Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Nghị quyết 13/NQ-HĐND năm 2017 về đặt tên đường, tên phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Số hiệu 13/NQ-HĐND
Ngày ban hành 08/12/2017
Ngày có hiệu lực 08/12/2017
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Đặng Trọng Thăng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/NQ-HĐND

Thái Bình, ngày 08 tháng 12 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, TÊN PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHÓA XVI KỲ HỌP THỨ NĂM

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP, ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT, ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ;

Xét Tờ trình số 231/TTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đặt tên đường, tên phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Thái Bình; Báo cáo thẩm tra số 11/BC-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2017 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Đặt tên đường, tên phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Thái Bình. Cụ thể như sau:

1. Đặt tên đường (gồm 04 tuyến đường): Đường Đại Phú, đường Vũ Phúc, đường Vũ Chính, đường Vũ Lạc;

2. Đặt tên phố (gồm 06 tuyến phố): Phố Phạm Quang Lịch, phố Bùi Thị Xuân, phố Triệu Quang Phục, phố Kỳ Bá, phố Bế Văn Đàn, phố Sa Cát;

3. Đặt tên công trình công cộng - 01 cây cầu: Cầu Quảng Trường Thái Bình;

4. Đặt tên đường nội bộ trong khu đô thị và dân cư mới: 126 đường;

5. Điều chỉnh phố Kỳ Đồng cũ.

(Có phụ lục kèm theo).

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVI, Kỳ họp thứ năm thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2017./.

 

 

CHỦ TỊCH




Đặng Trọng Thăng

 

PHỤ LỤC I:

ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH
(Kèm theo Nghị quyết s13/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của HĐND tỉnh Thái Bình).

I. Tuyến phố: 06 tuyến

STT

Mô tả hiện trạng

Chiều dài (km)

Chiều rộng (m)

Điểm đầu

Điểm cuối

Tên phố đề nghị được đặt

Thuyết minh

1

Đoạn đường giáp Nhà máy đay cũ

0.53

14

Nút giao ngữ ba phố Lê Quý Đôn

Nút giao ngã ba phố Lý Bôn

Phạm Quang Lịch

Phạm Quang Lịch là nhà cách mạng, quê ở xã Đình Phùng huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ông tham gia Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên. Năm 1929 trở thành Đảng viên Đảng cộng sản. Xuất thân trong một gia đình địa chủ, ông đã nhiều lần bán ruộng, bán vàng để lấy tiền hoạt động cách mạng. Sau cuộc biểu tình ở Tiền Hải, ông bị địch bắt, bị kết án 20 năm khổ sai giam tại Hỏa Lò Hà Nội. Đêm 25 tháng 12 năm 1932, ông vượt ngục Hỏa Lò, về Thái Bình. Năm 1933, Ban Tỉnh ủy lâm thời được thành lập, ông được bầu làm Bí Thư. Sau ông bị địch bắt và đầy đi Sơn La, ông qua đời ở nhà tù Sơn La.

2

Đoạn đường trong khu dân cư, nhà ở xã hội, phường Quang Trung.

0.55

20.5

Ngã ba nút giao phố Lý Thái Tổ

Ngã ba nút giao phố Phan Bá Vành

Phố Bùi Thị Xuân

Bùi Thị Xuân là nữ tướng đô đốc dưới thời vua Quang Trung (Nguyễn Huệ); là vợ của thái phó Trần Quang Diệu, đã cùng nghĩa quân Tây Sơn chiến thắng quân Thanh xâm lược.

3

Ngõ 222, phố Ngô Thì Nhậm

0.53

13

Ngã ba giao với phố Ngô Thì Nhậm

Phố Nguyễn Tông Quai

Phố Triệu Quang Phục

Triệu Quang Phục là người được Lý Nam Đế trao quyền lãnh đạo cuộc kháng chiến chng quân Lương xâm lược. Năm 548, ông lên ngôi vua xưng là Triệu Việt Vương, dân gian gọi ông là Dạ Trạch Vương. Năm 550, ông tiến quân từ căn cứ Dạ Trạch, đánh giết tướng giặc Dương San thu lại thành Long Biên. Năm 571, ông bị Lý Phật Tử bội ước đánh úp, ông đã nhảy xuống biển tuẫn tiết.

4

Đoạn đường trước ca UBND phường Kỳ Bá

0.35

15

Ngã ba nút giao phố Lê Đại Hành (trụ sở Công an phường Kỳ Bá)

Ngã ba nút giao phố Đinh Tiên Hoàng

Phố Kỳ Bá

Kỳ Bá xưa là vùng đất cửa biển, còn gọi là Bố Hải Khẩu. Hồi thế kỷ X, sứ quân Trần Lãm tập trung quân đóng giữ vùng này. Tháng 2, mùa Xuân năm Mậu Dần (1038), Vua Lý Thái Tông đi ra cửa Bố Hải, sai quan tư lập đàn tế thần nông, chính mình tự tay cầm cày, làm lễ cúng canh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Vùng cửa Bố Hải Khẩu nay chính là phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình.

