Nghị quyết 17/2008/NQ-HĐND thông qua Đề án Thành lập Thành phố Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị trên cơ sở thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Số hiệu | 17/2008/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 30/09/2008 |
Ngày có hiệu lực | 10/10/2008 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Trị |
Người ký | Nguyễn Viết Nên |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Xây dựng - Đô thị |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2008/NQ-HĐND |
Đông Hà, ngày 30 tháng 09 năm 2008 |
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 tháng 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Sau khi xem xét Tờ trình số 2470/TTr-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2008 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc Đề nghị thông qua Đề án Thành lập Thành phố Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị trên cơ sở thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án Thành lập Thành phố Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị trên cơ sở nguyên trạng thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị với các nội dung sau:
1. Tên thành phố: Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
2. Trụ sở của HĐND và UBND thành phố tại: Số 1, đường Huyền Trân Công Chúa, phường 1, thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
3. Đơn vị hành chính: Gồm 9 phường: Phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường Đông Giang, phường Đông Thanh, phường Đông Lương, phường Đông Lễ.
4. Dân số: 91.941 người (Thời điểm 31/12/2007).
5. Diện tích tự nhiên: 7.295,87ha.
6. Địa giới hành chính:
- Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ và huyện Gio Linh;
- Phía Nam giáp huyện Triệu Phong;
- Phía Đông giáp huyện Triệu Phong;
- Phía Tây giáp huyện Cam Lộ.
Điều 2. HĐND tỉnh giao UBND tỉnh hoàn tất thủ tục theo quy định của pháp luật về việc Thành lập Thành phố Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 3. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, Đại biểu HĐND tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa V, kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 30 tháng 9 năm 2008./.
|
CHỦ
TỊCH |
Tên đô thị: Thị xã Đông Hà
Loại đô thị: Đô thị loại III
Đề nghị: Thành lập Thành phố Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ
1. Lịch sử phát triển
Thị xã Đông Hà là một đô thị có quá trình hình thành và phát triển từ lâu đời. Theo các tài liệu lịch sử, vào những năm nửa cuối thế kỷ XVIII, Đông Hà tồn tại với tư cách là một làng thuộc tổng An Đôn, huyện Đăng Xương, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2008/NQ-HĐND |
Đông Hà, ngày 30 tháng 09 năm 2008 |
NGHỊ QUYẾT
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ KHÓA V, KỲ HỌP THỨ 14
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 tháng 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Sau khi xem xét Tờ trình số 2470/TTr-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2008 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc Đề nghị thông qua Đề án Thành lập Thành phố Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị trên cơ sở thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án Thành lập Thành phố Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị trên cơ sở nguyên trạng thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị với các nội dung sau:
1. Tên thành phố: Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
2. Trụ sở của HĐND và UBND thành phố tại: Số 1, đường Huyền Trân Công Chúa, phường 1, thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
3. Đơn vị hành chính: Gồm 9 phường: Phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường Đông Giang, phường Đông Thanh, phường Đông Lương, phường Đông Lễ.
4. Dân số: 91.941 người (Thời điểm 31/12/2007).
5. Diện tích tự nhiên: 7.295,87ha.
6. Địa giới hành chính:
- Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ và huyện Gio Linh;
- Phía Nam giáp huyện Triệu Phong;
- Phía Đông giáp huyện Triệu Phong;
- Phía Tây giáp huyện Cam Lộ.
Điều 2. HĐND tỉnh giao UBND tỉnh hoàn tất thủ tục theo quy định của pháp luật về việc Thành lập Thành phố Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 3. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, Đại biểu HĐND tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa V, kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 30 tháng 9 năm 2008./.
|
CHỦ
TỊCH |
Tên đô thị: Thị xã Đông Hà
Loại đô thị: Đô thị loại III
Đề nghị: Thành lập Thành phố Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ
1. Lịch sử phát triển
Thị xã Đông Hà là một đô thị có quá trình hình thành và phát triển từ lâu đời. Theo các tài liệu lịch sử, vào những năm nửa cuối thế kỷ XVIII, Đông Hà tồn tại với tư cách là một làng thuộc tổng An Đôn, huyện Đăng Xương, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa.
