HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
20/2012/NQ-HĐND
|
Lào Cai, ngày 14
tháng 12 năm 2012
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN, DỰ
TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2012; KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, ĐẦU
TƯ PHÁT TRIỂN, DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ PHÂN BỔ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TỈNH
NĂM 2013
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
KHÓA XIV - KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách;
Căn cứ Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003
của Chính phủ ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách
địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;
Căn cứ Quyết định số 1792/QĐ-TTg ngày 30/11/2012
của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2003;
Sau khi xem xét báo cáo của UBND tỉnh số
496/BC-UBND ngày 27/11/2012 về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013; số
495/BC-UBND ngày 27/11/2012 về đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách
nhà nước năm 2012, dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán ngân
sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách tỉnh năm 2013; số 494/BC-UBND ngày
27/11/2012 về tình hình đầu tư phát triển năm 2012, kế hoạch đầu tư phát triển
năm 2013; Báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu dự kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội, đầu tư phát triển, dự toán ngân sách địa phương năm 2012; kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển, dự toán ngân sách địa phương và phân
bổ dự toán ngân sách tỉnh năm 2013.
1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội năm 2012
Năm 2012 tiếp tục là năm có nhiều khó khăn: Thực hiện
chính sách tiền tệ thận trọng, chặt chẽ; giá nguyên liệu đầu vào tăng, lãi suất
vay vẫn còn cao; doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay, thiếu vốn cho sản xuất,
hàng tòn kho lớn; thời tiết không thuận lợi; xuất hiện dịch bệnh ở người và gia
súc; giá cả hàng hóa vẫn còn ở mức cao ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của
nhân dân…song với sự đồng lòng, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị; sự
năng động, sáng tạo trong chỉ đạo điều hành nên kinh tế - xã hội của tỉnh phát
triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Kết quả nổi bật: GDP tăng 14% đạt KH
giao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; sản lượng lương thực có hạt đạt
259,8 nghìn tấn; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.150 tỷ đồng (giá cố định
1994); thu ngân sách trên địa bàn đạt 3.200 tỷ đồng; tổng nguồn vốn đầu tư phát
triển do ngân sách quản lý đạt 4.770 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt
9.500 tỷ đồng; doanh thu du lịch đạt 1.844 tỷ đồng…Các lĩnh vực văn hóa, xã hội
có nhiều chuyển biến tích cực: chất lượng giáo dục được nâng lên; công tác chăm
sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân; đẩm bảo an sinh xã hội; giải quyết việc làm
cho người lao động được chú trọng và tăng cường. Quốc phòng được củng cố, an
ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Hoạt động đối ngoại
thu được nhiều kết quả…
Bên cạnh những kết quả trên, kinh tế - xã hội năm
2012 còn một số khó khăn, yếu kém đó là: Do thời tiết diễn biến phức tạp nên sản
xuất lương thực ở một số nơi gặp khó khăn do người dân phải chuyển đổi cây trồng,
thu nhập giảm; vẫn còn để xảy ra cháy rừng; tiến độ triển khai chương trình xây
dựng nông thôn mới còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu; nhiều doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh gặp khó khăn do thiếu vốn và thiếu đầu ra cho sản phẩm nên hoạt
động sản xuất kinh doanh chững lại; tín dụng chưa đáp ứng được nhu cầu vay, lãi
suất cao; vận chuyển hàng hóa, khác du lịch chưa đáp ứng yêu cầu; chất lượng
giáo dục ở vùng cao, vùng khó khăn còn thấp, tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần
chưa cao; nguy cơ ô nhiễm môi trường còn cao, nhất là tại khu công nghiệp; tình
hình an ninh, trật tự xã hội còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, an toàn giao
thông giảm cả 3 tiêu chí nhưng còn chậm; việc tuyên truyền đạo đức trái pháp luật,
di cư tự do, phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương vẫn còn xảy ra…
HĐND tỉnh thống nhất thông qua kết quả thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển, dự toán ngân sách địa
phương năm 2012 với những chỉ tiêu cơ bản theo báo cáo của UBND tỉnh đã trình tại
kỳ họp thứ 6.
2. Kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội năm 2013
Nhất trí với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
năm 2013 và giải pháp đã nêu trong báo cáo của UBND tỉnh trình tại kỳ họp; tập
trung vào một số chỉ tiêu chủ yếu sau đây:
2.1. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội:
a. Các chỉ tiêu kinh tế
(1) Tốc độ tăng trưởng GDP: 14%, trong đó lĩnh vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khoảng 6%; công nghiệp – xây dựng tăng khoảng
19% và dịch vụ tăng khoảng 16%.
(2) Sản xuất nông lâm nghiệp
- Tổng sản lượng lương thực có hạt 265 nghìn tấn.
- Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt
và nuôi trồng thủy sản 40,5 triệu đồng/ha.
- Cây cao su: Diện tích đất 1.500 ha, diện tích trồng
cây đứng 500 ha.
(3) Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp (giá cố định 1994) 3.936 tỷ đồng.
(4) Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn
1.350 triệu USD. Giá trị xuất nhập khẩu của tỉnh 106,8 triệu USD; trong đó xuất
khẩu 58,2 triệu USD.
(5) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 3.500 tỷ đồng.
(6) Tổng lương khách du lịch 1.180 nghìn lượt người.
Doanh thu dịch vụ du lịch 2.165 tỷ đồng.
b. Các chỉ tiêu về xã hội
(7) Giáo dục – đào tạo
- Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cấp
giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở tại 100% số xã, phường, thị
trấn trên địa bàn.
- Tỷ lệ huy động trẻ em 6 – 14 tuổi đến trường 99,5%
tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo 99,8%.
(8) Y tế - KHH gia đình:
- Tỷ lệ giảm sinh 0,6%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiện
1,42%.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng đầy đủ trên
90%.
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi 22%.
(9) Phát thanh – Truyền hình
- Tỷ lệ phủ sóng Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền
hình Việt Nam và Đài truyền hình Lào Cai: 100%.
- Tỷ lệ số hộ được nghe Đài tiếng nói Việt Nam:
97%.
- Tỷ lệ số hộ được xem Đài Truyền hình Việt Nam:
89%.
(10) Tạo việc làm mới cho 11.000 lao động. Tỷ lệ
lao động qua đào tạo 47,7% trong đó đào tạo nghề 36,8%.
(11) Phấn đấu giảm 5% tỷ lệ hộ nghèo.
(12) Phấn đấu 1.240 số làng, bản, tổ dân phố đạt
chuẩn văn hóa; 98.000 gia đình được công nhận gia đình văn hóa.
(13) Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 95% dân
số.
(14) Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm xã hội 7,9%
tổng dân số.
c. Các chỉ tiêu môi trường
(15) Tỷ lệ che phủ rừng 51,7%;
(16) Tỷ lệ số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh 86%;
(17) Tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở đô thị 79%.
d. Các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới
(18) Hoàn thành xây dựng nông thôn mới tại 04 xã:
Quang Kim (Bát Xát), Nậm Cang (Sa Pa), Phú Nhuận (Bảo Thắng) và Vạn Hòa (Thành
phố Lào Cai).
(Chi tiết theo phụ lục 01)
2.2. Kế hoạch đầu tư phát triển năm 2013
Nhất trí với quan điểm, nguyên tắc và cơ cấu kế hoạch
vốn đầu tư năm 2013, tổng vốn đầu tư ngân sách do địa phương quản lý: 3.014,027
tỷ đồng, gồm:
a. Nguồn cân đối ngân sách địa phương: 487 tỷ đồng
(1) Vốn ngân sách tập trung: 267 tỷ đồng.
