CHÍNH
PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
73/2003/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2003
|
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 73/2003/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 6 NĂM 2003 BAN
HÀNH QUY CHẾ XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH DỰ TOÁN VÀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG, PHÊ
CHUẨN QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ
ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.
Giao Bộ Tài chính hướng dẫn cụ
thể các mẫu biểu phục vụ cho việc lập báo cáo dự toán, phân bổ và quyết toán
ngân sách địa phương.
Điều 2.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004.
Việc xem xét, phê chuẩn quyết
toán ngân sách địa phương của năm ngân sách 2002 và 2003 được áp dụng theo những
quy định của Quy chế này.
Điều 3.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng
nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
QUY CHẾ
XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH DỰ TOÁN VÀ PHÂN BỔ NGÂN
SÁCH ĐỊA PHƯƠNG, PHÊ CHUẨN QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2003 của
Chính phủ)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
1. Quy
chế này quy định về:
- Nhiệm vụ của ủy ban nhân dân
các cấp trong việc tổ chức lập, báo cáo dự toán ngân sách, phương án phân bổ và
quyết toán ngân sách địa phương.
- Nhiệm vụ của Ban Kinh tế và
Ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt
là Ban Kinh tế và Ngân sách), Ban Kinh tế - Xã hội của Hội đồng nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là Ban Kinh tế - Xã hội); Chủ
tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn và các Ban khác của Hội
đồng nhân dân trong việc thẩm tra các báo cáo của Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng
nhân dân.
- Việc Thường trực Hội đồng nhân
dân xem xét, cho ý kiến về các báo cáo ngân sách của Uỷ ban nhân dân nhân dân
và báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Kinh tế - Xã hội.
- Nội dung, trình tự, phương thức
thảo luận và quyết định dự toán, phân bổ và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa
phương của Hội đồng nhân dân.
Điều 2.
Việc thẩm tra, xem xét, quyết định dự toán, phương án phân bổ và phê chuẩn quyết
toán ngân sách địa phương của Hội đồng nhân dân phải đúng các quy định của Luật
Ngân sách nhà nước và của Quy chế này.
Chương 2:
LẬP DỰ TOÁN, PHÂN BỔ VÀ
QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
Điều 3.
Lập dự toán, phương án phân bổ và quyết toán ngân sách địa phương:
1. Hàng năm, Uỷ ban nhân dân các
cấp lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (đối với cấp huyện và cấp
xã lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với những khoản thu được phân cấp quản
lý), dự toán chi ngân sách địa phương (đối với cấp tỉnh và cấp huyện gồm ngân
sách cấp mình và ngân sách các cấp dưới); phương án phân bổ ngân sách cấp mình
và quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương
trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định, phê chuẩn.
2. Dự toán thu ngân sách nhà nước
trên địa bàn, chi ngân sách địa phương phải căn cứ vào:
a) Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh;
b) Chính sách, chế độ thu ngân
sách nhà nước, định mức phân bổ ngân sách và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi
ngân sách;
c) Tình hình thực hiện dự toán
ngân sách năm hiện hành;
d) Nhiệm vụ thu, chi ngân sách
được cấp trên giao; dự toán ngân sách được tổng hợp từ báo cáo dự toán ngân
sách của các cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình, của các địa phương cấp dưới trực
tiếp;
đ) Các căn cứ khác theo quy định
tại Điều 37 Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật Ngân sách nhà nước.
3. Phương án phân bổ ngân sách
phải căn cứ vào:
a) Dự toán ngân sách địa phương
được Hội đồng nhân dân quyết định;
b) Nhiệm vụ cụ thể của các cơ
quan, đơn vị thuộc cấp mình và các địa phương cấp dưới trực tiếp;
c) Định mức phân bổ và chế độ,
tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách được cấp có thẩm quyền quy định;
d) Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia
các khoản thu và mức bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp
trên. Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, cần căn cứ vào chế độ phân cấp
ngân sách và dự toán thu, chi ngân sách của từng địa phương cấp dưới trực tiếp.
4. Lập quyết toán ngân sách địa
phương phải tuân thủ những quy định tại các Điều 62, 63, 64 và
65 của Luật Ngân sách nhà nước; căn cứ vào báo cáo quyết toán ngân sách cấp
dưới đã được Hội đồng nhân dân phê chuẩn, báo cáo quyết toán ngân sách của các
cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình đã được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định và
các khoản chi chuyển nguồn của ngân sách địa phương sang năm sau theo quy định
của Luật Ngân sách nhà nước.
5. Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban
Kinh tế - Xã hội, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã và các Ban
khác có liên quan của Hội đồng nhân dân phối hợp với cơ quan tài chính, cơ quan
kế hoạch và đầu tư và các cơ quan có liên quan khác của Uỷ ban nhân dân trong
quá trình lập dự toán, phân bổ và quyết toán ngân sách.