Dưới thời Pháp thuộc, thực dân Pháp cho mở con đường thuộc địa Đông Dương mà nay là Quốc lộ số 9. Năm 1923, xây dựng cầu Đông Hà dài 154,50m, bắc qua sông Hiếu. Tháng 4/1927, tuyến đường sắt xuyên Việt hoàn thành, đưa vào sử dụng thì Đông Hà trở thành một đầu mối giao lưu, một vị trí quan trọng đối với Quảng Trị nói riêng và cả miền Trung nói chung.
Từ tháng 6/1976, thị xã Đông Hà trở thành đơn vị hành chính độc lập. Đến tháng 9/1981, địa giới hành chính được mở rộng bao gồm cả huyện Cam Lộ ngày nay, trực thuộc tỉnh Bình Trị Thiên.
Ngày 01/7/1989, tỉnh Quảng Trị được tái lập, Đông Hà được xác định là thị xã tỉnh lỵ.
Đông Hà hiện nay là đô thị loại III, là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị gồm có 9 phường: 1, 2, 3, 4, 5, Đông Lương, Đông Lễ, Đông Giang, Đông Thanh.
Với điểm xuất phát rất thấp, song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đông Hà đã đoàn kết một lòng, vượt qua khó khăn, xây dựng thị xã ngày càng đổi mới, phát triển. Đến nay, thị xã đã có bước chuyển mình đáng kể và có nhiều khả năng phát triển mạnh trong thời kỳ mới. Kinh tế thị xã Đông Hà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng dần tỷ trọng thương mại, dịch vụ, công nghiệp và giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp. Các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp; các trung tâm thương mại từng bước được hình thành và đi vào hoạt động hệ thống cơ sở hạ tầng đang được quan tâm đầu tư xây dựng.
2. Sự cần thiết
- Thành lập Thành phố Đông Hà có ý nghĩa quan trọng về chính trị, đánh dấu bước trưởng thành, phát triển của tỉnh Quảng Trị nói chung và thị xã Đông Hà nói riêng; tạo điều kiện thúc đẩy các thị xã và thị trấn trong tỉnh phát triển. Thành lập thành phố Đông Hà sẽ có một tầm vóc mới, xứng đáng với truyền thống lịch sử đấu tranh và xây dựng của một thị xã anh hùng;
- Thành lập Thành phố Đông Hà là cơ sở kinh tế quan trọng tạo điều kiện cho Đông Hà phát huy mạnh mẽ hơn chức năng đô thị trung tâm của tỉnh và khu vực; tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh, bền vững về kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh- quốc phòng, sắp xếp hợp lý nguồn lao động, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư phát triển các khu công nghiệp, phát triển thương mại dịch vụ, mở mang các ngành nghề sản xuất kinh doanh; có điều kiện huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước; xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang nâng cấp đô thị theo hướng văn minh hiện đại, trở thành đô thị trung tâm phát triển Thương mại- Dịch vụ, Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, Nông nghiệp, Văn hóa- Xã hội của tỉnh, tác động sâu sắc trong vùng cũng như trong khu vực; khuyến khích thúc đẩy các đô thị lân cận và trong vùng cùng phát triển;
- Thành lập Thành phố Đông Hà là phù hợp với quy hoạch chung và xu hướng phát triển đô thị của cả nước, phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, phù hợp định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị;
- Thành lập thành phố Đông Hà đáp ứng nguyện vọng chính đáng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị và thị xã Đông Hà. Nhân dân đã nhất trí cao, đề đạt nguyện vọng thông qua nghị quyết HĐND các cấp.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị đã có Nghị quyết 06-NQ/TU khóa XIII về Quy hoạch, quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị đến năm 2010.
- Về cấp loại đô thị: Thị xã Đông Hà đã được Bộ Xây dựng công nhận đô thị loại III tại Quyết định số 2285/QĐ-BXD ngày 13/12/2005;
- Thị xã Đông Hà đã hội đủ các điều kiện cơ bản để lên thành phố.
II. HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI THỊ XÃ ĐÔNG HÀ
1. Diện tích- dân số- các đơn vị hành chính
Thị xã Đông Hà có 09 đơn vị hành chính, gồm 09 phường với diện tích tự nhiên là: 7.295,87 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp: 4.024,18 ha
- Đất phi nông nghiệp: 2.453,51 ha
Trong đó:
+ Đất ở: 769,80 ha
+ Đất chuyên dùng: 936,45 ha
- Đất chưa sử dụng: 818,18 ha
- Tổng số dân thị xã Đông Hà tính đến 31/12/2007 là 91.941 người, trong đó:
+ Dân số thường trú: 83.788 người
+ Dân số tạm trú (Đã quy đổi): 8.153 người (Dân số tạm trú thường xuyên: 5.120 người; dân số tạm trú không thường xuyên: 3.033 người)
Lao động trong độ tuổi tính đến 31/12/2007 là 45.208 người. Trong đó lao động nữ là 22.652 người, chiếm 50,11%.
2. Về kinh tế
Kinh tế thị xã Đông Hà phát triển tương đối nhanh và ổn định, mức tăng trưởng bình quân 5 năm trở lại đây (2001- 2005) đạt 14- 15%, cao hơn bình quân chung toàn tỉnh trên 3- 4%. Năm 2006, mức tăng trưởng kinh tế đạt 15,2%, cao hơn bình quân toàn tỉnh 4%; GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 8,1 triệu đồng, năm 2007 là 11,2 triệu đồng/người/năm, tăng 2,2 lần so với năm 2000.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa: Công nghiệp- Xây dựng chiếm 32,6%; Thương mại- Dịch vụ 64,2%; Nông, Lâm nghiệp 3,2%.
Hoạt động Thương mại- Dịch vụ phát triển khá, cơ sở vật chất ngành thương mại dịch vụ được xây dựng và củng cố, khối lượng hàng hóa bán buôn, bán lẻ đều tăng qua các năm. Giá trị kinh doanh dịch vụ tăng bình quân hàng năm 14%, đóng góp ngân sách từ 70- 72%, thu hút lao động chiếm tỷ trọng 58,2% tổng số lao động thị xã.
Giá trị sản xuất Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp thời kỳ 2001- 2005 tăng bình quân 18%/năm. Giá trị sản xuất Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp năm 2007 là 428,866 tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2006.
Giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp tăng 6,2%/năm. Nhìn chung Nông nghiệp đã có bước phát triển và đạt tốc độ tăng trưởng khá.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn thị xã giai đoạn 2001- 2007 đạt 391.236 tỷ đồng.
3. Xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị
3.1. Nhà ở và đất xây dựng công trình dân dụng
- Diện tích đất xây dựng nhà ở đô thị bình quân đạt: 13,5m2/ người. Tổng diện tích quỹ nhà ở là 1.115.316m2;
- Tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt tỷ lệ 81% so với tổng quỹ nhà ở;
- Diện tích đất xây dựng các công trình công cộng trong khu ở là 12,3ha, đạt bình quân: 1,5m2/người.
3.2. Giao thông
Mạng lưới đường đô thị hiện có và đang chỉnh trang mở rộng theo quy hoạch, đảm bảo đáp ứng cơ bản các yêu cầu về giao thông đô thị và đối ngoại. Tỷ lệ đất giao thông/đất xây dựng đô thị đạt 18% tổng diện tích đất dành cho xây dựng giao thông đô thị là 306ha.
Thị xã hiện có 7km đường sắt, 15km đường thủy, 295km đường bộ, trong đó quốc lộ 20,5km, tỉnh lộ 51km, thị xã quản lý 223,5km; đường chính 87,55km, đường nhánh 115,25km, còn lại là đường khu vực. Mật độ đường đô thị đạt 5,5km/km2. Đã có 115 đường phố được đặt tên và cấp số nhà.
3.3. Cấp, thoát nước
Tổng nguồn nước cấp cho thị xã Đông Hà là 3vạn m3/ngày đêm.
- Chỉ tiêu cấp nước đạt: 100lít/người/ngày đêm;
- Mạng lưới cấp nước: Mạng lưới cấp nước thị xã Đông Hà có tổng chiều dài 35.000m.
Thị xã đã có hệ thống thoát nước chung của nước mưa và nước thải tập trung chủ yếu ở các phường nội thị với tổng chiều dài các tuyến cống là 22km. Hệ thống thoát nước thị xã Đông Hà đang được đầu tư xây dựng do dự án ADB tài trợ.
3.4. Cấp điện và chiếu sáng đô thị
Thị xã Đông Hà hiện dùng điện lưới quốc gia thông qua trạm khu vực Đông Hà 110/35/10KV-16MVA và 110/22/10KV-25MVA.
