Nghị quyết 13/NQ-HĐND năm 2021 về thông qua Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 13/NQ-HĐND
Ngày ban hành 23/03/2021
Ngày có hiệu lực 23/03/2021
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Phạm Hoàng Sơn
Lĩnh vực Thương mại

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/NQ-HĐND

Thái Nguyên, ngày 23 tháng 3 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XIII KỲ HỌP TỔNG KẾT NHIỆM KỲ 2016 - 2021

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 1881/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021 - 2025;

Xét Tờ trình số 36/TTr-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc đề nghị thông qua Chương trình phát trin công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, với các nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm

1. Phát triển công nghiệp Thái Nguyên đa ngành, đa lĩnh vực; trong đó, ưu tiên tập trung phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, có khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu và một số chuyên ngành có giá trị gia tăng lớn mà tỉnh có lợi thế như: Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử và vi mạch bán dẫn; công nghiệp vật liệu mới; công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu tập trung và gắn với xây dựng nông thôn mới; công nghiệp hạ tầng (sản xuất và phân phối điện, xử lý môi trường và chất thải).

2. Phát triển công nghiệp theo chiều sâu, chú trọng chất lượng tăng trưởng để đảm bảo tính bền vững, thân thiện với môi trường và năng suất lao động cao; khai thác và sử dụng có hiệu quả các lợi thế của tỉnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực chất lượng cao, vị trí trung tâm vùng.

3. Phát huy nội lực và tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia.

II. Mục tiêu

1. Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2025 đạt khoảng 1.211.000 tỷ đồng, tăng bình quân từ 9%/năm trở lên.

2. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân của tỉnh đạt từ 8%/năm trở lên; cơ cấu kinh tế năm 2025: Công nghiệp, xây dựng đạt khoảng 61%, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX đã đề ra.

III. Định hướng phát triển

1. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp theo khu vực kinh tế: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân từ 9%/năm trở lên; trong đó: Khu vực công nghiệp Trung ương tăng 12%; khu vực ngoài quốc doanh tăng 20%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 9%.

2. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2025 theo ngành công nghiệp

a) Giá trị sản xuất ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; thiết bị điện: Đạt khoảng 1.100.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 9%/năm.

b) Giá trị sản xuất ngành công nghiệp cơ khí (chế tạo máy, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp): Đạt khoảng 27.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm.

c) Giá trị sản xuất ngành công nghiệp may mặc: Đạt khoảng 8.500 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 16%/năm.

d) Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến thực phẩm: Đạt khoảng 4.200 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 13%/năm.

đ) Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến lâm sản: Đạt khoảng 4.500 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm.

e) Giá trị sản xuất ngành công nghiệp sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất: Đạt khoảng 3.800 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 9,5%/năm.

g) Giá trị sản xuất ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải: Đạt khoảng 10.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 26%/năm.

[...]
10
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