6. Cơ quan tài chính chủ động phối
hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư và các cơ quan có liên quan trình Uỷ ban
nhân dân dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương;
phương án phân bổ ngân sách cấp mình và quyết toán thu ngân sách nhà nước trên
địa bàn, chi ngân sách địa phương; đồng thời gửi các báo cáo trên đến Ban Kinh
tế và Ngân sách, Ban Kinh tế - Xã hội, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
và các Ban khác có liên quan của Hội đồng nhân dân.
7. Uỷ ban nhân dân họp xem xét,
thảo luận dự toán ngân sách, phương án phân bổ và quyết toán ngân sách có sự
tham dự của Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Kinh tế - Xã hội, Chủ tịch Hội đồng
nhân dân (đối với cấp xã).
Điều 4.
Uỷ ban nhân dân báo cáo về ngân sách địa phương:
1. Báo cáo tình hình thực hiện
ngân sách địa phương năm hiện hành, gồm:
a) Tình hình thực hiện dự toán
thu, chi ngân sách, kể cả việc huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết
cấu hạ tầng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách
nhà nước (nếu có);
b) Tình hình thực hiện các giải
pháp tài chính - ngân sách theo Nghị quyết Quốc hội, Hội đồng nhân dân cùng cấp
và cấp trên, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên;
c) Những giải pháp bổ sung để tổ
chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm hiện hành.
2. Báo cáo dự toán ngân sách địa
phương năm sau, gồm:
a) Các căn cứ xây dựng dự toán
ngân sách;
b) Mục tiêu, nhiệm vụ của ngân
sách địa phương;
c) Phương án phân bổ ngân sách;
d) Các chủ trương, giải pháp chủ
yếu thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm sau.
3. Báo cáo quyết toán và kiểm
toán ngân sách địa phương, gồm:
a) Quyết toán thu ngân sách nhà
nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương;
b) Quyết toán các chương trình mục
tiêu quốc gia;
c) Thuyết minh quyết toán ngân
sách địa phương;
d) Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước
về kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách địa phương (nếu có).
4. Căn cứ vào những yêu cầu, nội
dung quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 của Điều này, Uỷ ban nhân dân các cấp còn
phải giải trình cụ thể về tình hình thực hiện ngân sách, dự toán, phân bổ ngân
sách cấp mình và quyết toán ngân sách địa phương. Trong đó, nêu rõ những nội
dung sau:
a) Dự toán chi ngân sách của từng
cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực; dự toán chi ngân sách hỗ trợ
các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -
nghề nghiệp theo từng lĩnh vực. Đối với ngân sách cấp tỉnh còn bao gồm dự toán
chi đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài
chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật, chi bổ sung quỹ dự trữ tài
chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là cấp tỉnh), chi trả
gốc và lãi tiền huy động cho đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều
8 của Luật Ngân sách nhà nước;
b) Nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần
trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp ở địa
phương và số bổ sung từ ngân sách cấp mình cho ngân sách cấp dưới (bao gồm số bổ
sung cân đối và số bổ sung có mục tiêu). Đối với số bổ sung cân đối phải kèm
theo căn cứ xác định của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách địa phương;
c) Danh mục, tổng mức vốn đầu
tư, tiến độ thực hiện và kế hoạch vốn đầu tư đối với các dự án, các công trình
quan trọng thuộc nguồn ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân cấp mình
quyết định theo thẩm quyền; trong đó, nêu chi tiết các dự án, các công trình
xây dựng cơ bản theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
5. Ngoài các nội dung trên, Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh còn phải trình Hội đồng nhân dân cùng cấp:
a) Đối với năm đầu của thời kỳ ổn
định ngân sách: Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa
phương; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các nguồn thu giữa ngân sách cấp tỉnh với
ngân sách từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngân sách từng xã,
phường, thị trấn; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các nguồn thu giữa ngân sách từng
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh với ngân sách từng xã, phường, thị trấn;
b) Phương án thu phí, lệ phí và
các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật;
c) Định mức phân bổ ngân sách,
chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo phân cấp của Chính phủ;
d) Phương án huy động, quyết
toán vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 5.
Các báo cáo quy định tại Điều 4 của Quy chế này phải gửi Ban Kinh tế và Ngân
sách, Ban Kinh tế - Xã hội, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (đối với cấp
xã) để thẩm tra.
Chương 3:
THẨM TRA DỰ TOÁN, PHƯƠNG
ÁN PHÂN BỔ VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
Điều 6.
Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Kinh tế - Xã hội, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng
nhân dân (đối với cấp xã) thẩm tra các báo cáo về ngân sách:
1. Thẩm tra về đánh giá tình
hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa
phương năm hiện hành và việc thực hiện các giải pháp tài chính - ngân sách theo
Nghị quyết Hội đồng nhân dân.
2. Thẩm tra dự toán ngân sách về:
mục tiêu, nhiệm vụ của ngân sách; các căn cứ xây dựng dự toán ngân sách và phân
bổ ngân sách địa phương.
3. Thẩm tra phương án phân bổ ngân
sách cấp mình về: nguyên tắc phân bổ, tính công bằng, hợp lý và tích cực của
phương án phân bổ.
4. Thẩm tra phương án thu phí, lệ
phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; phương án
huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước về các nội dung: sự
cần thiết phải huy động, mức huy động, hình thức và thời gian huy động, lãi suất,
phương án sử dụng tiền huy động và mức trả nợ hàng năm.
5. Đối với năm đầu thời kỳ ổn định
ngân sách còn phải thẩm tra các nội dung về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi
cho từng cấp ngân sách ở địa phương; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các nguồn
thu giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách từng huyện và xã; tỷ lệ phần trăm (%)
phân chia các nguồn thu giữa ngân sách từng huyện với ngân sách từng xã nhằm bảo
đảm các nguyên tắc quy định tại Điều 34 và Điều 36 của Luật Ngân
sách nhà nước.
6. Thẩm tra quyết toán ngân sách
địa phương về: tính chính xác, tính hợp pháp, đầy đủ của quyết toán ngân sách địa
phương.
Điều 7.
Phương thức thẩm tra các báo cáo:
1. Đối với cấp tỉnh và cấp huyện:
a) Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban
Kinh tế - Xã hội và các Ban khác có liên quan của Hội đồng nhân dân tổ chức thẩm
tra các báo cáo, có sự tham dự của ủy ban nhân dân và các cơ quan liên quan.
Các Ban có liên quan của Hội đồng
nhân dân có ý kiến chính thức về lĩnh vực phụ trách; nêu rõ những nội dung nhất
trí, những nội dung nhất trí nhưng đề nghị báo cáo rõ thêm, những nội dung chưa
nhất trí và những kiến nghị.
b) Các cơ quan có liên quan của
Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm báo cáo bổ sung: những vấn đề tiếp thu, những vấn
đề giải trình làm rõ thêm để đi đến thống nhất, những vấn đề cần nghiên cứu, giải
trình sau bằng văn bản. Báo cáo tiếp thu hoặc giải trình bằng văn bản phải gửi
đến Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Kinh tế - Xã hội.
c) Uỷ ban nhân dân nghiên cứu,
tiếp thu ý kiến thẩm tra của các Ban thuộc Hội đồng nhân dân, hoàn chỉnh các
báo cáo để trình Thường trực Hội đồng nhân dân. Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Kinh
tế - Xã hội tổng hợp các ý kiến của các Ban khác có liên quan lập báo cáo thẩm
tra để trình Thường trực Hội đồng nhân dân. Báo cáo thẩm tra gồm những nội dung
chủ yếu sau:
Những nội dung và số liệu thống
nhất với báo cáo của Uỷ ban nhân dân.
Những nội dung và số liệu đề nghị
báo cáo rõ thêm hoặc còn có ý kiến khác với báo cáo của Uỷ ban nhân dân.
Ý kiến nhận xét về báo cáo của Uỷ
ban nhân dân.
Những kiến nghị.
Trường hợp còn có ý kiến khác
nhau thì Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Kinh tế - Xã hội và Uỷ ban nhân dân trao
đổi, làm rõ những nội dung còn khác nhau trình Thường trực Hội đồng nhân dân
xem xét, cho ý kiến trước khi trình Hội đồng nhân dân.
2. Đối với cấp xã:
Phương thức và trình tự thẩm tra
thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Quy chế này.
Điều 8.
Thường trực Hội đồng nhân dân cho ý kiến đối với các báo cáo của Uỷ ban nhân
dân:
1. Thường trực Hội đồng nhân dân
cho ý kiến về các báo cáo của Uỷ ban nhân dân theo quy định tại Điều 4 và ý kiến
thẩm tra của các Ban được quy định tại Điều 7 của Quy chế này.
Đối với những vấn đề còn có ý kiến
khác nhau, Thường trực Hội đồng nhân dân cho ý kiến để Ban Kinh tế và Ngân
sách, Ban Kinh tế - Xã hội và Uỷ ban nhân dân hoàn chỉnh các báo cáo trình Hội
đồng nhân dân xem xét, quyết định.