Điện chiếu sáng đô thị đã xây dựng được 18 tuyến đường phố chiếu sáng với tổng chiều dài 19,3km, đạt 65% so với tổng đường phố được quy hoạch chiếu sáng.
3.5. Thông tin liên lạc
Mạng viễn thông đã được phủ sóng trên toàn địa bàn đô thị; 100% phường có bưu điện văn hóa. Máy điện thoại cố định bình quân đạt 23 máy/100 người dân.
Thị xã có đầy đủ hệ thống Internet với tốc độ truyền dẫn cao, đã đưa vào sử dụng mạng máy tính diện rộng kết nối từ tỉnh đến thị xã.
3.6. Phát thanh- Truyền hình
Hiện có Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài Truyền hình khu vực, Đài Truyền thanh thị xã và 9 phường đều có đài và hệ thống loa truyền thanh 4 cấp. Phương tiện nghe nhìn trong dân cư đạt 99%.
3.7. Công viên, cây xanh, vỉa hè và công trình phúc lợi công cộng
Diện tích cây xanh toàn đô thị có 95ha, đạt 12m2/người, bao gồm tại các đường phố, lâm viên, công viên…
Hệ thống các công trình phúc lợi công cộng đã được đầu tư cơ bản như: Công viên tượng đài Lê Duẩn, công viên Hùng Vương, lâm viên Cọ Dầu- Trung Chỉ, lâm viên hồ Khe Mây, Nhà Văn hóa và Quảng trường trung tâm tỉnh đang chuẩn bị đầu tư xây dựng mới, Nhà Thi đấu tổng hợp Thể dục- Thể thao, Sân Vận động trung tâm, Khu Liên hợp thể thao, các Nhà Văn hóa phường, Nhà Văn hóa khu phố…
Nhìn chung hệ thống vỉa hè hiện trạng đang trong tình trạng chắp vá. Năm 2007, thị xã đã triển khai Đề án Xã hội hóa vỉa hè, theo đó từ nay đến năm 2010 cơ bản các tuyến phố quan trọng đều được lát vỉa hè.
3.8. Vệ sinh môi trường
- Khối lượng rác thu gom: Đạt khoảng 130m3/ngày. Tổng số có 9.300 hộ/12.000 hộ các phường nội thị, 262 cơ sở dịch vụ thương mại và công nghiệp, 44 cơ quan đã được tổ chức thu gom rác thải;
- Bãi chôn lấp rác cách thị xã 4- 5km về phía Tây Nam, hiện có diện tích 6ha và hiện đang đầu tư xây dựng thêm 16ha bằng vốn vay của ADB thuộc Dự án Cải thiện môi trường đô thị miền trung. Hiện đang có Dự án xây dựng Nhà máy xử lý rác thải tại vị trí này với quy mô gần 20ha;
- Chất thải bệnh viện: Được bệnh viện xử lý tại chỗ theo cách đốt trong lò thiêu hai ngăn ở nhiệt độ cao.
4. Về Văn hóa- Xã hội
Quy mô mạng lưới trường lớp phát triển và ổn định ở các bậc học, ngành học, chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng được khẳng định. Chi ngân sách cho giáo dục bình quân hàng năm chiếm: 28% tổng chi ngân sách, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục bình quân hàng năm từ 3,5 đến 4 tỷ đồng.
Toàn thị xã hiện có 50 trường với 112 lớp mầm non, 216 lớp tiểu học, 165 lớp trung học cơ sở, 130 lớp trung học phổ thông; 05 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp (Phân viện Đại học Huế, Cao đẳng Sư phạm, trường Trung học Y tế, trường Trung cấp dạy nghề…). Hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia ở bậc học mầm non, tiểu học và THCS đạt 15/40 trường, đạt tỷ lệ 37,5% trên 80% phòng học kiên cố cao tầng. Chất lượng cán bộ quản lý, giáo viên được chuẩn hóa. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, THPT, học sinh giỏi và thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng nhiều.
