Nghị quyết 13/NQ-HĐND năm 2018 về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu chi ngân sách địa phương năm 2019 do tỉnh Hải Dương ban hành

Số hiệu 13/NQ-HĐND
Ngày ban hành 13/12/2018
Ngày có hiệu lực 13/12/2018
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Nguyễn Mạnh Hiển
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH H
ẢI DƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/NQ-ND

Hải Dương, ngày 13 tháng 12 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN, THU CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2019

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
KHÓA XVI - KỲ HỌP THỨ 8

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1629/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2019;

Xét Báo cáo số 181/BC-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm 2018; phương án phân bngân sách năm 2019, kế hoạch tài chính 3 năm 2019-2021 tỉnh Hải Dương; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế và ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê chuẩn dự toán ngân sách địa phương năm 2019, như sau:

1. Tổng số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 14.882 tỷ đồng

Trong đó:

- Thu nội địa: 12.062 tỷ đồng

- Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 2.820 tỷ đồng

2. Tổng số thu ngân sách địa phương được hưởng: 12.005 tỷ 468 triệu đồng

Trong đó:

- Thu điều tiết tại địa phương: 11.158 tỷ 857 triệu đồng

- Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương: 846 tỷ 611 triệu đồng

3. Tổng số chi ngân sách địa phương: 11.983 tỷ 368 triệu đồng

Trong đó:

- Tổng số chi ngân sách cấp tỉnh: 5.407 tỷ 334 triệu đồng

- Tổng số chi ngân sách cấp huyện: 5.251 tỷ 029 triệu đồng

- Tổng số chi ngân sách cấp xã: 1.325 tỷ 006 triệu đồng

4. Bội thu ngân sách địa phương: 22 tỷ 100 triệu đồng

(Có các biu chi tiết kèm theo)

Điều 2.

1. Triển khai dự toán ngân sách Nhà nước gắn với định hướng phát triển kinh tế xã hội năm 2019, đảm bảo tính ổn định, bền vững, chủ động của ngân sách địa phương. Các cấp, các ngành, các địa phương cần thực hiện nghiêm túc Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật Phòng chống tham nhũng trong việc sử dụng kinh phí từ ngân sách và kinh phí có nguồn gốc từ NSNN. Tăng cường công tác quản lý, công tác thanh tra tài chính, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp sử dụng ngân sách còn lãng phí, không đúng chế độ chính sách. Tổ chức đồng bộ các giải pháp, trên cơ sở bám sát điều hành của Chính phủ, hướng dẫn của các bộ ngành Trung ương về dự toán ngân sách 2019 và tình hình thực tế địa phương, chủ động điều hành ngân sách đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương năm 2019.

2. Tăng cường rà soát nguồn thu, phát hiện thêm các nguồn thu mới từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khu vực tư nhân. Đánh giá đầy đủ các yếu tố biến động ảnh hưởng đến nguồn thu, điều chỉnh kịp thời nguồn thu mới phát sinh để tính sát với thực tế sản xuất kinh doanh, khả năng nộp ngân sách Nhà nước nhằm đảm bảo khai thác kịp thời các nguồn thu vào NSNN. Đẩy mạnh các giải pháp trong công tác quản lý thu ngân sách, với mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu đúng hạn định, chống thất thu ngân sách để hoàn thành mức cao nhất dự toán thu ngân sách năm 2019 của địa phương.

3. Chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã:

[...]