HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 13/NQ-HĐND
|
Điện Biên, ngày
04 tháng 8 năm 2016
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH 6 THÁNG CUỐI NĂM 2016
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ HAI
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương số
77/2015/QH13, ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội
đồng nhân dân số 87/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Xét Tờ trình số 178/TTr-HĐND ngày 28 tháng 7 năm
2016 của Thường trực HĐND tỉnh về Chương trình hoạt động của Hội đồng nhân dân
tỉnh 6 tháng cuối năm 2016 và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Chương trình hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh
6 tháng cuối năm 2016 như sau:
I. Tổ chức các kỳ họp
Trong 6 tháng
cuối năm 2016, HĐND tỉnh tổ chức 03 kỳ họp, bao gồm: 02 kỳ họp thường lệ tổ chức
vào đầu tháng 8 và đầu tháng 12 tháng 2016; 01 kỳ họp bất thường (chuyên đề).
1) Nội
dung kỳ họp bất thường: Xem
xét, thông qua các Chương trình, Đề án sau:
- Đề án phát
triển sản xuất nông, lâm nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.
- Điều chỉnh, bổ
sung Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2016 - 2020.
- Điều chỉnh, bổ
sung Đề án phát triển hệ thống đô thị tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2015, định
hướng đến năm 2020.
- Điều chỉnh, bổ
sung Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011- 2015, định
hướng đến năm 2020.
- Điều chỉnh, bổ
sung Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011- 2015, định
hướng đến năm 2020.
- Điều chỉnh, bổ
sung Đề án bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến năm 2020.
- Chương trình
phát triển Du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
- Đề án phát
triển kinh tế hợp tác xã tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 2020.
- Một số nội dung khác.
2) Nội
dung kỳ họp thường lệ cuối năm:
- Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh năm 2016; thông qua mục tiêu, nhiệm
vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh tỉnh Điện
Biên năm 2017.
- Đánh giá tình hình thực hiện thu,
chi ngân sách địa phương năm 2016. quyết định dự toán và phân bổ dự toán ngân
sách địa phương năm 2017.
- Xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân
sách địa phương năm 2015.
- Xem xét báo cáo công tác năm 2016
và nhiệm vụ trọng tâm năm 2017 của Thường trực HĐND, UBND, các Ban của HĐND,
Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án dân sự tỉnh. Báo cáo
công tác phòng, chống tham nhũng; việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; giải
quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của
cử tri; báo cáo kết quả giám sát việc
giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2,
HĐND tỉnh khóa XIV.
- Ban hành định mức phân bổ dự toán
chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 và thời kỳ ổn định ngân sách
2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
- Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm
vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách địa
phương năm 2017 và thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Điện
Biên.
- Thông qua kế hoạch đầu tư công
trung hạn 5 năm 2016-2020 tỉnh Điện Biên.
- Thông qua danh mục dự án cần thu hồi
đất và dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ vào mục đích khác
trong năm 2017 trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
- Thông qua Chương trình hoạt động
và Dự toán kinh phí hoạt động của HĐND tỉnh năm 2017.
- Một số nội dung khác.
II. Hoạt động
giám sát
1.
Giám sát của Hội đồng nhân dân.
a)
Giám sát tại kỳ họp cuối năm:
- Xem xét Báo cáo của UBND tỉnh về tình hình thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh; thực
hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn; kiểm điểm công tác chỉ
đạo điều hành; công tác phòng, chống tham nhũng; việc thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; giải
quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri.
- Xem xét, thảo luận báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND, các Ban HĐND, Tòa án nhân
dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án dân sự tỉnh; Báo
cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.
- Chất vấn và trả lời chất vấn.
b) Giám sát
chuyên đề:
Giao Thường trực
HĐND tỉnh chủ trì phối hợp với các Ban HĐND tỉnh tổ chức giám sát chuyên đề:“Tình
hình thực hiện đầu tư và hiệu quả sau đầu tư các công trình thủy lợi trên địa
bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015” và báo cáo HĐND tỉnh xem xét tại kỳ họp.
2. Giám
sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh.
a) Giám sát
thường xuyên:
Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh tổ chức
giám sát thường xuyên việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật;
việc thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh; hoạt
động của UBND, các cơ quan thuộc UBND,
Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án dân sự tỉnh và HĐND cấp huyện; giám sát quyết định của UBND tỉnh, nghị quyết của
HĐND cấp huyện và việc giải quyết
đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri; đảm bảo một tháng 01 nội
dung.
b) Giám sát
chuyên đề
+ Việc thu, sử
dụng phí tài nguyên nước đối với các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh từ năm
2012 - 2015.
+ Tình hình triển
khai và kết quả thực hiện Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên đến
năm 2015, định hướng đến năm 2020.
+ Công tác thi
hành pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách trên
địa bàn tỉnh.
+ Tình hình triển
khai thực hiện Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội
trú giai đoạn 2011- 2015 theo Quyết định 1640/QĐ-TTg, ngày 21/9/2011 của Thủ tướng
Chính phủ.
3. Giám
sát của đại biểu HĐND và Tổ đại biểu HĐND tỉnh.
a) Đại biểu
HĐND tỉnh:
- Có trách nhiệm
thường xuyên theo dõi, xem xét việc thi hành pháp luật tại địa phương nơi đại
biểu ứng cử; nghiên cứu, xem xét nội dung quyết định của UBND tỉnh, nghị quyết
của HĐND cấp huyện và báo cáo kết quả giám sát với Thường trực HĐND; giám sát
việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, các ý kiến, kiến nghị của cử tri.
- Nâng cao
trách nhiệm trong việc chất vấn Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Ủy viên UBND, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh.
b) Tổ đại biểu
HĐND tỉnh có trách nhiệm:
- Tổ chức giám
sát thường xuyên việc tuân theo Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của
cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND tỉnh tại địa phương.
- Tổ chức để đại
biểu HĐND thực hiện hoạt động giám sát theo quy định của Luật hoạt động
giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
III. Hoạt động tiếp xúc cử tri
- Thực hiện
nghiêm chế độ tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp thường lệ của HĐND tỉnh trong
6 tháng cuối năm 2016.
- Nâng cao chất
lượng hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh, đảm bảo mỗi đợt tiếp
xúc cử tri được tổ chức ít nhất tại 4 điểm/Tổ đại biểu HĐND tỉnh.
IV. Hoạt động tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị của công dân
- Đại biểu HĐND
tỉnh có trách nhiệm thực hiện việc tiếp công dân định kỳ hàng tháng tại Trụ sở
tiếp công dân của tỉnh hoặc nơi tiếp công dân ở địa phương nơi đại biểu ứng cử
theo sự bố trí của Thường trực HĐND tỉnh.
- Thường trực
HĐND, đại biểu HĐND tỉnh nâng cao trách nhiệm trong việc tiếp nhận đơn, thư khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị của công dân theo quy định; thường xuyên đôn đốc, theo
dõi, giám sát các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các đơn thư khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị của công dân.
Điều 2. Giao Thường trực
HĐND chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, Tổ đại biểu HĐND
và đại biểu HĐND tỉnh xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện Chương trình hoạt động
của Hội đồng nhân dân tỉnh và báo cáo HĐND tỉnh theo quy định.
Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày HĐND tỉnh
thông qua.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Điện
Biên khóa XIV, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 04 tháng 8 năm 2016./.