Các cơ sở y tế và mạng lưới y tế cơ sở được đầu tư, nâng cấp, đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe người dân. Tính đến tháng 11/2007, có 01 Bệnh viện đa khoa tỉnh với 300 giường bệnh đang nâng cấp lên bệnh viện 500 giường hoàn thiện vào năm 2010, có 8/9 Trạm Y tế đạt chuẩn quốc gia, đạt 88,8%. Đến nay đã xây dựng kiên cố 9/9 Trạm Y tế phường; đã thành lập, đầu tư trang thiết bị cho Bệnh viện đa khoa Đông Hà.
Thị xã đã xây dựng được 42/83 địa bàn khu phố không có người sinh con thứ 3 trở lên, 6/9 phường xây dựng phường phù hợp với trẻ em. Năm 2007, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,36%, tỷ suất sinh 16,8%o, tỷ lệ con thứ 3 trở lên 13,1 %. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 15%, tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em lao động sớm được quan tâm giải quyết.
Về Văn hóa- Thể thao- Du lịch: Hoạt động văn hóa, thể dục- thể thao được quan tâm phát triển, số người tham gia tập luyện thường xuyên chiếm 23% dân số, tăng 2% so với năm 2007. Thị xã đã hoàn thành quy hoạch địa điểm các nhà văn hóa xã, phường và khu phố; thị xã có 7/9 phường xây dựng nhà văn hóa đa năng, 57/83 khu phố có nhà văn hóa, 14.070/17.264 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa đạt 81,5%.
Trong 5 năm 2001- 2005, đã giải quyết việc làm và tạo việc làm cho khoảng: 7.467 lao động trong các ngành kinh tế; tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 6,7% năm 2000 xuống còn 3,76% năm 2007.
Triển khai tốt các chương trình, chính sách xã hội, giảm nghèo, xây nhà đại đoàn kết, xóa nhà tạm, thực hiện tốt chính sách đối với các gia đình và người có công với cách mạng, phong trào đền ơn đáp nghĩa được thường xuyên quan tâm, đạt kết quả tốt. Tỷ lệ hộ nghèo thị xã giảm xuống còn 6,5% năm 2007.
5. Quốc phòng- An ninh
Thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ngày càng được củng cố và phát huy; trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Các lực lượng quốc phòng, an ninh đã kịp thời, ngăn chặn và xử lý nhiều hoạt động phạm pháp của các tội phạm trên các mặt trận: Kinh tế, văn hóa xã hội, chính trị nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng khu phố an toàn ngày càng phát triển sâu rộng được đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng tích cực.
III. NỘI DUNG THÀNH LẬP THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ
1. Chức năng đô thị
Thị xã Đông Hà là đô thị tỉnh lỵ, giữ vai trò trung tâm chính trị, kinh tế- văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Trị. Có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Trị.
Thị xã là nơi tập trung các trung tâm: Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp; Thương mại- Dịch vụ; Giáo dục- Đào tạo; trung tâm Văn hóa, Thông tin- Thể dục thể thao; trung tâm khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân…
2. Quy mô
Thành phố Đông Hà được thành lập trên cơ sở toàn bộ hiện trạng diện tích tự nhiên, dân số, số đơn vị hành chính và kết cấu hạ tầng đô thị của thị xã Đông Hà, cụ thể như sau:
2.1. Tên thành phố: Thành phố Đông Hà, thuộc tỉnh Quảng Trị.
2.2. Về diện tích tự nhiên: Giữ nguyên diện tích như hiện nay: 7.295,87 ha.
2.3. Về dân số: 91.941 người (Thời điểm 31/12/2007).
2.4. Phạm vi thành lập Thành phố Đông Hà: Giữ nguyên các đơn vị hành chính như hiện nay, gồm 9 phường: Phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường Đông Giang, phường Đông Thanh, phường Đông Lương, phường Đông Lễ.
