Nghị quyết số 20/2007/NQ-CP về phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2007 do Chính Phủ ban hành
Số hiệu | 20/2007/NQ-CP |
Ngày ban hành | 11/04/2007 |
Ngày có hiệu lực | 18/05/2007 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2007/NQ-CP |
Hà Nội, ngày 11 tháng 04 năm 2007 |
PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 3 NĂM 2007
Trong hai ngày 05 và 06 tháng 4 năm 2007, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 3, bàn và quyết nghị các nội dung sau:
Chương trình hành động của Chính phủ nhằm cụ thể hóa những định hướng nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết thành các đề án, công việc cụ thể phải làm; đồng thời tiến hành rà soát các chương trình, đề án có liên quan đã và đang được thực hiện để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết. Trong đó, tập trung vào các đề án về biên giới lãnh thổ trên biển, điều tra cơ bản, quan trắc môi trường và quy hoạch kinh tế biển. Quy hoạch phát triển phải đi liền với các đề án cụ thể, cơ chế, chính sách và giải pháp tổ chức thực hiện. Đầu tư phát triển toàn diện ngành thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, du lịch biển, dân sự hóa biển, đảo; xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, trồng rừng ven biển, bảo vệ môi trường biển; phòng chống thiên tai, tổ chức cứu hộ, cứu nạn; hợp tác quốc tế về biển nhằm thực hiện thành công Chiến lược biển.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành trong tháng 4 năm 2007. Giao Bộ Nội vụ trình Chính phủ phân công cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp về biển trong cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII.
Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo Đề án phát triển thị trường vốn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 theo hướng chỉ giới hạn trong lĩnh vực chứng khoán, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành trong tháng 4 năm 2007.
Giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, trong đó lưu ý về tính thống nhất với các quy định của pháp luật hiện hành về phân cấp quản lý, bổ nhiệm cán bộ để hoàn chỉnh dự thảo Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành trong tháng 4 năm 2007.
Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ban Chỉ đạo Cải cách chính sách tiền lương và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, xây dựng Đề án tổng thể về cải cách chính sách tiền lương, trong đó có các nội dung về điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, lộ trình thực hiện mức lương tối thiểu thống nhất trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2008-2012, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trong tháng 5 năm 2007, trước khi Chính phủ trình Bộ Chính trị và Quốc hội.
Thay cho việc ban hành Nghị định nêu trên, Chính phủ giao Ủy ban Dân tộc chủ trì, tổ chức khảo sát, tổng kết, xây dựng và trình Chính phủ đề án về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân, thay thế chính sách trợ giá, trợ cước đối với vùng khó khăn. Giao Bộ Tài chính chủ trì, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay tín dụng ưu đãi đối với thương nhân kinh doanh thương mại tại vùng khó khăn. Giao Bộ Thương mại chủ trì, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ các hoạt động về đào tạo, triển lãm, nghiên cứu xúc tiến phát triển thương mại đối với vùng khó khăn.
Giao Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành trong tháng 4 năm 2007.
Chính phủ cơ bản nhất trí với các báo cáo trên. Từ đầu năm đến nay, công tác cải cách hành chính đã được các bộ, ngành và địa phương quan tâm triển khai tích cực, đạt được một số kết quả tốt cần tiếp tục phát huy, nhất là về rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp. Chính phủ xác định trọng tâm công tác cải cách hành chính quý II năm 2007 tập trung vào các việc sau đây:
a) Trong tháng 4 năm 2007, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tiến hành rà soát lại chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan mình theo hướng xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, đẩy mạnh việc phân cấp và đơn giản hóa thủ tục hành chính. Các bộ đã được phân công, tiến hành triển khai cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" về thủ tục hành chính nhất là các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp. Bộ Nội vụ chủ trì báo cáo Chính phủ Đề án về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, nghiên cứu để ban hành văn bản về thủ tục cấp phép kinh doanh có điều kiện và yêu cầu cụ thể đối với mỗi ngành nghề kinh doanh có điều kiện, làm cơ sở để các bộ, ngành, địa phương thực hiện.
c) Các bộ, ngành và địa phương tiếp tục rà soát, chủ động bãi bỏ, sửa đổi theo thẩm quyền những thủ tục hành chính không phù hợp theo hướng đơn giản hóa, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho dân và doanh nghiệp. Đối với vấn đề vượt thẩm quyền của các bộ, Văn phòng Chính phủ tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, bao gồm cả việc loại bỏ các loại giấy phép "con" qua rà soát thủ tục hành chính.
d) Văn phòng Chính phủ chủ trì việc tiếp tục rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc giảm các ban chỉ đạo phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các bộ, ngành, địa phương rà soát và quyết định việc giảm các ban chỉ đạo phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền.
đ) Tại phiên họp thường kỳ tháng 4 của Chính phủ, Bộ Nội vụ trình Chính phủ Báo cáo chuyên đề cải cách hành chính về phân cấp và ủy quyền, trong đó bao gồm tình hình thực hiện Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30 tháng 4 năm 2004 về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
e) Bộ Bưu chính, Viễn thông phối hợp với Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5 năm 2007 về Đề án Chính phủ điện tử giai đoạn 2007-2010.
g) Tại phiên họp thường kỳ tháng 6 của Chính phủ, các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa - Thông tin và Ủy ban Thể dục thể thao báo cáo Chính phủ tình hình thực hiện xã hội hóa và đề án thí điểm cổ phần hóa bệnh viện, trường đại học, cao đẳng, đơn vị sự nghiệp, dịch vụ về văn hóa thông tin, khoa học và công nghệ, thể dục thể thao công lập trực thuộc. Bộ Tài chính báo cáo tình hình thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006. Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo tình hình thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005.
Trong những năm qua, cùng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hóa ở nước ta đã phát triển với tốc độ khá cao cả về số lượng, chất lượng, quy mô và cở sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ. Tuy nhiên, công tác quản lý đô thị còn nhiều yếu kém bất cập, nhất là việc thực hiện quy định của pháp luật về quy hoạch, cấp phép, kiểm tra, giám sát chất lượng, phân cấp quản lý và xử lý vi phạm chưa tốt. Tình trạng xây dựng không phép, sai phép tuy có giảm nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn, nhất là tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị tăng cường công tác quản lý xây dựng, quản lý đô thị theo quy định của pháp luật; rà soát, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật cho phù hợp với yêu cầu quản lý xây dựng, kể cả quy định về tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Tập trung làm tốt công tác quy hoạch, sử dụng vốn sự nghiệp kinh tế cho công tác quy hoạch, quan tâm chỉ đạo việc thực hiện và công khai quy hoạch tỷ lệ 1/500. Giao Bộ tài nguyên và Môi trường nghiên cứu để có giải pháp tháo gỡ vướng mắc về thủ tục cấp đất cho các dự án phát triển khu đô thị. Đồng ý triển khai thí điểm việc lập Thanh tra xây dựng tại cấp quận, huyện và phường, xã ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và việc Ủy ban nhân dân hai thành phố này ủy quyền cho cấp quận, huyện một số công việc trong lĩnh vực quản lý xây dựng.