5

Đoạn đường Quốc lộ 10 cũ (trước cửa Nhà thờ Sa Cát)

0.75

24

Nút giao đường Long Hưng (số nhà 28 đường Long Hưng)

Nút giao đường Long Hưng (số nhà 164 đường Long Hưng)

Phố Sa Cát

Đoạn đường QL10 cũ đi qua nhà thờ Sa Cát, phường Hoàng Diệu nên được đặt tên là phố Sa Cát

6

Đoạn đường trước cửa trường THCS Hoàng Diệu

0.28

15

Ngã ba nút giao đường Võ Nguyên Giáp

Ngã ba nút giao Quốc lộ 10C cũ

Phố Bế Văn Đàn

Bế Văn Đàn sinh năm 1931, là người Tày thuộc xã Quang Vinh, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Chiến dịch Đông xuân năm 1953-1954 chống thực dân Pháp ở Việt Bắc, quân ta chiến đấu trong hoàn cảnh địa hình khó khăn, đng đội hy sinh nhiu. Bế Văn Đàn cũng bị thương, nhưng anh vẫn lao lên lấy thân mình làm giá súng cho đồng đội là Chu Văn Phù bắn trả quân giặc. Trận đó quân ta chiến thắng vẻ vang.

Bế Văn Đàn được truy tặng Anh Hùng lực lượng vũ trang Nhân dân

II. Tuyến đường: 05 tuyến

STT

Mô tả hiện trạng

Chiều dài (km)

Chiều rộng (m)

Điểm đầu

Điểm cuối

Tên đường đề nghị được đặt

Thuyết minh

1

Đường qua thôn Đại Lai và thôn Phú Lạc, xã Phú Xuân

2.3

14

Nghĩa trang Minh Công

Ngã ba nút giao đường trục xã Phú Xuân (UBND xã Phú Xuân)

Đường Đại Phú

Là tên ghép của 2 thôn: Đại Lai và Phú Lạc thuộc xã Phú Xuân. Đây những tên gọi đã rất quen thuộc của người dân địa phương

2

Đoạn đường trong khu dân cư, nhà ở xã hội, phường Quang Trung.

0.67

20.5

Cầu Kỳ Đồng

Chợ Quang Trung

Đường Kỳ Đồng

Nguyễn Văn Cẩm (1875-1929), người làng Ngọc Đình, tng Hà Lý, huyện Duyên Hà, phủ Tiên Hưng (nay là xã Văn Cẩn, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) trong một gia đình nhà Nho nghèo. Thuở nhỏ ông là người nổi tiếng thông minh, giỏi chữ Nho, xuất sắc về tài làm câu đối... Kỳ Đồng là tên hiệu do vua Tự Đức đặt cho ông. Năm 13 tuổi, ông tham gia một vụ rước cờ tiến về thành Nam Định. Khâm sứ Nam Định sai lính bắn súng thị uy giải tán, bắt Kỳ Đồng cùng 7 người khác. Sau vụ rước cờ, vì sợ tiếng tăm và ảnh hưởng lớn của Kỳ Đồng, thực dân Pháp đã gửi Kỳ Đồng sang Angieria nhằm tách thần tượng Kỳ Đồng ra khỏi phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam. Sau 9 năm học tập ông đã thi đậu Tú tài, được cử làm việc cho hải quân Pháp trên tàu Borda. Trong thời gian học ở Angieria, Kỳ Đồng quan hệ mật thiết với vua Hàm Nghi cũng đang bị lưu đày tại đó. Khi ông trở về nước (tháng 11/1896), thực dân Pháp muốn cho ông làm viên chức thuộc ngạch Pháp nhưng ông đã từ chối. Ông xin thực dân Pháp cho lập đồn điền khai hoang tại Yên Thế, nhưng thực chất ông đã bí mật liên hệ với Hoàng Hoa Thám đã xây dựng căn cứ nghĩa quân. Việc bị lộ, ông bị bắt và bị giữ ở Sài Gòn 3 tháng. Đầu năm 1898, chúng đem ông đi đầy biệt xứ tại Tahiti thuộc quần đảo Polynesie. Ông sống tại đó đến chết.

3

Đường trục xã Vũ Phúc

1.7

20.5

Ngã ba giao với phố Doãn Khuê

UBND xã Vũ Phúc

Đường Vũ Phúc

Con đường trục đi qua địa phận xã Vũ Phúc, thành phố Thái Bình

4

Đường trục xã Vũ Chính

3.8

15

Ngã ba nút giao đường Hoàng Văn Thái

Hết xã Vũ Chính (địa phận thôn Tây Sơn)

Đường Vũ Chính

Con đường trục đi qua địa phận xã Vũ Chính, thành phố Thái Bình

5

Đường liên xã: Vũ Lạc và Vũ Lễ

2.9

20.5

Ngã ba nút giao đi Vũ Tây

Nút giao đường tnh lộ 39B

Đường Vũ Lạc

 

III. Công trình công cộng: 01 cây cầu

[...]