Qua đánh giá thực trạng, các chỉ tiêu đô thị của Đề án cơ bản đạt các chỉ tiêu đô thị theo quy định tại Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 02/TTLT-BXD-TCCP ngày 08/3/2002 của Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (Nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị. Cụ thể:
TT |
Các chỉ tiêu đánh giá |
Tiêu chí quy định |
Hiện trạng khi lên đô thị loại 3 (Tháng 12/2005) |
Năm 2007 |
1 |
Về chức năng (Vị trí và phạm vi ảnh hưởng của đô thị) |
Đô thị trung tâm cấp tỉnh và vùng Bắc Trung bộ |
Đô thị trung tâm trực thuộc tỉnh, đầu mối giao lưu quan trọng giữa các tỉnh, thành phố trong cả nước và vùng Bắc Trung bộ. |
Đô thị trung tâm tổng hợp trực thuộc tỉnh, đầu mối giao lưu quan trọng với các tỉnh, các thành phố trong cả nước và vùng Bắc Trung bộ. Trung tâm chuyên ngành cấp vùng. Đô thị trên tuyến hành lang kinh tế Đông- Tây, có vị thế quan trọng về quốc phòng, an ninh |
2 |
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp |
75% trở lên |
80% |
84,1% |
3 |
Cơ sở hạ tầng |
Được xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh |
Được xây dựng tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ theo quy hoạch, song còn một số điểm cần khắc phục |
Đang khắc phục cơ bản các mặt tồn tại đảm bảo đồng bộ và hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn đô thị. |
4 |
Quy mô dân số (Người) |
100.000 trở lên |
90.060 |
91.941 |
5 |
Mật độ dân số (Người/km2) |
8.000 trở lên |
5.590 |
5.705 (Theo diện tích quy hoạch xây dựng) |
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SAU KHI THÀNH LẬP THÀNH PHỐ
Sau khi được Chính phủ quyết định thành lập thành phố, Đông Hà tiếp tục huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, khắc phục những điểm còn hạn chế, hoàn chỉnh các tiêu chí của một đô thị hiện đại.
1. Hướng phát triển không gian đô thị
Đô thị Đông Hà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, là thành phố thuộc tỉnh, là một trong các đô thị của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. Định hướng phát triển cả về 4 hướng, lấy sông Hiếu làm trung tâm cảnh quan và điểm nhấn kiến trúc phát triển đô thị. Khai thác quỹ đất hiện có; mở rộng và phát triển đô thị về phía Nam đến sông Vĩnh Phước, phía Bắc phát triển theo hai bờ sông Hiếu kéo dài đến ngã tư Sòng; mở rộng và xây dựng các khu đô thị mới về phía Nam, Bắc.
2. Phân khu chức năng
a) Khu trung tâm và công trình công cộng đô thị như: Khu cơ quan hành chính; trung tâm công cộng, thương mại- dịch vụ; trung tâm Văn hóa, Thể dục- Thể thao; trung tâm GD, Y tế; các công trình di tích lịch sử- văn hóa;
b) Khu dân cư: Các khu dân cư được tổ chức thành 9 khu trên cơ sở 9 phường;
c) Khu công nghiệp, kho tàng: Phát triển các khu công nghiệp ngay trong trung tâm thành phố, khu kho tàng theo hướng tập trung, về phía Tây- Nam thành phố;
d) Các khu đô thị mới:
- Khu đô thị Bắc Sông Hiếu: 128ha;
- Khu đô thị phía Đông đường Trần Bình Trọng, phường 5: 43ha;
- Khu đô thị Bắc Quốc lộ 9- Khóa Bảo: 20ha;
- Khu đô thị Phường 5- Đông Lễ: 40ha;
- Khu đô thị Nam Đông Hà giai đoạn 1, 2, 3, 4: Trên 300ha.
h) Công viên cây xanh, thể dục- thể thao:
- Công viên tượng đài Lê Duẩn có quy mô rộng 2,6ha tại đường Lê Duẩn;
- Khu công viên văn hóa trung tâm được tổ chức xây dựng trên khu vực đường Nguyễn Huệ;
- Công viên cây xanh kết hợp TDTT Cọ Dầu;
- Công viên, lâm viên cây xanh sinh thái;
- Các vùng đất đồi cao ở phía Tây Nam thị xã còn lại sẽ tổ chức các mô hình phát triển kinh tế như: Kinh tế trang trại, trồng rừng, tổ chức tạo cảnh quan phục vụ du lịch.
