Nghị quyết 23/NQ-HĐND năm 2018 về phê chuẩn dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách địa phương tỉnh An Giang năm 2019

Số hiệu 23/NQ-HĐND
Ngày ban hành 07/12/2018
Ngày có hiệu lực 17/12/2018
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Võ Anh Kiệt
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH
AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/NQ-HĐND

An Giang, ngày 07 tháng 12 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHÊ CHUẨN DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN, THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TỈNH AN GIANG NĂM 2019

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KHÓA IX KỲ HỌP THỨ 9

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;

Căn cứ Thông tư số 54/2018/TT-BTC ngày 08 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2019 - 2021;

Xét Tờ trình số 747/TTr-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê chuẩn dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách địa phương tỉnh An Giang năm 2019; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đng nhân dân tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thống nhất dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương năm 2019 như sau:

1. Tổng thu NSNN từ kinh tế trên địa bàn

- Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu

- Thu nội địa

2. Thu, chi ngân sách địa phương:

a) Tổng thu ngân sách địa phương

- Thu cân đi ngân sách

+ Thu từ kinh tế trên địa bàn

+ Thu bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương

+ Thu bổ sung tiền lương cơ sở 1.390.000 đồng

- Thu bổ sung mục tiêu từ ngân sách Trung ương

+ Thu bổ sung chương trình mục tiêu quốc gia

+ Thu bổ sung có mục tiêu

+ Kinh phí phân giới, cấm mốc

b) Tổng chi ngân sách địa phương

- Chi đầu tư phát triển

- Chi thường xuyên

- Chi bổ sung Quỹ Dự trữ tài chính

- Dự phòng ngân sách

c) Bội thu ngân sách địa phương

:

:

:

 

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

6.080.000 triệu đồng.

176.500 triệu đồng.

5.903.500 triệu đồng.

 

13.474.073 triệu đồng.

11.703.331 triệu đồng.

5.243.904 triệu đồng.

6.118.711 triệu đồng.

340.716 triệu đồng.

1.770.742 triệu đồng.

230.101 triệu đồng.

1.532.499 triệu đồng.

8.142 triệu đồng.

13.456.673 triệu đồng.

4.034.290 triệu đồng.

9.187.493 triệu đồng.

1.170 triệu đồng.

233.720 triệu đồng.

17.400 triệu đồng.

Điều 2. Phân bổ ngân sách địa phương năm 2019 như sau:

1. Thu ngân sách địa phương theo các cấp ngân sách như sau:

a) Cấp tỉnh

- Thu cân đối ngân sách từ kinh tế trên địa bàn

- Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên

- Thu bổ sung tiền lương cơ sở 1.390.000 đồng

- Thu bổ sung mục tiêu từ ngân sách cấp trên

b) Cấp huyện

- Thu cân đối ngân sách từ kinh tế trên địa bàn

- Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên

- Thu bổ sung tiền lương cơ sở 1.390.000 đồng

- Thu bổ sung mục tiêu từ ngân sách cấp trên

c) Cấp xã

- Thu cân đối ngân sách từ kinh tế trên địa bàn

- Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

7.104.956 triệu đồng.

3.516.643 triệu đồng.

1.658.905 triệu đồng.

317.884 triệu đồng.

1.611.524 triệu đồng.

5.222.350 triệu đồng.

1.524.598 triệu đồng.

3.515.702 triệu đồng.

22.832 triệu đồng.

159.218 triệu đồng.

1.146.767 triệu đồng.

202.663 triệu đồng.

944.104 triệu đồng.

2. Chi ngân sách địa phương theo các cấp ngân sách như sau:

a) Cấp tnh

- Chi đầu tư phát triển

- Chi thường xuyên

- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

- Dự phòng ngân sách

b) Cấp huyện

- Chi đầu tư phát triển

- Chi thường xuyên

- Dự phòng ngân sách

c) Cấp xã

- Chi thường xuyên

- Dự phòng ngân sách

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

7.104.956 triệu đồng.

3.653.960 triệu đồng.

3.334.763 triệu đồng.

1.170 triệu đồng.

115.063 triệu đồng.

5.204.950 triệu đồng.

380.330 triệu đồng.

4.727.849 triệu đồng.

96.771 triệu đồng.

1.146.767 triệu đồng.

1.124.881 triệu đồng.

21.886 triệu đồng.

3. Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương theo các biểu số 01, 02, 03 và 04 đính kèm.

4. Phân bổ ngân sách địa phương theo các biểu số 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12 và 13 đính kèm.

5. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu cho ngân sách cấp huyện theo biểu số 14 đính kèm.

6. Phương án phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương thống nhất theo Báo cáo số 744/BC-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

7. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện dự toán ngân sách nhà nước tỉnh An Giang:

a) Về thu ngân sách:

- Tổ chức thu ngân sách nhà nước phải bảo đảm thực hiện đúng Luật Thuế, Luật Phí và lệ phí, Luật Xử phạt vi phạm hành chính; thu đúng tng lĩnh vực, từng sắc thuế theo các quy định của pháp luật về thuế; tăng cường công tác quản lý thu, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

- Bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Tài chính, Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh, triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp tăng thu, chống thất thu ngân sách. Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thu, phân tích, đánh giá và dự báo nguồn thu, phân tích cụ thể các nguyên nhân tác động làm tăng, giảm nguồn thu theo từng địa bàn, từng lĩnh vực, từ đó tng hp báo cáo kịp thời, đề xuất các giải pháp quản lý có hiệu quả.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, tập trung vào việc rà soát, loại bcác thủ tục hành chính không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận “một cửa” giải quyết thủ tục hành chính thuế.

- Tổ chức, quản lý chặt chẽ nguồn thu và đối tượng nộp thuế thực tế phát sinh. Tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn xử lý kịp thời các trường hợp trốn lậu thuế.

- Đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, thực hiện rà soát thu hồi nợ đọng thuế, các khoản thu được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán,...Thực hiện công khai thông tin người nộp thuế không nộp tiền thuế đúng hạn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phấn đu giảm tỷ lệ nợ đọng thuế khoảng 5% tổng thu ngân sách nhà nước.

[...]