2. Căn cứ tình hình cụ thể của địa
phương, nếu thấy cần thiết, Thường trực Hội đồng nhân có thể tổ chức họp với
Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Kinh tế - Xã hội và các Ban có liên quan khác để
thẩm tra, cho ý kiến về các báo cáo.
3. Các báo cáo của Uỷ ban nhân
dân và báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Kinh tế - Xã hội được
gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân theo Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân
các cấp.
Điều 9.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã thẩm tra, cho ý kiến đối với
các báo cáo của Uỷ ban nhân dân:
1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng
nhân dân thẩm tra, cho ý kiến đối với các báo cáo của Uỷ ban nhân dân theo quy
định tại các Điều 6, 7 và 8 của Quy chế này.
2. Căn cứ ý kiến của Chủ tịch,
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân báo cáo những vấn đề tiếp thu,
những vấn đề giải trình để làm rõ và hoàn chỉnh các báo cáo, trình Hội đồng
nhân dân.
3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân chủ
trì có sự phối hợp của ủy ban nhân dân hoàn chỉnh báo cáo thẩm tra, trình Hội đồng
nhân dân.
4. Báo cáo của Uỷ ban nhân dân
trình Hội đồng nhân dân và báo cáo thẩm tra của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng
nhân dân được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân theo Quy chế hoạt động của Hội
đồng nhân dân các cấp.
Chương 4:
THẢO LUẬN, QUYẾT ĐỊNH DỰ
TOÁN, PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ VÀ PHÊ CHUẨN QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
Điều 10.
Hội đồng nhân dân thảo luận, quyết định dự toán, phương án phân bổ ngân sách cấp
mình và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương:
1. Phương thức thảo luận:
a) Uỷ ban nhân dân trình bày các
báo cáo trước Hội đồng nhân dân.
b) Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban
Kinh tế - Xã hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (đối với cấp xã) báo cáo kết quả
thẩm tra các báo cáo của Uỷ ban nhân dân.
c) Hội đồng nhân dân tổ chức thảo
luận về các báo cáo của Uỷ ban nhân dân; thư ký kỳ họp tổng hợp ý kiến của các
đại biểu và gửi đại biểu Hội đồng nhân dân, Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Kinh
tế - Xã hội, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (đối với cấp xã), đồng
gửi cơ quan tài chính cùng cấp.
d) Uỷ ban nhân dân báo cáo tiếp
thu và giải trình về các ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân.
2. Căn cứ báo cáo thẩm tra của
Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Kinh tế - Xã hội, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng
nhân dân (đối với cấp xã) và báo cáo giải trình của Uỷ ban nhân dân, Hội đồng
nhân dân thảo luận và quyết định:
a) Dự toán thu ngân sách nhà nước
trên địa bàn, chi ngân sách địa phương theo các chỉ tiêu quy định tại Điều 25 của Luật Ngân sách nhà nước.
b) Căn cứ dự toán chi ngân sách
địa phương đã được quyết định, thảo luận quyết định phương án phân bổ ngân sách
cấp mình theo các chỉ tiêu quy định tại Điều 25 của Luật Ngân
sách nhà nước.
Trong quá trình thảo luận, quyết
định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương,
phương án phân bổ ngân sách cấp mình; nếu Hội đồng nhân dân quyết định tăng các
khoản chi hoặc bổ sung khoản chi mới, thì phải đồng thời xem xét, quyết định
các giải pháp để đảm bảo cân đối ngân sách.
c) Đối với Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh, ngoài các nội dung trên, còn thảo luận, quyết định các nội dung quy định
tại Khoản 5 Điều 4 của Quy chế này.
d) Phê chuẩn quyết toán thu ngân
sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương năm trước.
Điều 11.
Thời gian quyết định dự toán ngân sách, phân bổ ngân sách cấp mình và quyết
toán ngân sách địa phương:
1. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp mình
năm sau trước ngày 10 tháng 12 năm hiện hành; Hội đồng nhân dân cấp dưới quyết
định dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách cấp mình năm sau chậm nhất
là 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định dự toán
và phân bổ ngân sách.
2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương chậm nhất 12 tháng sau khi năm ngân
sách kết thúc và quy định thời hạn phê chuẩn quyết toán ngân sách của Hội đồng
nhân dân cấp dưới, nhưng chậm nhất không quá 06 tháng sau khi năm ngân sách kết
thúc.
3. Căn cứ vào thời gian quy định
tại Khoản 1 và 2 Điều này, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể thời gian
gửi báo cáo dự toán, phương án phân bổ và quyết toán ngân sách địa phương của Uỷ
ban nhân dân các cấp đến Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Điều 12.
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân
1. Nghị quyết về dự toán thu
ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ
ngân sách cấp mình.
2. Nghị quyết phê chuẩn quyết
toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, quyết toán chi ngân sách địa phương.