3. Một số dự án đã và sẽ triển khai thực hiện từ 2007- 2010
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Số TT |
Tên dự án |
Tổng số đầu tư |
Ghi chú |
A. Các dự án ưu tiên đã và đang thực hiện đến năm 2007 |
|||
I |
DỰ ÁN TỈNH, TRUNG ƯƠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN |
|
|
1 |
Khu công nghiệp phía Nam thị xã Đông Hà (Diện tích: 104ha) |
118,3 |
|
2 |
Khu đô thị Nam Đông Hà |
133 |
Giai đoạn 1: 46tỷ |
3 |
Nâng cấp hồ Trung Chỉ |
11 |
|
4 |
Cải tạo, nâng cấp Bệnh viện tỉnh |
18 |
Cơ bản hoàn thành |
5 |
Khu Liên hợp thể thao tỉnh |
43,2 |
Đã thực hiện: 30tỷ |
6 |
Trung tâm Hội nghị tỉnh |
30 |
Đã hoàn thành giai đoạn 1 |
7 |
Sân Vận động Đông Hà giai đoạn I |
29,8 |
Đã hoàn thành |
8 |
Trường PTTH Đông Hà giai đoạn II |
8,6 |
|
9 |
Các trụ sở của các cơ quan cấp tỉnh |
40 |
|
10 |
Nhà máy may xuất khẩu Đông Hà |
15 |
|
II |
DỰ ÁN THỊ XÃ ĐẦU TƯ |
|
|
1 |
Công viên tượng đài Lê Duẩn |
13 |
Đã hoàn thành |
2 |
Kè sông Hiếu - Giai đoạn 1 - Giai đoạn 2 |
12 130 |
Đã thực hiện: 10tỷ |
3 |
Cụm công nghiệp Đông Lễ |
8 |
Đã hoàn thành |
4 |
CSHT khu đô thị 43ha- phường 5 (Giai đoạn 1) |
13 |
Đã thực hiện 6,5tỷ |
5 |
Đường Khóa Bảo- phường 3 |
15 |
Đã thực hiện: 10tỷ |
6 |
Khu đô thị phường 5- Đông Lễ (Gói thầu 1, 2) |
24 |
Đã hoàn thành giai đoạn 1. Đang thực hiện xoi đường gói thầu 3: 850 triệu |
7 |
Cải thiện môi trường đô thị miền Trung |
10 |
Đã hoàn thành thủ tục CBĐT |
8 |
Đường Huỳnh Thúc Kháng |
2,4 |
Đã thực hiện: 1tỷ |
9 |
Đường Lê Hồng Phong |
1,5 |
Đã hoàn thành |
10 |
Đường Bùi Thị Xuân |
1,4 |
Đã thực hiện: 1.000triệu |
11 |
Đường Võ Thị Sáu |
0,85 |
Đã cơ bản hoàn thành |
12 |
Đường Cồn Cỏ |
2,6 |
Đang thực hiện |
13 |
Đường Lương Ngọc Quyến |
0,9 |
Đang thực hiện |
14 |
Vỉa hè đường Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Lê Quý Đôn |
6,4 |
Đã cơ bản hoàn thành |
15 |
Đường Bà Triệu (Giai đoạn 2) |
1,3 |
Đang Giải phóng mặt bằng |
16 |
Nhà Văn hóa phường 3 |
1,6 |
Đã hoàn thành cơ bản |
17 |
Chương trình bê tông hóa giao thông |
3tỷ/năm |
Nhân dân đóng góp 50% |
B. Các dự án ưu tiên từ năm 2008 đến 2010 |
|||
I |
DỰ ÁN CỦA TỈNH, TRUNG ƯƠNG ĐẦU TƯ |
|
|
1 |
Nâng cấp Quốc lộ 1A qua thị xã Đông Hà |
80 |
TW đầu tư |
2 |
Đường và cầu Đại Lộc qua sông Thạch Hãn |
46 |
TW + tỉnh đầu tư |
3 |
Cầu Vĩnh Phước |
30 |
TW + tỉnh đầu tư |
4 |
Bến xe Đông Hà |
20 |
Đã triển khai xây dựng |
5 |
Trung tâm Sát hạch lái xe Đường 9 |
9 |
Đã triển khai xây dựng |
6 |
Bãi đỗ xe đường 9D |
12 |
Đã quy hoạch |
7 |
Đường Nguyễn Du |
7 |
|
8 |
Đường Lý Thường Kiệt nối dài |
12 |
Đang xây dựng |
9 |
Đường Lê Thánh Tông |
15 |
Đang xây dựng |
10 |
Cầu Khóa Bảo qua sông Hiếu |
45 |
|
11 |
Bệnh viện Vệ tinh Trung ương Huế |
150 |
|
12 |
Giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị |
150 |
|
13 |
Đường 2 bờ sông Hiếu (Trần Nguyên Hãn, Hoàng Diệu, Bà Triệu, Bùi Thị Xuân) |
