Thông tư 34/2009/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị do Bộ Xây dựng ban hành

Số hiệu 34/2009/TT-BXD
Ngày ban hành 30/09/2009
Ngày có hiệu lực 14/11/2009
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Xây dựng
Người ký Cao Lại Quang
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

BỘ XÂY DỰNG
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 34/2009/TT-BXD

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2009

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH 42/2009/NĐ-CP NGÀY 07/5/2009 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ.

Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;

Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 như sau:

Điều 1. Giải thích từ ngữ

Trong thông tư này một số thuật ngữ được hiểu như sau:

1. Đô thị: là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.

2. Dân số toàn đô thị: là dân số của khu vực nội thị và khu vực ngoại thị.

Điều 2. Các tiêu chuẩn phân loại đô thị

Khi lập Đề án phân loại đô thị, cần xác định trên cơ sở chỉ tiêu cụ thể của các tiêu chuẩn sau đây:

1. Chức năng đô thị:

Các chỉ tiêu thể hiện chức năng của một đô thị bao gồm:

a) Vị trí, vai trò của đô thị trong hệ thống đô thị cả nước: được xác định trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam, quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện;

b) Tính chất của đô thị:

- Đô thị là trung tâm tổng hợp khi có chức năng tổng hợp về nhiều mặt như hành chính - chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế (công nghiệp, dịch vụ, du lịch), đào tạo, nghiên cứu khoa học;

- Đô thị là trung tâm chuyên ngành khi cã một vµi chức năng nổi trội hơn so với các chức năng khác vµ giữ vai trò quyết định tính chất của đô thị như: đô thị công nghiệp, du lịch, nghiên cứu khoa học, đào tạo, đô thị cảng;

- Đô thị trung tâm tổng hợp của một tỉnh, vùng tỉnh hoặc trung tâm chuyên ngành của một vùng liên tỉnh hoặc của cả nước.

Phương pháp để xác định tính chất chuyên ngành hay tổng hợp của đô thị trong một hệ thống đô thị được căn cứ vào chỉ số chuyên môn hoá tính theo công thức sau:

             (1)

Trong đó:

CE: Chỉ số chuyên môn hoá (nếu CE ≥ 1 thì đô thị đó là trung tâm chuyên ngành của ngành i);

Eij : Lao động thuộc ngành i làm việc tại đô thị j;

Ej : Tổng số lao động các ngành làm việc ở đô thị j;

Ei : Tổng số lao động thuộc ngành i trong hệ thống các đô thị xét;

E : Tổng số lao động trong hệ thống đô thị xét.

Trong trường hợp không có đủ số liệu để tính toán chỉ số chuyên môn hoá CE, thì tính chất đô thị có thể xác định theo đồ án quy hoạch chung được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

c) Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của đô thị:

Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của đô thị được xác định trong phạm vi địa giới hành chính của đô thị:

[...]