(2) Vốn thu tiền sử dụng đất: 220 tỷ đồng.
b. Vốn hỗ trợ có mục tiêu: 604.320 tỷ đồng.
(1)Vốn theo Nghị quyết 37: 136 tỷ đồng.
(2) Vốn theo Quyết định 120: 45 tỷ đồng.
(3) Hỗ trợ chương trình giống cây trồng, thủy sản:
18,417 tỷ đồng.
(4) Chương trình di dân, định canh, định cư cho đồng
bào dân tộc thiểu số: 16,56 tỷ đồng.
(5) Chương trình bố trí sắp xếp dân cư nơi cần thiết:
6,446 tỷ đồng;
(6) Chương trình quản lý biên giới đất liền: 25 tỷ
đồng;
(7) Hỗ trợ đối ứng các dự án ODA: 69 tỷ đồng;
(8) Vỗn hỗ trợ các bệnh viện tuyến tỉnh: 14,72 tỷ đồng;
(9) Vỗn hỗ trợ đầu tư trụ sở xã: 3,228 tỷ đồng;
(10) Vốn cơ sở hạ tầng du lịch: 17,493 tỷ đồng;
(11) Chương trình phát triển và bảo vệ rừng bền vững:
55,216 tỷ đồng;
(12) Hỗ trợ đầu tư theo quyết định của Đảng và Nhà
nước: 62 tỷ đồng;
(13) Vốn hỗ trợ có mục tiêu kinh tế cửa khẩu: 66,24
tỷ đồng;
(14) Vốn hỗ trợ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp: 22
tỷ đồng.
(15) Vốn hỗ trợ cụm công nghiệp: 7 tỷ đồng;
(16) Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu: 22
tỷ đồng.
c. Vốn chương trình mục tiêu quốc gia: 403,595 tỷ
đồng
(1) Chương trình việc làm và dạy nghề: 16,660 tỷ đồng;
(2) Chương trình giảm nghèo bền vững: 229,877 tỷ đồng;
(3) Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường:
25,12 tỷ đồng;
(4) Chương trình mục tiêu y tế: 7,188 tỷ đồng;
(5) Chương trình mục tiêu dân số và kế hoạch hóa
gia đình: 6,152 tỷ đồng;
(6) Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm: 3,445 tỷ
đồng;
(7) Chương trình mục tiêu văn hóa: 11,358 tỷ đồng;
(8) Chương trình mục tiêu giáo dục và đào tạo:
60,310 tỷ đồng;
(9) Chương trình phòng chống ma túy: 8,419 tỷ đồng;
(10) Chương trình mục tiêu phòng chống tội phạm:
0,640 tỷ đồng;
(11) Chương trình xây dựng nông thôn mới: 24,819 tỷ
đồng;
(12) Chương trình phòng chống HIV/AIDS: 5,951 tỷ đồng;
(13) Chương trình đưa thông tin về cơ sở miền núi,
vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo: 3,656 tỷ đồng.
d. Vốn nước ngoài: 1.000 tỷ đồng.
đ. Vốn vay kiên cố hóa kênh mương: 150 tỷ đồng.
e. Vốn Trái phiếu Chính phủ: 369,112 tỷ đồng.
(Chi tiết theo phụ lục 02)
2.3. Dự toán ngân sách
a. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: Tổng
thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 3.500 tỷ đồng, gồm:
(1) Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 1.280 tỷ đồng;
(2) Thu từ nội địa 1.953 tỷ đồng, gồm: Thu tiền sử
dụng đất, bán trụ sở, san tạo mặt bằng 220 tỷ đồng; các khoản thuế, phí và thu
khác nội địa 1.715 tỷ đồng.
(3) Thu quản lý qua ngân sách 285 tỷ đồng.
b. Thu ngân sách địa phương: Tổng thu ngân
sách địa phương 6.850 tỷ đồng, gồm:
(1) Thu từ thuế, phí và các khoản thu khác từ nội địa
1.673,471 tỷ đồng.
(2) Thu tiền sử dụng đất, bán trụ sở, san tạo mặt bằng
220 tỷ đồng.
(3) Thu quản lý qua ngân sách 285 tỷ đồng.
(4) Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương 4.391,529 tỷ
đồng, gồm: Thu bổ sung cân đối chi thường xuyên 1.894,554 tỷ đồng; thu bổ sung
vốn đầu tư xây dựng cơ bản 266 tỷ đồng; thu bổ sung có mục tiêu thực hiện các
chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình dự án, nhiệm vụ khác
2.230,975 tỷ đồng.
(5) Thu vay Ngân hàng phát triển để đầu tư kiên cố
hóa kênh mương, giao thông nông thôn và hỗ trợ đầu tư hạ tầng nuôi trồng thủy sản
150 tỷ đồng.
(6) Thu chuyển nguồn 130 tỷ đồng.
c. Chi ngân sách địa phương: Tổng chi ngân
sách địa phương 6.850 tỷ đồng, gồm:
(1) Chi đầu tư phát triển 579,88 tỷ đồng.
(2) Chi thường xuyên 4.563,39 tỷ đồng.
(3) Chi trả nợ gốc và lãi vay đầu tư 60,12 tỷ đồng.
(4) Chi bổ sung Quỹ dựu trữ tài chính 1,1 tỷ đồng.
(5) Dự phòng ngân sách 150 tỷ đồng.
(6) Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách
Trung ương 1.210,761 tỷ đồng.
(7) Chi quản lý qua ngân sách 285 tỷ đồng.
d. Phân bổ dự toán ngân sách tỉnh: Tổng chi
ngân sách tỉnh 6.270,921 tỷ đồng, gồm:
(1) Các khoản chi cân đối ngân sách 2.468,543 tỷ đồng,
gồm:
- Chi đầu tư phát triển 503,48 tỷ đồng.
- Chi thường xuyên 1.810,425 tỷ đồng.
- Chi trả nợ gốc và lãi vay 60,12 tỷ đồng.
- Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính 1,1 tỷ đồng.
- Dự phòng ngân sách tỉnh 93,418 tỷ đồng.
(2) Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách
Trung ương 1.210,761 tỷ đồng.
(3) Chi từ nguồn thu để lại quản lý qua ngân sách
147,52 tỷ đồng.
(4) Chi bổ sung ngân sách cho các huyện, thành phố
2.444,097 tỷ đồng.
(Chi tiết theo các phụ lục 03 đến 13)
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực HĐND tỉnh thỏa thuận
với UBND tỉnh thực hiện các nội dung sau:
1. Về chính sác đào tạo, thu hút nhân lực có trình
độ cao về làm việc tại trường Đại học Fansipan.
2. Về quy định nội dung, mức chi đối với vận động
viên, huấn luyện viên thể thao và các giải thi đấu thể thao.
3. Về quy định nội dung, mức chi cho công tác xây dựng
ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, tổ chức các kỳ thi phổ thông và tập huấn đổi tuyển
dự thi các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
4. Về mức chi bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức
làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, kiến nghị phản ánh trên địa
bàn tỉnh.
5. Mức thu học phí đối với giáo dục mầm non và phổ
thông công lập năm học 2012-2013.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
1. Ủy ban nhân tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện Nghị
quyết.
Đối với chỉ tiêu đào tạo tuyển mới và những khoản
kinh phí chưa phân bổ của dự toán ngân sách tỉnh năm 2013, giao Ủy ban nhân dân
tỉnh rà soát, phân bổ chi tiết và trình Thường trực HĐND tỉnh thỏa thuận theo
quy định, báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng
nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm giám sát việc
thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Kỳ họp thứ 6, Hội đồng nhân
dân tỉnh Lào Cai khóa XIV thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2012 và có hiệu lực
sau 10 ngày kể từ ngày thông qua.