250 |
|
14 |
Quảng trường và Nhà Văn hóa Trung tâm tỉnh |
105 |
Xây dựng năm 2008 |
15 |
Khách sạn Sài Gòn Tourist, khách sạn Bưu điện, các khách sạn từ 3 sao trở lên |
200 |
Xây dựng năm 2008 |
16 |
Siêu thị Coop mart- Trung tâm Thương mại Đông Hà |
80 |
Xây dựng năm 2008 |
17 |
Phân viên Đại học Huế |
70 |
Xây dựng năm 2008 |
18 |
Trường PTTH Bùi Dục Tài |
15 |
Đã triển khai xây dựng |
19 |
Khu đô thị Nam Đông Hà giai đoạn 2 |
50 |
Đã triển khai xây dựng |
20 |
Khu dân cư thu nhập thấp |
13 |
|
21 |
Thư viện tỉnh |
18 |
Đã triển khai xây dựng |
II |
DỰ ÁN THỊ XÃ ĐẦU TƯ |
|
|
1 |
Khu đô thị Bắc sông Hiếu |
250 |
Đã lập dự án vay vốn ADB |
2 |
Khu đô thị Khóa Bảo |
20 |
Đã xây dựng |
3 |
Khu dân cư Đông Khe Mây |
15 |
|
4 |
Công viên trung tâm Nguyễn Huệ |
30 |
|
5 |
Nhà văn hóa Thanh thiếu niên |
12 |
|
6 |
Đường Mai Hắc Đế |
1,8 |
Xây dựng năm 2008 |
7 |
Đường nối Hàm Nghi- Lý Thường Kiệt |
1,4 |
Xây dựng năm 2008 |
8 |
Đường Trương Định |
0,6 |
Xây dựng năm 2008 |
9 |
Đường Hoàng Thị Điểm |
0,5 |
Xây dựng năm 2008 |
10 |
Đường Bùi Thị Xuân- Nguyễn Thượng Hiền (Đê chống ngập lụt) |
3 |
Vốn ADB |
11 |
Đường Trần Bình Trọng |
6 |
Vốn ADB + ngân sách |
12 |
Đường Bà Triệu (Cầu Thanh niên qua chợ Đông Hà, đê chống ngập lụt) |
2 |
Vốn ADB |
13 |
Đường Lê Lợi nối dài |
22 |
Tỉnh đầu tư |
14 |
Đường Nguyễn Trãi nối dài |
15 |
Tỉnh đầu tư |
15 |
Điện chiếu sáng các tuyến đường nội thị |
5 |
Đang đầu tư hàng năm |
16 |
Vỉa hè, cây xanh các tuyến đường nội thị |
10 |
Đang đầu tư hàng năm |
17 |
Trường THPT Lê Hồng Phong |
2,5 |
Xây dựng năm 2008 |
18 |
Trường THCS Đường 9 |
2,4 |
Xây dựng năm 2008 |
19 |
Trường THPT Chế Lan Viên |
10 |
Xây dựng năm 2008 |
20 |
Cải thiện môi trường đô thị miền Trung |
224 |
Đang triển khai |
Thành lập thành phố Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Quảng Trị và khu vực Bắc Trung bộ và các nước trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây; sẽ tạo ra động lực mới để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế- xã hội, củng cố Quốc phòng- An ninh, phù hợp với nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Quảng Trị nói chung và thị xã Đông Hà nói riêng; cổ vũ động viên địa phương tích cực phấn đấu, vươn lên giành nhiều thành tích hơn nữa trong công cuộc đổi mới.
Căn cứ Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về Phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị; Thông tư Liên tịch số 02/TTLT-BXD-TCCP ngày 08/3/2002 của Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (Nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn về Phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị; trên cơ sở các chỉ tiêu đã đạt được cùng với khả năng phát triển, thị xã Đông Hà cơ bản đủ điều kiện, tiêu chuẩn và các thủ tục pháp lý để thành lập thành phố thuộc tỉnh./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |