nông dân mất đất có việc làm, có thu nhập ổn định.
- Phát triển thị trường lao động để nắm bắt nhu cầu lao động theo ngành nghề và nhu cầu của các doanh nghiệp để phục vụ cho công tác đào tạo nghề đạt hiệu quả cao và công tác giới thiệu việc làm cho người lao động.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện có hiệu quả chính sách cho người nghèo vay vốn lãi suất thấp, nâng thời hạn cho vay phù hợp với yêu cầu của sản xuất, kinh doanh, chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục - đào tạo, chính sách về hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ nghèo, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xóm còn khó khăn và các chính sách xã hội khác, nhằm giúp người nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
e) Về quốc phòng - an ninh:
- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc; củng cố, xây dựng các mô hình tự quản về an ninh trật tự ở cơ sở; vận động nhân dân tham gia quản lý, giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư.
- Tăng cường đầu tư cho xây dựng khu vực phòng thủ, khu vực hậu cứ, căn cứ chiến đấu, doanh trại dân quân tự vệ, quân dự bị động viên, thao trường, bãi tập, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Chú trọng kết hợp củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội với phát triển kinh tế – xã hội trong tiến trình đô thị hóa và xây dựng thị xã thực sự là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh.
- Tập trung hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết các khu chức năng; quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Đề Thám, trong đó có dự án Trung tâm hành chính tỉnh và các cơ quan ban ngành của tỉnh. Thực hiện tốt quy hoạch xây dựng Thành phố Cao Bằng giai đoạn 2010 - 2020 (bổ sung sau mở rộng địa giới hành chính), đảm bảo phù hợp với chức năng và tính chất đô thị.
- Tạo cảnh quan kiến trúc hài hòa: Cải tạo, chỉnh trang các khu phố cũ, các khu đô thị mới, các cửa ngõ, điểm nhấn Thành phố, xây dựng các công trình cao tầng theo hướng hiện đại và các khu biệt thự nhà ở chất lượng cao ...
- Bảo vệ, tôn tạo cảnh quan các khu di tích lịch sử, văn hoá như: Chùa Kỳ Sầm, chùa Phố Cũ...nâng cấp hệ thống công viên cây xanh, phát triển cây xanh hiện có, cải tạo hệ thống thoát nước toàn thị xã.
Cơ cấu tổ chức không gian đô thị của thành phố Cao Bằng được bố trí như sau:
a) Khu đô thị mới Đề Thám:
- Khu trung tâm hành chính của tỉnh: Bố trí ở khu vực đồi phía Nam khu đô thị.
- Khu giáo dục: Khu 1 bố trí ở trường Cao đẳng Sư phạm, trường Dân tộc nội trú hiện nay và mở rộng ra khu vực đồi phía nam trường Cao đẳng Sư phạm; khu 2 bố trí ở khu vực Nà Toàn.
- Khu xây dựng các công trình dịch vụ, thương mại: Bố trí gần khu trung tâm Hội chợ triển lãm và bố trí dọc theo các tuyến giao thông chính, xen kẽ tại các khu đất ở. Các công trình dịch vụ, vui chơi giải trí bố trí dọc theo trục đường nối từ khu Trung tâm thành phố sang khu Lâm viên Kỳ Sầm.
- Khu công viên, thể dục thể thao: Các khu công viên, thể dục thể thao bố trí bên cạnh tuyến trục chính gồm vườn dạo, tượng đài, hồ nước, cây xanh. Hệ thống cây xanh cảnh quan bố trí theo thung lũng trước Trung tâm hành chính thẳng ra bờ sông Bằng và các khu vực ven sông.
- Khu dân cư: Bố trí 6 nhóm khu dân cư
+ Khu công nghiệp: Bố trí khu công nghiệp tập trung tại khu vực km8.
b) Khu trung tâm chính trị:
- Khu trung tâm chính trị của tỉnh được xây dựng tại khu đồi phía Nam khu đô thị mới Đề Thám.
- Khu trung tâm chính trị của thị xã được bố trí ở phường Hợp Giang trên cơ sở kế thừa cơ sở vật chất cũ của khu vực Trung tâm chính trị của tỉnh.
c) Khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kho tàng:
*Dự kiến xây dựng các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sau:
Dự kiến xây dựng các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sau:
- Khu công nghiệp (chủ yếu là ngành tự động hóa, lắp ráp, cơ khí, điện tử) tập trung dọc quốc lộ 3 cũ (từ km 8 đến km 10).
- Khu công nghiệp (chủ yếu là chế biến khoáng sản, chế biến phân vi sinh, sản xuất vật liệu xây dựng) tập trung tại xã Chu Trinh.
- Khu tiểu thủ công nghiệp tại xã Ngọc Xuân với quy mô 20 ha, tập trung phát triển ngành chế biến nông lâm sản và các hàng thủ công, mỹ nghệ.
- Khu tiểu thủ công nghiệp thị xã tại khu vực đường tránh quốc lộ 3. Khu này tập trung phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, mây, tre đan.
d) Khu trung tâm thương mại, dịch vụ:
- Khu dịch vụ thương mại tại phường Hợp Giang được phát triển trên cơ sở chợ Trung tâm, chợ Xanh và cải tạo trụ sở các cơ quan cũ của tỉnh.
e) Khu công trình công cộng tập trung:
- Hệ thống trường học được bố trí tập trung tại khu vực trường Cao đẳng Sư phạm
- Trung tâm thể dục thể thao, ngoài việc nâng cấp cải tạo khu vực sân vận động cũ, khu Trung tâm thể dục, thể thao ở Nà Cạn, đầu tư xây dựng khu Trung tâm thể dục thể thao hiện đại ở khu đô thị mới Đề Thám.
- Các khu công viên, du lịch, ngoài các khu công viên, cây xanh hiện có ở khu vực trung tâm, dự kiến xây dựng khu vườn thực vật ở khu đô thị mới Đề Thám, xây dựng khu Lâm viên Kỳ Sầm, khu sinh thái dọc bờ sông Bằng (khu vực Nà Cáp), khu du lịch dọc suối Củn.
f) Các khu dân cư:
Dự kiến trong kỳ quy hoạch tập trung đầu tư xây dựng một số khu dân cư sau đây:
- Khu chung cư tại Nà Cạn, phường sông Bằng.
- Khu tái định cư ở khu đô thị mới Đề Thám.
- Khu đô thị mới Sông Hiến.
- Xây dựng các khu nhà vườn ở khu đô thị mới Đề Thám, khu Lâm viên Kỳ Sầm, khu Gia Cung - Nà Cáp theo quy hoạch đã được phê duyệt.
- Các khu dân cư được tổ chức dạng biệt thự xen ghép ở dọc các trục đường chính.
7. Định hướng bảo vệ môi trường
a) Bảo vệ môi trường khu vực nội thị:
- Về vấn để xử lý nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường: Theo tính toán lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp khu vực nội thị đến năm 2020 khoảng 18.700 m3/ngày đêm. Để đảm bảo cho việc thoát lượng nước thải trên, dự kiến xây dựng 4 hệ thống thoát nước thải.
- Về vấn đề thu gom, xử lý rác, chất thải rắn:
+ Đầu tư trang thiết bị phục vụ phân loại rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp. Mở rộng, nâng cao năng lực hoạt động của Công ty Đầu tư phát triển và Môi trường, đảm bảo làm tốt việc thu gom và xử lý rác kịp thời, chống tồn đọng.
+ Đầu tư xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại Khuổi Gia với diện tích 10 - 20 ha.
- Về vấn đề xây dựng nghĩa trang: Xây dựng thêm 01 nghĩa trang khác gần khu vực nghĩa trang cũ, quy mô khoảng 10 ha, trong khu nghĩa trang mới xây dựng một đài hỏa táng đốt bằng gaz.
- Về vấn đề giảm thiểu ô nhiễm không khí:
+ Tại các cơ sở công nghiệp cần đầu tư thiết bị xử lý khí thải, bụi trước khi thải ra môi trường không khí.
+ Đầu tư trồng cây xanh dọc tuyến đường theo tầng lớp, khoảng cách, loại cây đáp ứng yêu cầu cách ly chống ồn, chống bụi.
+ Mở rộng quy mô hoạt động của Công ty Đầu tư phát triển và Môi trường và đầu tư trang thiết bị, xe tưới nước các đường phố chính để giảm bụi đường phố.
- Về vấn đề đảm bảo cân bằng sinh thái, tạo cảnh quan đô thị: Đi đôi với việc thiết lập quỹ đất trồng cây xanh, trong các khu đất xây dựng đô thị cần đẩy mạnh công tác trồng rừng ở các khu đồi núi thuộc nội thị tạo cảnh quan đẹp, phục hồi môi trường sinh thái tự nhiên.
b) Bảo vệ môi trường khu vực ngoại thị:
- Đối với sản xuất nông nghiệp tập trung vào việc bảo vệ, nâng cao độ phì đất đai, tổ chức sản xuất nông sản an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu tàn dư thuốc bảo vệ thực vật, tàn dư các độc tố tồn đọng trong sản phẩm.
- Tăng cường công tác trồng và làm giàu vốn rừng, đảm bảo tỷ lệ che phủ thảm thực vật rừng đạt mức cân bằng sinh thái ở vùng đồi núi (khoảng 50 - 55%).
- Xây dựng khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nhằm tạo cảnh quan môi trường chung cho thị xã.
- Tại khu dân cư nông thôn: Xây dựng hệ thống thoát nước, chuồng trại chăn nuôi xa nhà, công trình vệ sinh phù hợp đảm bảo vệ sinh để hạn chế và giảm ảnh hưởng xấu đến môi trường trong khu dân cư. Xây dựng các công trình cấp nước sạch cho dân cư nông thôn, đảm bảo đến năm 2020 có 100% số hộ được sử dụng nước sạch.
Tôn tạo, phát triển đô thị tại khu vực Gia Cung - Nà Cạn, Nà Cáp, Nà Lắc và dọc tuyến tỉnh lộ 203. Hướng phát triển đô thị tập trung về phía Tây của Thị xã (phường Đề thám và một phần xã Hưng Đạo) dọc tuyến tránh quốc lộ 3 mới để hình thành một khu đô thị mới của Thị xã.
- Nâng cấp, xây dựng một số tuyến đường nội thị, đường giao thông nông thôn và cải tạo, nâng cấp hệ thống cầu trong thị xã, đảm bảo giao thông thuận tiện, tạo vẻ đẹp cảnh quan đô thị.
Qua nhiều năm phấn đấu, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh, sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân thị xã Cao Bằng trong việc phát huy mọi nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, tập trung chỉnh trang đô thị, xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên. Đến nay thị xã Cao Bằng cơ bản đã đáp ứng các tiêu chuẩn để thành lập thành phố thuộc tỉnh.
Thành phố Cao Bằng được thành lập sẽ nâng cao vị thế của đô thị và có thêm nhiều động lực để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn và tiếp tục phát huy mạnh mẽ chức năng là trung tâm tổng hợp về kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo, trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Cao Bằng và vùng phụ cận./.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG